Các đảng ở Thụy Sĩ nhất trí về kiểm soát AI
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 25/9, 5 đảng ở Thụy Sĩ đã ký bộ quy tắc ứng xử về hạn chế sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử liên bang vào tháng tới.
Thông cáo báo chí cho biết quy tắc trên được sự ủng hộ của đảng Dân chủ Xã hội, đảng The Centre, đảng Xanh, đảng Xanh Tự do và đảng Tin lành.
Theo thông báo, các đảng cũng đề nghị chính quyền vùng bám sát những nội dung của bộ quy tắc, trong đó nêu rõ rằng bất kỳ việc sử dụng AI nào trong các chiến dịch chính trị (quảng cáo được ghi lại, áp phích, tuyên truyền) phải được thông báo rõ ràng. Ngoài ra, các đảng cấm sử dụng AI trong cái gọi là chiến dịch “tiêu cực”, trong đó họ tấn công các đối thủ chính trị của mình.
Các đảng ở Thụy Sĩ cho rằng AI tạo ra cơ hội bằng cách thể hiện hình thức truyền thông mới, nhưng cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm, có khả năng bóp méo sự thật hoặc đổ lỗi cho một số chủ thể chính trị nhất định theo mục đích nào đó. Cùng ngày, trong một tuyên bố, Đảng Tự do Cấp tiến cho biết họ không tham gia lễ ký trên nhưng cam kết cấm mọi hành vi lạm dụng AI, chẳng hạn như thông qua “deepfake”. Deepfake có thể được sử dụng để chồng các tệp video hoặc âm thanh hiện có lên các tệp khác nhằm thay đổi khuôn mặt của một người hoặc tái tạo giọng nói của ai đó để khiến họ nói điều gì đó không đúng sự thực.
Tron khi đó, Đảng Nhân dân Thụy Sĩ từ chối đưa ra bất kỳ cam kết nào về vấn đề này. Người đứng đầu đảng này, ông Peter Keller trả lời Đài phát thanh SRF rằng ranh giới của những gì tạo nên một “chiến dịch tiêu cực” rất mờ nhạt và bất kỳ ai sử dụng AI một cách thô bạo sẽ bị xử lý và xét xử trước pháp luật.
Thụy Sĩ từ chối tiếp nhận người di cư từ đảo Lampedusa (Italy)
Ngày 24/9, truyền thông Thụy Sĩ đưa tin nhà chức trách nước này đã quyết định tăng cường kiểm soát biên giới với Italy và từ chối tiếp nhận người di cư từ đảo Lampedusa.
Người di cư trên đảo Lampedusa, Italy ngày 16/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuần qua, có 11.000 người di cư không giấy tờ đã đến Lampedusa, hòn đảo ở cực Nam của Italy. Con số này cao gần gấp đôi dân số trên đảo. Người đứng đầu chính quyền đảo Lampedusa, ông Filippo Mannino nhấn mạnh tình hình trên đảo đã gần tới mức giới hạn. Nhà chức trách đang triển khai các bước nhằm ngăn ngừa khủng hoảng người di cư.
Giới chức Italy đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có biện pháp khẩn cấp ứng phó với tình hình, đồng thời đề nghị cách tiếp cận mang tính đoàn kết trong việc tiếp nhận và phân phối người tị nạn ở cấp độ EU.
Báo Tages-Anzeiger dẫn nguồn Văn phòng Hải quan và An ninh biên giới liên bang cho biết trước tình hình này, Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định siết chặt an ninh tại cửa khẩu Ticino, theo đó tăng cường nhân lực từ khu vực nói tiếng Đức này do lượng người di cư trái phép ngày càng tăng. Theo báo này, ngày 22/9 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề nghị Thụy Sĩ tiếp nhận người di cư từ đảo Lampedusa, song nước này đã từ chối và nêu rõ vấn đề này hiện không nằm trong kế hoạch.
Đảo Lampedusa nằm giữa Tunisia, Malta và đảo Sicily của Italy. Đây là thành phố cảng đầu tiên người di cư vượt biển tìm đến để vào EU. Vấn đề người di cư đã trở thành thách thức lớn đối với chính quyền Italy. Tháng 7 vừa qua, Tunisia và EU đã ký hiệp ước giúp ngăn chặn dòng người di cư, song chưa đem lại kết quả đáng kể.
Lo phương Tây mệt mỏi, tỷ phú Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine để làm gương Tỷ phú Mỹ Howard Buffett lo ngại rằng phương Tây có thể "mệt mỏi" với cuộc xung đột Ukraine trong vài năm tới, và ông sẵn sàng ủng hộ thêm cho Kiev để làm gương. Theo Reuters, trong ngày 20/9, ông Howard Buffett đã dự đoán rằng cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024 có thể khiến sự quan tâm của của...