Các đại sứ quán ở Ấn Độ lao đao trong đại dịch
Chật vật tìm bệnh viện điều trị, lên mạng cầu cứu nguồn oxy, nhiều đại sứ quán ở Ấn Độ cũng đang cố tìm cách xoay xở giữa đại dịch.
Tuần trước, một nhân viên ngoại giao cấp cao của Tanzania ở New Delhi bị nhiễm nCoV, nhưng bệnh viện thành phố từ chối tiếp nhận vì quá tải. Nhà ngoại giao này sau đó qua đời, dù được chuyển tới điều trị khẩn cấp tại một bệnh viện quân đội. Vài ngày sau, cơ quan ngoại giao của New Zealand và Philippines đăng tin trên mạng xã hội để tìm nguồn cung cấp oxy, giữa lúc Ấn Độ đối mặt tình trạng thiếu hụt thuốc men và giường bệnh.
Một số nhà ngoại giao của một quốc gia Trung Đông đã rời Ấn Độ trong 10 ngày qua. Một người còn ở lại New Delhi cho biết việc rời đi “dễ dàng hơn” cho họ so với việc ở lại thủ đô Ấn Độ. Truyền thông Ấn Độ cho hay các ca nhiễm nCoV cũng đã được phát hiện tại sứ quán của một số nước khác.
Những câu chuyện như vậy cho thấy các nhà ngoại giao nước ngoài tại Ấn Độ cũng không thể tránh khỏi đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng ở quốc gia Nam Á này. Ấn Độ đã báo cáo hơn 21 triệu ca nhiễm và hơn 230.000 ca tử vong vì Covid-19, với hàng trăm nghìn người nhiễm và hàng nghìn người vong mỗi ngày.
Một khu hỏa táng người chết vì Covid-19 ở New Delhi đầu tuần này. Ảnh: NYTimes.
Khi những người Ấn Độ chạy đua để thành viên gia đình hoặc bạn bè nhiễm bệnh có cơ hội điều trị tại các cơ sở y tế, nhiều nhân viên ngoại giao nước ngoài cũng phải tự xoay xở để sống sót qua đại dịch. Tuy nhiên, những lời cầu cứu của họ vô tình làm xấu thêm hình ảnh chính phủ Thủ tướng Narendra Modi, vốn đã vấp nhiều chỉ trích vì để đại dịch nhấn chìm đất nước.
Chính phủ của ông Modi cho rằng biến chủng nCoV là thủ phạm gây ra đợt bùng phát tồi tệ, nhưng nhiều nhà chỉ trích nhận định việc cho phép hàng triệu người tụ tập tại các lễ hội và buổi vận động chính trị “siêu lây nhiễm” là nguyên nhân chính.
Tuần trước, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cáo buộc Jairam Ramesh, thành viên đoàn thanh niên của đảng Quốc đại đối lập, tìm cách “thu hút sự ủng hộ rẻ tiền” bằng cách đăng video tình nguyện viên của họ gửi bình oxy tới đại sứ quán Philippines. Đảng Quốc đại trước đó nói rằng họ đáp ứng lời cầu cứu trên mạng xã hội của đại sứ quán Philippines.
Video đang HOT
Jaishankar cho hay Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã kiểm tra thông tin với đại sứ quán Philippines và những gì đoàn thanh niên đảng Quốc đại cung cấp không cần thiết vì cơ sở ngoại giao này chưa ghi nhận ca nhiễm. “Cho đi những bình oxy như thế trong khi có rất nhiều người khác đang rất cần oxy thực sự là việc làm kinh khủng”, Jaishankar nói.
Đại sứ quán New Zealand sau đó đăng Twitter, đề nghị được cung cấp oxy và gắn thẻ Srinivas B.V, lãnh đạo đoàn thanh niên đảng Quốc đại. Tuy nhiên, sứ quán sau đó gỡ bài đăng, nói rằng họ đang cố gắng tìm kiếm oxy nhưng lời kêu gọi giúp đỡ này đã bị “hiểu nhầm”.
“Một bài viết đã được đăng nhầm trên tài khoản Twitter của cơ quan ngoại giao New Zealand. Do đó nó đã được gỡ và cơ quan ngoại giao New Zeland đã xin lỗi chính phủ Ấn Độ. Chúng tôi cảm ơn chính phủ Ấn Độ về mức độ hợp tác khi chúng tôi chia sẻ những thách thức trong tình hình hiện tại”, Bộ Ngoại giao New Zealand ngày 4/5 đăng Twitter.
Song Harish Pawar, người lãnh đạo chi nhánh ở New Delhi của Youth Congress, nói nguồn cung oxy đã được gửi tới đại sứ quán New Zealand, nhân viên tại đây đã nhận và cảm ơn các tình nguyện viên.
Pawar nói rằng Youth Congress đã nhận hơn 10.000 yêu cầu hỗ trợ về oxy, thuốc men, huyết tương và hỏa táng hàng ngày từ nhiều khu vực khác nhau ở Ấn Độ. “Thật buồn khi chính phủ Ấn Độ đang chính trị hóa sự giúp đỡ mà chúng tôi đang muốn mang tới cho mọi người”, Pawar nói.
Ngày 2/5, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết đã liên hệ với nhiều đại sứ quán nước ngoài và sẽ đáp ứng nhu cầu y tế của họ. Cơ quan này cũng kêu gọi họ không “tích trữ oxy”.
Trang tin Ấn Độ Scroll ngày 3/5 báo cáo trong 5 ngày trước đó, 25 chuyến bay chở hơn 300 tấn hàng viện trợ khẩn cấp nước ngoài, như oxy đóng chai hay máy tạo oxy, đã tới quốc gia Nam Á này nhưng giới chức y tế tại ít nhất 6 bang cho biết họ chưa nhận được bất kỳ thứ gì.
Các đại sứ quán cho biết họ phải “tự dựa vào mình” để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân viên. Shaban Mahmood, người phụ trách báo chí của cơ quan ngoại giao Bangladesh ở New Delhi, cho biết hai tuần trước, khi vợ của một quan chức bị nhiễm nCoV, họ đã phải liên hệ trực tiếp với giới chức bệnh viện để giúp người này được nhập viện.
“Hai tuần trước, Cao ủy Muhammad Imran đã trực tiếp liên hệ với bốn bệnh viện tư hàng đầu ở New Delhi để đảm bảo nhân viên của ông được tiếp nhận điều trị trong trường hợp khẩn cấp”, Mahmood nói.
Khi cố vấn truyền thông của đại sứ quán Palestine Abd Elrazeg Abu Jazer và vợ bị nhiễm virus vài ngày trước, họ cũng phải tự tìm bác sĩ ở bệnh viện tư để lấy đơn thuốc điều trị.
Tháng trước, Faiq Hamza, 63 tuổi, tổng lãnh sự tại đại sứ quán Palestine chết vì Covid-19 sau khi điều trị 14 ngày ở bệnh viện, trong khi ba nhân viên ngoại giao khác và thành viên gia đình, gồm hai trẻ nhỏ, cũng bị nhiễm bệnh.
“Một số nhân viên có thể trở về Palestine sau khi hồi phục hoàn toàn trong vài ngày tới”, Jazer nói.
Đại sứ Afghanistan tại Ấn Độ Farid Mamundzay chia sẻ giống nhiều người khác ở Ấn Độ, họ thực sự lo ngại về tình hình hiện tại và cách xử lý của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, khi cung cấp hỗ trợ oxy và thuốc men cho nhân viên nhiễm nCoV nhưng không có kế hoạch cho hồi hương.
Hình ảnh của Thủ tướng Narendra Modi được treo trên đường phố ở bang Kolkata trước cuộc bầu cử cấp bang. Ảnh: NYTimes.
