Các cường quốc vũ khí đổ xô vào Ấn Độ
- Nhiều tập đoàn chế tạo vũ khí lớn của Pháp, Nga và Mỹ đang “đeo bám” sát sao Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong các thương vụ mua sắm vũ khí “kếch xù” của nước này, đặc biệt là các dòng chiến đấu cơ. Tuy nhiên, Pháp đang có tiềm năng “vượt mặt” hai đối thủ còn lại.
Hôm qua (2/12), người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đang tiến gần tới một thỏa thuận mua chiến đấu cơ Rafale hiện đại của Pháp. Với hợp đồng mua 126 chiến đấu cơ có trị giá lên tới 15 tỷ USD, Ấn Độ sẽ là quốc gia nước ngoài đầu tiên mua dòng chiến đấu cơ Rafale này của Pháp.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm qua cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng nước này – ông Manohar Parrikar đã có cuộc gặp với người đồng cấp Pháp – Jean Yves Le Drian hôm 1/12 trong chuyến công du chính thức của ông này tới Ấn Độ để thương thảo về hợp đồng vũ khí trên.
“Tất cả các vấn đề liên quan tới quốc phòng đều đã được hai nhà lãnh đạo thảo luận, trong đó có thương vụ mua chiến đấu cơ Rafale”, ông Kar cho biết.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng giấu tên khác của Pháp cũng cho biết, hai bộ trưởng đã nhất trí sẽ tăng tốc đàm phán về thương vụ này.
Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande từng phát biểu trước báo giới rằng: “Tiến trình đàm phán đang có tiến triển tốt, nhưng vẫn cần phải thận trọng. Khi đàm phán thành công, chúng tôi sẽ thông báo. Còn bây giờ, im lặng vẫn là cách tốt nhất”.
Chiến đấu cơ Rafale gặp trở ngại trên con đường xuất khẩu ra nước ngoài vì giá thành quá cao cũng như các tính năng phức tạp của nó. Pháp và hãng chế tạo máy bay Dassauld Aviation của nước này nhiều năm nay đang cố gắng “chèo kéo” để xuất khẩu chiến đấu cơ Rafale ra nước ngoài nhưng đều thất bại.
Video đang HOT
Hãng Dassault đã bước vào cuộc đàm phán với Ấn Độ từ tháng 6 năm 2012 về một hợp đồng trị giá 12 tỷ USD, nhằm cung cấp cho Ấn Độ 18 chiến đấu cơ Rafale sản xuất tại Pháp và 108 chiếc khác làm tại Ấn Độ sau khi Pháp chuyển giao công nghệ cho Ấn.
Để có thể xuất được mặt hàng đắt tiền này sang Ấn Độ, Pháp đã chấp nhận nhiều yêu cầu từ phía Ấn Độ. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Le Drian, phía Ấn Độ sẽ được sở hữu toàn bộ công nghệ học, cũng như giấy phép chế tạo Rafale tại chỗ, đồng thời cũng có quyền làm ra để bán cho nước khác. Để đạt được hợp đồng này với Ấn Độ, Rafale của Pháp sẽ phải cạnh tranh với các loại chiến đấu cơ đình đám của Mỹ như F-16, F-15 và Su-27 của Nga.
Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cánh tam giác hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, được thiết kế và chế tạo bởi Dassault Aviation. Máy bay chiến đấu Rafale có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám. Rafale có khả năng mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển.
Ấn Độ hiện đang là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới khi mà sự bùng nổ kinh tế đã tạo điều kiện cho nước này hiện đại hóa nền quân sự. Một số tập đoàn chế tạo vũ khí lớn trên thế giới đang “đeo bám” Ấn Độ để thuyết phục nước này thay thế các loại vũ khí đã lỗi thời từ thời Xô-viết cũ bằng những loại vũ khí hiện đại mới. Không lực Ấn Độ hiện biên chế khoảng 700 chiến đấu cơ, chỉ đứng sau Nga, Mỹ và Trung Quốc về quy mô lực lượng. Hiện Ấn Độ cũng đang sở hữu một phi đội chiến đấu cơ Mirage đình đàm một thời của Pháp.
Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni-IV
Trong một diễn biến khác, cũng trong hôm qua (2/12), Ấn Độ vừa phóng thử thành công một quả tên lửa hạt nhân chiến lược – Agni-IV từ một thao trường ngoài khơi bờ biển của bang Odisha, miền đông nước này.
Vụ phóng thử tên lửa Agni-IV được tiến hành vào lúc 10h20 sáng (giờ địa phương) từ một bệ phóng được đặt tại thao trường trên Đảo Wheeler với sự hỗ trợ của một bệ phóng di động khác. Vụ phóng thử do Bộ Chỉ huy Lực lượng Chiến lược đặc nhiệm của Ấn Độ tiến hành và đã thành công, ông Ravi Kumar Gupta, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Đây là lần thứ hai loại tên lửa này được phóng thử trong năm nay. Trước đó, hôm 20/1, tên lửa này cũng đã được phóng thử thành công từ chính thao trường trên. Trước nữa, Ấn Độ cũng đã từng thực hiện 2 vụ thử Agni-IV vào tháng 11/2011 và tháng 9/2012.
