Các đại gia buôn ôtô kinh doanh ảm đạm
Trong bối cảnh doanh số toàn thị trường đi xuống, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối ôtô trải qua giai đoạn khó khăn khi doanh thu, lợi nhuận đều giảm mạnh.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong 3 tháng đầu năm, lượng xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi bán ra trên toàn quốc giảm 35% so với cùng kỳ 2019, đạt số lượng gần 37.000 chiếc.
Trong bối cảnh doanh số chung của toàn thị trường đi xuống, nhiều đơn vị phân phối ôtô lớn trên trải qua một quý kinh doanh ảm đạm khi cả doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico), một trong những nhà bán lẻ ôtô lớn nhất Việt Nam với thị phần 10% năm 2019, đạt doanh thu 3.150 tỷ đồng sau 3 tháng đầu năm, sụt giảm tới 25% so với quý I năm trước.
Doanh thu đi xuống trong khi chi phí không được tiết giảm tương ứng, Savico ghi nhận mức lỗ thuần 27 tỷ từ hoạt động kinh doanh. Nhờ phần thu nhập khác, công ty mới có lãi sau thuế 9 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp lãi ròng tới 80 tỷ.
Video đang HOT
Ban lãnh đạo Savico cho biết hiện tượng cung vượt cầu khiến thị trường ôtô trong nước sụt giảm từ quý IV/2019 sang quý I. Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm ôtô bão hòa cộng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến doanh số toàn thị trường đi xuống.
Trong khi đó, giá vốn, chi phí tài chính, chi phí bán hàng của doanh nghiệp lại tăng do áp lực giải phóng hàng tồn kho, sự cạnh tranh trên thị trường. Công ty phải triển khai các chương trình khuyến mãi trực tiếp như hỗ trợ phí trước bạ, bảo hiểm cho khách hàng.
tỷ đồngDoanh thu các nhà phân phối ôtô sụt giảmDoanh thu thuần của một số doanh nghiệp phân phối ôtô lớnI/2020I/2019SavicoCity AutoHaxaco01k2k3k4k5k
Tương tự Savico, Công ty Cổ phần City Auto, nhà phân phối xe Ford lớn nhất cả nước, ghi nhận mức giảm doanh thu 24% so với cùng kỳ 2019. Doanh thu thuần của City Auto trong 3 tháng đầu năm là 1.100 tỷ đồng.
Dù đã cắt giảm chi phí bằng cách giảm nhân sự, giảm chi phí lương và được chủ mặt bằng giảm giá thuê 30%, lợi nhuận ròng trong kỳ vừa qua của City Auto chỉ vỏn vẹn 460 triệu đồng. So với mức lãi sau thuế 29 tỷ cùng kỳ năm trước, lợi nhuận của công ty giảm tới 98%.
Doanh số bán ôtô xuống thấp trong mùa dịch đồng thời khiến phần thu nhập từ chương trình hỗ trợ bán hàng của hãng xe cho công ty cũng sụt giảm nghiêm trọng. Khoản thu này vốn chiếm tỷ lệ đáng kể trong lợi nhuận của đơn vị phân phối ôtô này.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Ôtô Hàng Xanh (Haxaco), đơn vị phân phối lớn nhất tại Việt Nam của thương hiệu xe sang Mercedes-Benz, cũng sụt giảm doanh thu 15%, còn 920 tỷ trong quý I. Lợi nhuận sau thuế của Haxaco trong quý I rớt xuống 3 tỷ đồng, mức thấp nhất 2 năm qua.
Các doanh nghiệp bán lẻ ôtô được dự báo sẽ còn đối diện tình hình kinh doanh khó khăn trước tác động của Covid-19 trong cả năm 2020. Theo VAMA, sản lượng toàn thị trường ôtô năm nay có thể sụt giảm 15% so với dự báo trước đó.
Các nhà sản xuất xe hơi cũng dự kiến giảm sản lượng ôtô xuất xưởng trong năm nay so với con số ban đầu. Cụ thể, Toyota có thể giảm từ 81.000 xe còn 70.000 xe, Ford giảm từ 35.000 còn 25.000 xe.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết trong 4 tháng đầu năm, sản lượng ôtô sản xuất trong nước đã sụt giảm 24% so với cùng kỳ 2019, đạt sản lượng khoảng 61.400 chiếc.
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Petrolimex báo lỗ quý I/2020 hơn 1.800 tỷ đồng, gấp 3 lần dự tính
Thời điểm 31/3, Petrolimex vẫn là một trong số các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn với số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản.
Ảnh minh họa.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã PLX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với doanh thu giảm 8,3 % so với cùng kỳ xuống 38.500 tỷ đồng.
Trong kỳ, Petrolimex phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.600 tỷ đồng trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 500 tỷ đồng do đó giá vốn gần như đi ngang so với cùng kỳ dẫn đến lãi gộp sụt giảm tới 88% xuống còn 450 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 38% lên 230 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính cũng tăng tới 71% lên 352 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm 10,6% nhưng vẫn ở mức cao 2.016 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Petrolimex lỗ sau thuế 1.813 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 1.294 tỷ đồng trong đó lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lên đến 1.893 tỷ đồng.
Như vậy số lỗ thực tế của Petrolimex cao gấp 3 lần so với con số ước tính 572 tỷ đồng trong báo cáo gửi Ủy bản quản lý vốn Nhà nước hồi đầu tháng 4/2020.
Về chỉ tiêu tài chính, quy mô tổng tài sản của Tập đoàn tính đến hết quý I đạt 55.079 tỷ đồng, giảm gần 11% so với đầu năm chủ yếu do giảm tồn kho và tiền mặt. Tồn kho cuối kỳ đã giảm hơn 3.400 tỷ đồng so với đầu kỳ xuống 8.418 tỷ đồng.
Thời điểm 31/3, Petrolimex vẫn là một trong số các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn. Số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi cuối quý dù giảm hơn 1.600 tỷ đồng so với đầu kỳ nhưng vẫn rất "dồi dào" với hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản của Tập đoàn.
Ở chiều ngược lại, Petrolimex cũng vay nợ nhiều với số dư nợ vay tài chính lên đến hơn 16.000 tỷ đồng, tổng nợ phải trả chiếm khoảng 60% tổng tài sản, ở mức 33.118 tỷ đồng.
PV Drilling (PVD): Quý 1 lãi ròng 16 tỷ đồng Hoạt động cung cấp dịch vụ khoan mang về cho PV Drilling (PVD) 1.020 tỷ đồng doanh thu cao gấp 2,6 lần cùng kỳ 2019. Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã CK: PVD) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.675 tỷ đồng tăng 84% so với cùng kỳ,...