Các đại sứ của 27 nước EU ấn định thời gian họp về Brexit
Bất kể kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Anh ra sao, các đại sứ 27 nước EU sẽ nhóm họp vào ngày 20/10 tại Brussels để bàn về vấn đề Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Quốc kỳ Anh (phía trên) và cờ Liên minh châu Âu (EU) phía dưới bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các nhà ngoại giao của 27 nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ gặp lại vào ngày 20/10 cho một cuộc họp dành riêng về vấn đề Anh rời khỏi EU (gọi là Brexit ), để phê duyệt Thỏa thuận rút lui hoặc đồng ý cho nước Anh một sự trì hoãn mới.
Chương trình mới được ấn định vào ngày 18/10 tại Brussels, khi các nhà lãnh đạo châu Âu kết thúc Hội nghị thượng đỉnh, nơi họ tán thành một thỏa thuận Brexit mới.
Ngày 19/10, một cuộc bỏ phiếu cho thỏa thuận sẽ được tiến hành tại Hạ viện Anh. Bất kể kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Anh ra sao, các đại sứ 27 nước EU sẽ nhóm họp vào ngày 20/10 tại Brussels để bàn về vấn đề Brexit. Tất cả các kịch bản đã sẵn sàng được gửi đến các đại sứ EU.
Video đang HOT
Nếu Nghị viện Anh từ chối, các đại sứ sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh mới để quyết định có cho nước Anh trì hoãn thời hạn Brexit hay không.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường này dự kiến được triệu tập vào cuối tuần tới hoặc đầu tuần sau đó.
Trong trường hợp Hạ viện Anh bỏ phiếu thông qua thỏa thuận Brexit, các đại sứ sẽ phải thông qua văn bản để nó có thể được trình lên Nghị viện châu Âu, dự kiến sẽ được nhóm họp vào ngày 23 hoặc 24/10 để phê chuẩn Thỏa thuận cũng như tuyên bố chính trị về mối quan hệ tương lai.
Trước thềm bỏ phiếu tại Hạ viện Anh, sự lo lắng đang ngự trị tại Ủy ban châu Âu cũng như các quốc gia thành viên. Nhiều người nghĩ tới một kết quả quá sít sao và giả thiết về một sự trì hoãn mới.
Trong cuộc họp báo ngày 18/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố không đặt mình vào trường hợp Hạ viện Anh sẽ bỏ phiếu ra sao, nhưng ông không tin rằng sẽ có một sự gia hạn mới. Ông nói không biết quốc gia nào khác sẽ phản đối việc gia hạn, nhưng Pháp sẽ làm việc này.
Theo đánh giá của giới quan sát, thực tế châu Âu đang ở thế đôi bên cùng có lợi. Nếu có thỏa thuận được thông qua tại Hạ viện Anh, họ được hưởng lợi; nhưng trong trường hợp thỏa thuận bị bác bỏ, họ sẽ đặt cược vào một cuộc tổng tuyển cử mà đương kim Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể giành chiến thắng. Khi đó, để vượt qua thỏa thuận sẽ chỉ là vấn đề thời gian./.
Theo Kim Chung (TTXVN/Vietnam )
Nghị sĩ Anh muốn làm sống lại thoả thuận Brexit của cựu Thủ tướng May
Một nhóm nghị sĩ Anh đang lên kế hoạch đưa thoả thuận Brexit của cựu Thủ tướng Theresa May trở lại bỏ phiếu tại Nghị viện.
Do lo ngại đương kim Thủ tướng Boris Johnson vẫn sẽ làm mọi cách để đưa nước Anh rời EU vào ngày 31/10/2019, một nhóm nghị sĩ Anh đang lên kế hoạch đưa thoả thuận Brexit của cựu Thủ tướng Theresa May trở lại bỏ phiếu tại Nghị viện Anh vào cuối tháng 10/2019.
Nhiều bất ổn vẫn phía trước nước Anh. Ảnh: Reuters.
Truyền thông Anh cho biết, nhóm nghị sĩ này đến từ các đảng khác nhau, gồm Công đảng, đảng Tự do-dân chủ và cả một số nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ. Nhóm này dự định tận dụng quãng thời gian 5 tuần đóng cửa Nghị viện để vận động đủ số nghị sĩ cần thiết.
Trên thực tế, văn bản mà nhóm này hướng đến không phải là bản thoả thuận Brexit nguyên bản mà bà Theresa May đã ký với EU vào tháng 11/2018 mà là bản có sửa đổi trong các đàm phán giữa chính phủ của bà May với Công đảng đối lập vào tháng 5/2019.
Một điểm quan trọng khác là việc đưa bản thoả thuận này trở lại bỏ phiếu cũng sẽ đi kèm với việc yêu cầu tổ chức trưng cầu ý dân lần 2 về Brexit nếu bỏ phiếu thất bại. Đây là khả năng dễ xảy ra bởi đầu năm nay, Nghị viện Anh đã 3 lần bác bỏ thoả thuận Brexit của bà Theresa May do không chấp nhận điều khoản "chốt chặn - backstop" liên quan đến biên giới Bắc Ireland.
Kế hoạch này được đưa ra do bất chấp việc ra luật chống Brexit không thoả thuận lẫn những cảnh báo về pháp lý, nhiều nghị sĩ Anh vẫn lo ngại chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson sẽ phớt lờ yêu cầu từ Nghị viện để đưa nước Anh rời EU vào ngày 31/10/2019 mà không có thoả thuận.
Hôm 9/9, trong phiên họp cuối cùng trước khi phải tạm đóng cửa 5 tuần, Hạ viện Anh đã bác bỏ yêu cầu tổ chức tuyển cử sớm từ ông Boris Johnson, khiến chính trường Anh hiện tại đang trong tình thế vô cùng bất trắc và khó dự đoán.
Bày tỏ về khả năng nước Anh sẽ phải có một chính phủ tạm thời trong tháng 10/2019 để đề nghị với EU việc gia hạn Brexit nếu ông Boris Johnson kiên quyết từ chối làm việc đó, trong sáng ngày 11/9, nghị sĩ kỳ cựu Ken Clarke, một gương mặt rất có uy tín trong đảng Bảo thủ và nằm trong số 21 nghị sĩ đảng Bảo thủ bị Thủ tướng Anh Johnson loại khỏi đảng, cho biết ông sẵn lòng đảm nhiệm vai trò đứng đầu. Trước đó, các đảng đối lập đã bàn đến khả năng liên minh để lật đổ chính phủ của ông Boris Johnson và đưa một chính trị gia có uy tín lên làm Thủ tướng tạm quyền./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Anh nhận cảnh báo rời EU không có thoả thuận và phải tự gánh trách nhiệm Một số lãnh đạo châu Âu đã đề cập đến khả năng để mặc Brexit diễn ra mà không có thoả thuận, nhằm buộc nước Anh phải gánh vác trách nhiệm của mình. Phát biểu tối 20/3, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà thực sự tiếc nuối vì đã buộc phải đề nghị EU gia hạn Brexit đến ngày 30/6, đồng...