Tên lửa Agni-IV do Ấn Độ tự chế tạo và là loại thứ 4 trong dòng tên lửa Agni. Đây cũng là loại tên lửa đạn đạo tầm xa tiên tiến nhất của Ấn Độ. Tên lửa này đã hoàn thành mọi bài thử nghiệm trên máy tính và đang trong quá trình thử nghiệm trên thực tiễn.
Agni-IV được biết tới là dòng tên lửa đạn đạo có kết cấu 2 tầng phóng có tầm bắn 4.000 km. Với tầm bắn đó, Agni-IV có khả năng tấn công tới khu vực lân cận Bắc Kinh và uy hiếp tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc.
Tên lửa sử dụng nhiên liệu đẩy rắn, có chiều dài khoảng 20 mét và nặng đến 17 tấn. Ngoài ra, Agni-IV có thể mang đầu đạn nặng tới 1 tấn. Nó có thể được phóng từ hệ thống tàu hoả hoặc phương tiên lưu động, điều sẽ cải thiện được độ linh hoạt và tầm hoạt động của tên lửa. Tên lửa này có thể được triển khai chỉ trong vòng vài phút từ bệ phóng lưu động.
Agni-IV còn được trang bị thêm lá chắn nhiệt, chịu được nhiệt độ 3.000 độ C, nhằm tránh để tên lửa cháy rụi do ma sát với không khí khi bay.
Theo một số nguồn tin, loại tên lửa đất đối đất tinh vi này được trang bị các thiết bị hàng không tương tác ưu việt cùng với một máy tính điều khiển có hiệu suất cao và hệ thống điện tử hiện đại và tinh vi có độ tin cậy cao, giúp điều khiển tên lửa bay chính xác tới mục tiêu. Bên cạnh đó, Agni-IV được dẫn đường bằng con quay hồi chuyển kết hợp hệ đo laser vòng, hệ thống định vị quán tính – định vị toàn cầu GPS và radar tham chiếu địa hình ở pha cuối.
Theo_VnMedia
Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo có tầm bắn bao trùm Trung Quốc
Ngày 2-12, Ấn Độ đã phóng thử thành công một quả tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân Agni-IV ở bờ biển bang Odisha, phía đông nước này, trong lần phóng thử đầu tiên của lực lượng sử dụng.
Theo các nguồn tin, quả tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-IV này đã được phóng vào lúc 10h20 (giờ địa phương) từ một bệ phóng di động của tổ hợp phóng số 4 thuộc Trường bắn tích hợp trên đảo Wheeler ở vịnh Bengal.
Ông Ravi Kumar Gupta, phát ngôn viên Cơ quan Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), cho rằng vụ thử do Bộ tư lệnh chiến lược Ấn Độ thực hiện và đã thành công theo đúng mục đích đặt ra.
Toàn bộ quá trình bay của tên lửa Agni-IV trong vụ phóng thử này từ khi rời khỏi mặt đất đến khi rơi xuống khu vực mục tiêu trên Ấn Độ Dương kéo dài 15 phút.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo dòng Agni của Ấn Độ
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, lục quân Ấn Độ phóng thử tên lửa đất đối đất Agni-IV. Trước đó, tên lửa đạn đạo Agni-IV đã được phóng thử thành công vào 20-1. Theo tiết lộ của DRDO, lần thử nghiệm này nhằm mục đích đo đạc hiệu suất của các hệ thống phụ và kiểm tra khả năng sẵn sàng triển khai tên lửa của các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Theo môt quan chưc DRDO, tên lưa đươc trang bi môt may tinh điêu khiên co hiêu suât cao va hê thông điên tư hiên đai va tinh vi co đô tin cây cao, giup điêu khiên tên lưa bay chinh xac tơi muc tiêu.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni IV có khối lượng phóng 17 tấn, dài 20m. Agni IV thiết kế hai tầng động cơ nhiên liệu rắn, có thể mang đầu đạn tấn công nặng 1 tấn và tầm bắn đạt tới 4.000km.
Ấn Độ sử dụng dòng tên lửa này ở vị trí trung gian giữa tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. Với tầm phóng 4.000km, Agni-IV có khả năng tấn công tới khu vực lân cận Bắc Kinh và có thể uy hiếp tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc.
Theo kế hoạch, Agni-IV sẽ được biên chế chính thức vào năm 2015, đến năm tiếp theo, tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V cũng sẽ được biên chế hoạt động. Sự bổ sung bộ đôi này vào kho vũ khí chiến lược của Ấn Độ sẽ là một mối quan ngại thực sự đối với Trung Quốc.
Theo_An ninh thủ đô
Pháp xác nhận Mỹ trực tiếp "nhúng tay" vào thương vụ Mistral Ngay 12-11, Philippe de Villiers- môt doanh nhân đông thơi la môt chinh tri gia ngươi Phap đa cho biêt răng, ly do cua viêc Phap châm giao 2 tau chơ trưc thăng Mistral cho hai quân Nga theo như hơp đông đa ky kêt trươc đo, la Washington đa trưc tiêp gây sưc ep đôi vơi Paris buôc nươc nay không đươc...