Ashok Swain, giáo sư về hòa bình và xung đột tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển, cho biết trong các tình huống khẩn cấp trước đây, chính phủ Ấn Độ luôn ưu tiên các cơ quan ngoại giao ở New Delhi, bằng cách cung cấp thêm lực lượng an ninh bảo vệ và các hỗ trợ cơ bản khác thông qua nhiều cơ quan khác nhau.
“Thật không thể tưởng tượng nổi đại sứ quán nước ngoài phải cầu xin công chúng và phe đối lập hỗ trợ các nhu cầu y tế cơ bản”, Swain nói. “Hình ảnh của Modi trên sân khấu quốc tế đã sụp đổ cùng với thảm kịch khủng hoảng mà Ấn Độ đang phải đối mặt, và việc các đại sứ quán nước ngoài phải cầu xin oxy càng khiến tình hình thêm tệ hơn”.
Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng sự tự tin thái quá và phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Modi đã yếu tố góp phần vào thất bại của ông. Các nhà chỉ trích nói chính quyền của ông đã quyết tâm xây dựng một hình ảnh Ấn Độ mở cửa trở lại nhanh chóng bất chấp nhiều rủi ro. Thậm chí nhiều quan chức chính quyền đôi khi còn phớt lờ cảnh báo từ các nhà khoa học rằng dân số Ấn Độ vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm và chưa đạt “miễn dịch cộng đồng” như tuyên bố.
“Phần lớn trách nhiệm nằm ở phong cách điều hành của Modi”, Asim Ali, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, nói. “Với cách quản trị đó, khi Modi phạm sai lầm như đã làm với Covid-19, những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra”.
Nhảy vào giàn thiêu khi hỏa táng cha
Người phụ nữ 34 tuổi ở Rajasthan bị bỏng nặng vì nhảy vào giàn thiêu trong lễ hỏa táng cha, sau khi ông qua đời vì Covid-19.
Damodardas Sharda, 73 tuổi, chết tại bệnh viện ở quận Barmer, Rajasthan, miền bắc Ấn Độ vì Covid-19 vào ngày 4/5. Cảnh sát hôm nay cho biết trong khi thi thể ông Sharda đang được hỏa táng, con gái út Chandra Sharda đột ngột nhảy vào giàn thiêu. Mặc dù đã được những người xung quanh kéo ra, cô vẫn bị bỏng khoảng 70% cơ thể.
Người thân đẩy một chiếc cáng đưa thi thể một nạn nhân Covid-19 đến giàn thiêu tại một khu hỏa táng ở New Delhi vào ngày 5/5. Ảnh: AFP .
Cô được đưa đến một bệnh viện lân cận và sau đó được chuyển đến bệnh viện ở Jodhpur để điều trị. "Damodardas Sharda có ba con gái. Vợ ông ấy qua đời cách đây ít lâu. Cô con út đã nhảy vào giàn thiêu", cảnh sát Prem Prakash tại đồn Kotwali cho biết. Ông nói thêm rằng Sharda đã nhất quyết muốn đến lò hỏa táng để tiễn đưa cha mình, vì gia đình không có thành viên nam nào.
Ấn Độ đang chìm vào khủng hoảng Covid-19 với hơn hơn 20,6 triệu ca nhiễm và hơn 226.000 ca tử vong. Hệ thống y tế quá tải, oxy và thuốc men cạn kiệt, khiến hàng nghìn người tử vong mỗi ngày. Các lò hỏa táng cũng rơi vào tình trạng quá tải.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi bị chỉ trích vì không hành động sớm hơn để ngăn chặn sóng Covid-19 thứ hai. Các lễ hội tôn giáo và mít tinh chính trị thu hút hàng chục nghìn người tham gia được xem là các sự kiện siêu lây nhiễm.
Lý do Covid-19 Ấn Độ khiến thế giới lo ngại Cuộc khủng hoảng Covid-19 Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, có khả năng tác động toàn cầu. Mới vài tuần trước, giới chức Ấn Độ còn xem cuộc chiến với Covid-19 tại nước họ đã bước vào giai đoạn cuối và sắp được khống chế thành công. Giờ đây, quốc gia đông dân thứ hai thế giới lại trở...