Thụy Sĩ trao 120 thỏi vàng vô chủ tìm thấy trên tàu cho hội Chữ thập đỏ
Nhà chức trách Thụy Sĩ đã trao 120 thỏi vàng được tìm thấy trên một đoàn tàu cho tổ chức Chữ thập đỏ vì chủ nhân đã không đến nhận đúng hạn.
AFP dẫn thông báo ngày 25.8 của Văn phòng công tố vùng Lucerne (Thụy Sĩ) cho biết hồi tháng 10.2019, một nhân viên phục vụ trên đoàn tàu từ thành phố St.Gallen đến thành phố Lucerne đã tìm thấy kiện hàng nặng 3,7 kg chứa 120 thỏi vàng.
120 thỏi vàng đã được Thụy Sĩ trao cho tổ chức Chữ thập đỏ vì chủ nhân không ra nhận. ẢNH MINH HỌA: REUTERS
Trên kiện hàng có dán nhiều thông tin, gồm chữ “hàng quý của ICRC”, tên viết tắt của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế có trụ sở tại thành phố Geneva.
Video đang HOT
Các thỏi vàng có khắc logo và số seri. Văn phòng công tố không nói rõ giá trị số vàng này là bao nhiêu nhưng những thỏi vàng 24 carat hiện được bán với giá khoảng 60.000 USD/kg.
Văn phòng công tố cho biết sau cuộc điều tra kỹ lưỡng, cơ quan chức năng vẫn không thể tìm ra chủ nhân của số vàng. Do đó, vụ điều tra bị khép lại và số vàng được giao cho ICRC bởi kiện hàng được gửi cho tổ chức này. “Vì số vàng nằm trong kiện hàng gửi đến ICRC, có thể suy luận rằng chủ nhân ẩn danh muốn trao số vàng cho tổ chức này”, cơ quan công tố nói.
ICRC nói chưa nhận được vàng nhưng có ý định bán đi để tài trợ cho các hoạt động của tổ chức tại những vùng bị ảnh hưởng bởi bạo lực và xung đột. Tổ chức bày tỏ lòng cảm ơn nhưng kêu gọi việc từ thiện nên được thực hiện bằng những cách thức thông thường.
ICRC được thành lập cách đây 160 năm, có 20.000 nhân viên hoạt động tại hơn 100 nước. Trong năm nay, ICRC đã phải thắt chặt chi tiêu và đã kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ 2,8 tỉ franc (3,15 tỉ USD) cho hoạt động trong năm 2023. Hồi tháng 5, tổ chức này thông báo sẽ giảm 1.500 nhân sự trong 12 tháng và giảm ngân sách xuống còn 2 tỉ franc.
Phát hiện dấu tích cộng đồng sinh sống ven hồ cổ xưa nhất tại châu Âu
Dưới làn nước màu xanh ngọc của hồ Ohrid, vốn được ví như "Viên ngọc vùng Balkan", mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra những tàn tích của cộng đồng dân cư được tin là cổ xưa nhất tại châu Âu.
Giới khoa học đang tìm cách giải mã những bí ẩn xung quanh những tập quán sinh hoạt của cộng đồng này.
Thợ lặn tìm kiếm những tàn tích của cộng đồng dân cư cổ xưa dưới lòng hồ Ohrid, đông nam Albania, ngày 29/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khảo cổ học tin rằng bờ hồ Ohrid phía Albania đã được một cộng đồng dân cư chọn làm nơi sinh sống trong các nhà sàn từ khoảng 8.000 năm trước. Điều này đồng nghĩa đây là ngôi làng bên hồ cổ xưa nhất ở châu Âu được phát hiện cho tới nay. Kết quả phân tích carbon phóng xạ tại địa điểm này cho thấy cộng đồng dân cư này tồn tại trong khoảng 6.000 đến 5.800 năm trước Công nguyên.
Giáo sư khảo cổ học Albert Hafner, thuộc Đại học Bern của Thụy Sĩ, cho biết theo kết quả nghiên cứu thì cộng đồng dân cư cổ này có thể tồn tại trước hàng trăm năm so với cộng đồng ven hồ lâu đời nhất từng được phát hiện trước đó ở vùng Địa Trung Hải và các khu vực gần dãy Alps. Một số làng mạc cổ xưa tương tự từng được phát hiện ở gần dãy Alps tại Italy, có từ khoảng 5.000 năm trước Công nguyên.
Giáo sư Hafner và đội ngũ của ông gồm các nhà khảo cổ học Thụy Sĩ và Albania đã tiến hành khai quật nhiều địa điểm ở bên hồ Ohrid phía Albania, trải dài trên vùng biên giới đồi núi giữa Bắc Macedonia và Albania. Khu vực định cư này được cho là nơi sinh sống của từ 200 - 500 người, trong đó nhà cửa được xây theo kiểu nhà sàn trên mặt hồ hoặc tại các vùng thường bị ngập úng khi nước dâng.
Giáo sư khảo cổ học Albert Hafner kiểm tra những cổ vật được phát hiện dưới lòng hồ Ohrid, đông nam Albania, ngày 27/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc khai quật cũng mang lại những bí ẩn thú vị. Trong một số lần lặn thám hiểm mới thực hiện, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy cộng đồng tại đây được bảo vệ kiên cố với hàng nghìn tấm ván có gắn chông nhọn, có thể được sử dụng để phòng thủ. Theo nhóm nghiên cứu, ước tính có khoảng 100.000 tấm ván gắn chông được thả xuống lòng hồ và để tự vệ theo cách này, người dân phải chặt cây rừng.
Các nhà khảo cổ học hiện vẫn tìm hiểu mục đích người dân làng dựng những hàng rào này. Giáo sư Hafner coi phát hiện này là "một kho báu".
Hồ Ohrid là một trong những hồ lâu đời nhất trên thế giới, có thể đã tồn tại hơn 1 triệu năm qua. Với sự hỗ trợ của các thợ lặn chuyên nghiệp, các nhà khảo cổ học đã thu thập được nhiều mảnh gỗ hóa thạch hoặc những mẩu gỗ sồi quý giá.
Theo nhà khảo cổ học Adrian Anastasi, việc phân tích những thảm thực vật đã giúp nhóm nghiên cứu hiểu hơn về cuộc sống thường ngày của cộng đồng cổ xưa này, cung cấp những hiểu biết giá trị về khí hậu và môi trường thời kỳ đó.
Để tránh làm tổn hại thực trạng hiện trường khảo cổ, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các hoạt động một cách tỉ mỉ và thận trọng. Trước mắt, các nhà khoa học tin rằng người dân tại cộng đồng này sống dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi gia súc để phục vụ nhu cầu thực phẩm. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch các loại hạt giống, thực vật và xương của nhiều loài động vật hoang dã cũng như động vật nuôi. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng sẽ phải nghiên cứu trong khoảng 20 năm mới có thể hiểu đầy đủ và rút ra kết luận chính xác về cộng đồng dân cư cổ xưa này.
WHO theo dõi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lan rộng ở Anh, Mỹ Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 9/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này đang theo dõi một số biến thể virus SARS-CoV-2, bao gồm cả biến thể EG.5 đang lan rộng ở Mỹ và Vương quốc Anh. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom...