Các cử tri của Cape Verde đi bỏ phiếu bầu Tổng thống mới
Các cử tri của Cape Verde ngày 2/10 đã đi bỏ phiếu bầu Tổng thống mới. Đây là cuộc bầu cử tổng thống dân chủ lần thứ 4 kể từ khi đảo quốc Tây châu Phi này giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào tháng 7/1975, sau 11 năm tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Các cử tri của Cape Verde đi bỏ phiếu bầu Tổng thống mới
Tổng cộng có 314.000 người dân sống tại Cape Verde và 47.000 người sống ở nước ngoài đã đăng ký danh sách cử tri.
Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8 giờ (9 giờ GMT) và sẽ đóng cửa vào lúc 19 giờ. Cuộc bầu cử lần này được thực hiện dưới sự giám sát của các quan sát viên đến từ Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi.
Bầu cử vòng 2 sẽ diễn ra trong trường hợp không có ứng cử viên nào giành được số phiếu quá bán.
Theo các nhà phân tích khu vực, Tổng thống đương nhiệm Jorge Carlos Fonseca nhiều khả năng sẽ cầm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa.
Video đang HOT
Mặc dù có một số ứng cử viên tham gia cuộc chạy đua tổng thống lần này, song họ đều không phải đối thủ “nặng ký” đối với ông Fonseca – người được đánh giá có năng lực vượt trội và bề dày kinh nghiệm trong quản lý, điều hành.
Cape Verde nằm ở Bắc Đại Tây Dương và ngoài khơi Tây Phi, cách Guinea-Bissau và Senegal khoảng 500 km. Quốc đảo này được coi là một trong những thiên đường du lịch của châu Phi và thế giới.
Theo Vietnam
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Kết thúc không có hậu
Sau buổi tranh luận đầu tiên vào Thứ hai vừa rồi, tình thế giằng co giữa hai ứng viên tổng thống ít nhiều đã có suy chuyển; duy chỉ có một điều không hề thay đổi: nội bộ nước Mỹ vẫn còn tồn tại sự chia rẽ.
Trong suốt buổi tranh luận vào tối Thứ 2, ông Donald Trump liên tục "cắn câu" của ứng cử viên Đảng đối thủ; và vì thế, phần thắng có vẻ như đã nghiêng về phía bà Hillary Clinton.
Trước hết là sự kiện năm 2006. Trong buổi tranh luận, bà Hillary nhắc lại sự kiện ông Trump từng ngang nhiên hi vọng khủng hoảng bất động sản xảy ra và coi đó là cơ hội kiếm lời, để từ đó góp phần khiến khủng hoảng nhấn chìm nước Mỹ, 9 triệu việc làm mất đi. Đáp lại, Trump chỉ có thể bào chữa: "Đó được gọi là làm kinh doanh".
Một "mồi nhử" hữu dụng khác của bà Hillary trong tối Thứ hai chính là việc ông Trump từ chối công bố báo cáo hoàn thuế. Theo ứng cử viên của Đảng Dân Chủ, có lẽ ông Trump không muốn người Mỹ biết rằng trên thực tế ông không giàu có như mình vẫn nói; hoặc chỉ đơn giản là ông không hề đóng thuế liên bang. Trump cũng chỉ nói được một câu: "Điều đó chứng tỏ tôi thông minh đấy chứ!" và chẳng thể thuyết phục cử tri khi quanh co rằng mình sẽ công bố báo cáo nếu như bà Clinton công bố các email từ thời còn làm Ngoại trưởng.
Bà cựu ngoại trưởng còn chất vấn về việc ông Trump không thanh toán toàn bộ tiền công cho các chủ thầu sau khi họ hoàn thành hợp đồng. Bà cũng cho biết một kỹ sư "nạn nhân" của ông Trump cũng có mặt tại buổi tranh luận với tư cách khán giả. Trước tình huống đó, ông Trump thản nhiên trả lời: "Có thể là do anh ta đã không hoàn thành tốt công việc".
