Các cửa hàng đậu phụ ở Nhật Bản chật vật vì giá nguyên liệu leo thang
Các cửa hàng kinh doanh đậu phụ ở Nhật Bản đang gặp rất nhiều khó khăn do giá đậu nành nhập khẩu tăng cao bởi tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, mặc dù nhu cầu đối với loại “ thực phẩm quốc dân” tại đất nước Mặt Trời mọc vẫn ổn định.
Ông Takashi Kurosawa trưng bày các sản phẩm đậu phụ tại cửa hàng của ông ở thủ đô Tokyo. Ảnh: Kyodo
Cửa hàng đậu phụ của ông Takashi Kurosawa, 53 tuổi, ở thủ đô Tokyo là một trong số khoảng 42% cửa hàng quy mô vừa và nhỏ ở Nhật Bản đang kinh doanh thua lỗ trong tài khóa 2022 (kết thúc vào tháng 3/2023). Trong tài khóa trước, 47% số cửa hàng đậu phụ quy mô vừa và nhỏ thua lỗ, theo số liệu khảo sát gần đây của hãng nghiên cứu Teikoku Databank. Ông Kurosawa cho biết không chỉ đậu nành mà cả khay nhựa và màng bọc bao bì sản phẩm cũng tăng giá.
Đậu phụ, được bán trong các siêu thị và cửa hàng nhỏ quy mô gia đình ở Nhật Bản, rất được ưa chuộng ở nước ngoài do đây được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ít chất béo và giàu protein. Mặc dù thị trường đậu phụ đã sụt giảm kể từ khi đạt mức đỉnh 338 tỷ yen (2,5 tỷ USD) vào tài khóa 2016, nhưng giá thị trường này hiện vẫn duy trì trên 300 tỷ yen, do ngày càng nhiều người nấu ăn ở nhà do đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Một số cửa hàng đã báo cáo doanh thu tăng nhờ doanh số các sản phẩm đậu phụ mới như thanh protein được quảng cáo là các sản ph ẩm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đậu phụ đang gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận do giá đậu nành nhập khẩu tăng cao, trong khi họ không thể tăng giá thành sản phẩm phân phối cho các siêu thị bởi siêu thị thường đưa ra mức giá phải chăng cho khách hàng.
Theo Teikoku Databank, từ đầu năm đến nay, giá đậu nành sản xuất ở nước ngoài ước tính đã tăng 30% so với năm 2021 và tăng 75% so với năm 2015 do tác động của xung đột tại Ukraine, đồng yen yếu hơn và nhập khẩu tăng từ Trung Quốc. Mặc dù chi phí sản xuất tăng cao, nhưng giá trung bình của đậu phụ vẫn ở mức khoảng 60 – 70 yen/300 gram, gần như bằng với năm 2015. Kết quả là giá nhập đậu nành hiện chiếm khoảng 12% giá bán của một bìa đậu phụ, tăng mạnh từ mức 6 – 7% giai đoạn trước năm 2020.
Không chỉ đậu nành nhập khẩu, giá đậu nành sản xuất ở Nhật Bản cũng tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh đậu phụ.
Hoàng gia Nhật kêu gọi để yên cho cựu công chúa Mako
Hoàng gia Nhật bản kêu gọi tôn trọng quyền riêng tư của cựu công chúa Mako sau kết hôn, vì cô giờ chỉ là một công dân bình thường.
"Tôi rất biết ơn nếu mọi người có thể hợp tác với chúng tôi để giúp cô ấy được sống trong môi trường bình yên", quan chức thuộc Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản Yasuhiko Nishimura nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 28/10, đề cập tới cựu công chúa Mako.
Sau khi kết hôn với chồng Kei Komuro hôm 26/10, Mako không còn là một thành viên hoàng gia Nhật Bản. Vợ chồng cô đang thuê chung cư ở Tokyo ở tạm trong thời gian làm visa để chuyển đến Mỹ sinh sống.
Ông Yasuhiko Nishimura trong cuộc họp năm 2019. Ảnh: Mainichi.
Khi được hỏi về bài phát biểu của cựu công chúa Mako trong cuộc họp báo công bố kết hôn tại khách sạn Tokyo, ông Nishimura cho biết dù Mako chưa hoàn toàn khỏe lại, cô vẫn chân thành bày tỏ suy nghĩ của riêng mình về cuộc hôn nhân đầy sóng gió.
"Là người hỗ trợ cho cựu công chúa, tôi lấy làm tiếc trước những nỗi đau cô phải gánh chịu", Nishimura nói.
Cựu công chúa Nhật Bản trước đó được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng khi chuẩn bị làm đám cưới trước sức ép dư luận. Do bê bối tài chính của mẹ chồng, Mako và Komuro đã phải trì hoãn đám cưới nhiều năm.
Truyền thông Nhật Bản đã đưa tin dồn dập về cuộc hôn nhân của cựu công chúa Nhật Bản tới mức giống như các cuộc công kích nhắm vào cô. Ông Nishimura cho biết rất khó để kiểm soát từng bài đăng, dù chúng có sai sót, thêm rằng hoàng gia Nhật Bản đang nghiên cứu cách phổ biến thông tin tốt hơn.
Nhật Bản quyết định không giới hạn đối tượng tiêm mũi vaccine tăng cường Bộ Y tế Nhật Bản ngày 28/10 đã quyết định triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả những ai đã tiêm đủ 2 mũi. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ibaraki, miền đông Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN Ban đầu, Nhật Bản cân nhắc triển khai mũi tăng cường cho nhân viên...