Không chỉ vậy, bà Hillary còn giao vai diễn "công tử" nhà giàu sống sung sướng nhờ đế chế bất động sản khổng lồ của cha mình vào tay ông Trump. Và một lần nữa, ông Trump bị phân tâm và dùng thời gian tranh luận để nguỵ biện cho sự hào phóng của cha mình.
Bà Hillary cũng nhắc lại những lời xúc phạm trong quá khứ của ông Trump đối với nữ giới... Rõ ràng, bà đã rất khôn khéo khi khiêu khích đối thủ của mình. Và chính nhờ sự thô lỗ của ông Trump, bà Hillary có vẻ như đã giành chiến thắng trong đêm tranh luận đầu tiên.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần thể hiện của bà Hillary trong buổi tranh luận không thực sự xuất sắc. Trong những lượt tranh luận của mình, bà hầu như chỉ đọc thuộc lòng những chính sách đã công bố trong thời gian tranh cử trước đó. Đôi lúc, bà Hillary cũng ngập ngừng bởi chính bà cũng còn nhiều thiếu sót trong sự nghiệp chính trị của mình.
Và đối thủ của bà cũng rất năng nổ khi tận dụng những thiếu sót đó và liên tiếp trả đòn. Trước hết, ông Trump phê phán quyết định ủng hộ ký kết hiệp ước NAFTA với Mexico và Canada trong những năm 1990 cũng như đàm phán TPP với các nước Châu Á Thái Bình Dương của bà Hillary. Sau đó, ông Trump khẳng định rằng sau khi nghe ông chỉ trích hiệp định này, bà Hillary đã lập tức quay lưng với TPP.
Điều đáng buồn cho những người ủng hộ thương mại tự do là với vấn đề TPP, bà Hillary không chỉ e ngại các đồng minh của ông Trump tại các tiểu bang Trung Tây Bắc; mà bà còn chùn bước trước nhóm người phản đối TPP trong chính đảng của mình do đối thủ cũ của bà trong cuộc bầu cử sơ bộ, ông Bernie Sanders, đứng đầu.
Rõ ràng, buổi tranh luận tổng thống đầu tiên đã cho thấy hai ứng cử viên tổng thống đang nói chuyện với hai "nước" Mỹ khác biệt. Họ không chỉ bất đồng về chính sách y tế hay thuế suất mà dường như ở hai thế giới hoàn toàn đối lập.
Trong khi ông Trump chiếm ưu thế trong nhóm cử tri da trắng không có bằng đại học, thì bà Hillary lại được lòng nhóm cử tri da màu, nhóm cử tri da trắng tốt nghiệp đại học và tầng lớp thanh niên trẻ. Rõ ràng, những người ủng hộ đang theo đuổi những nhóm giá trị khác nhau.
Đối với Trump và những người ủng hộ ông, các chính trị gia như bà Clinton đã mặc nhiên để người nước ngoài cướp đi việc làm của người Mỹ, để khủng bố tràn vào quê hương thân yêu khi mở tung cánh cửa biên giới. Và vì không thể đảm bảo an toàn cho nước Mỹ, các chính trị gia này là "đồ vứt đi" và không đáng để được lắng nghe dù cho họ đang nói về chủ đề gì.
Còn đối với phía bên kia, hình ảnh Trump hung hăng, không hiểu gì về chính trị, phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, bà Clinton rõ ràng sẽ trở thành một hình mẫu lý tưởng, đậc biệt là trong con mắt của các cử tri da màu, cử tri gốc Mỹ Latinh và những người trẻ tuổi đã tốt nghiệp đại học.
Do đó, dù ai chiến thắng đi chăng nữa, một nửa nước Mỹ vẫn sẽ ruồng bỏ vị Tổng thống tiếp theo. Đó là kết thúc không có hậu cho xứ cờ hoa.
Theo CafeF
[Infographics] Các cuộc tranh luận ấn tượng trong lịch sử nước Mỹ Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, truyền thông không chỉ được sử dụng làm diễn đàn và công cụ tranh cử mà còn đóng vai trò ngày càng quyết định hơn. Theo ( Vietnam )