Các công ty Trung Quốc ráo riết thu mua đất khắp thế giới
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đang tích cực mua đất ở khu vực châu Á và châu Phi, với ước tính rằng họ đã mua gần 6,5 triệu héc-ta đất trên khắp thế giới trong 10 năm qua.
Trong 10 năm qua, các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh việc thâu tóm hàng triệu héc-ta đất nông nghiệp, khai mỏ trên khắp thế giới (Ảnh minh họa: Mining).
Theo Nikkei , tổng diện tích đất mà các công ty Trung Quốc đã thâu tóm trong thập niên vừa qua có thể ngang bằng với diện tích của Sri Lanka hoặc Lithuania và lớn hơn nhiều so với lượng đất mà các doanh nghiệp từ Mỹ và các nước giàu khác thu mua.
Các mối lo ngại được xem là đang gia tăng tại các nước đang phát triển liên quan tới việc các nguồn cung về thực phẩm hay tài nguyên thiên nhiên có thể rơi vào tay các công ty Trung Quốc. Theo Nikkei, điều này cũng có thể gây ra tác động về mặt an ninh.
Giáo sư Hideki Hirano từ Đại học Himeji của Nhật Bản cảnh báo rằng “các quy định nên được siết chặt để ngăn chặn việc thâu tóm đất đai một cách không thể kiểm soát”.
Tổng cộng, theo Land Matrix, một doanh nghiệp châu Âu chuyên theo dõi tình hình đất đai thế giới, các công ty Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát 6,48 triệu héc-ta đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác mỏ trên thế giới từ năm 2011 tới năm 2020. Con số này áp đảo so với các nước khác như Anh (1,56 triệu héc-ta), Mỹ (860.000 héc ta) và Nhật Bản (420.000 héc ta).
Video đang HOT
Các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh thâu tóm đất ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa bùng nổ ở trong nước. Việc mua đất như vậy giúp họ có thể tiếp cận ổn định vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là khi nguồn cung trên thế giới bị thắt chặt hơn.
Các công ty này cũng tích cực mua thêm nhiều các đất khai mỏ. Công ty Minmetals đầu tư 280 triệu USD vào Tanzania ở châu Phi hồi năm 2019. Trong khi đó, China Non-Ferrous Metal Mining cũng đổ 730 triệu USD vào hoạt động khai thác ở Guinea vào năm 2020. Các khoản đầu tư này được cho là nhằm tiếp cận với các khoáng sản để sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm sản xuất pin cho xe điện.
Giới chuyên gia cảnh báo các nước cần thận trọng với các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Trước đó, đã có các tranh cãi rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc tạo ra “bẫy nợ” cho các nước mà họ đầu tư. Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc này.
Trước tình hình này, một số quốc gia cũng đã cảnh giác với các hoạt động mua bán đất từ các công ty nước ngoài.
Hồi tháng 6, Nhật Bản đã thông qua luật mới nhằm siết chặt quy định về việc mua và sử dụng đất có tác động quan trọng tới an ninh quốc gia. Đạo luật này được cho nhằm vào Trung Quốc để ngăn những thỏa thuận mua đất mà Tokyo cho là “khả nghi”. Ví dụ, trước đó, Nhật Bản phát hiện một số doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất gần căn cứ quân sự của Nhật Bản ở Chitose, Hokkaido.
Ngoài ra, theo Nikkei, phía chính phủ Nhật Bản cũng đang chú ý tới những trường hợp mà đất thuộc sở hữu danh nghĩa của công dân Nhật Bản, nhưng lại có các thực thể Trung Quốc đứng sau.
Trung Quốc siết kiểm soát các công ty lên sàn ở nước ngoài
Trong động thái siết kiểm soát dữ liệu cá nhân, Trung Quốc sẽ yêu cầu tất cả công ty có dữ liệu trên 1 triệu người dùng phải qua đánh giá an ninh trước khi được phép lên sàn giao dịch nước ngoài.
Bảng thông tin cổ phiếu của ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi tại sàn giao dịch New York, Mỹ, ngày 30-6 - Ảnh: REUTERS
Trong thông báo ngày 10-7, Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) giải thích quy định này nhằm kiểm tra nguy cơ dữ liệu người dùng bị nước ngoài tác động, kiểm soát hoặc thao túng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng sẽ đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia liên quan tới việc các công ty Trung Quốc tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) ở nước ngoài.
CAC sẽ chờ ý kiến của công chúng về các quy định mới này.
Trước đó, Bắc Kinh đã cho "bay màu" ứng dụng gọi xe Didi trên các kho ứng dụng trong nước sau khi lên sàn ở Mỹ, với lý do ứng dụng này đã thu thập dữ liệu người dùng trái phép.
Các cơ quan chức năng Trung Quốc tuần qua cũng cảnh báo tăng cường giám sát an ninh dữ liệu và các phiên IPO ở nước ngoài trong bối cảnh Trung Quốc đang thúc đẩy các công ty niêm yết trong nước.
Trong năm nay Trung Quốc dự kiến sẽ áp dụng 2 bộ quy định, gồm Luật an ninh dữ liệu và Luật bảo vệ thông tin cá nhân.
Trong thông báo mới nhất, CAC yêu cầu các công ty phải nộp các dữ liệu IPO để đánh giá. Các nguy cơ an ninh quốc gia mà cơ quan này xem xét bao gồm "nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do các yếu tố chính trị, ngoại giao, thương mại và các yếu tố khác", và nguy cơ dữ liệu quan trọng "bị chính phủ nước ngoài sử dụng một cách ác ý sau khi niêm yết ở nước ngoài".
Đây là động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Trung Quốc nhằm hạn chế các công ty công nghệ tìm kiếm nguồn vốn ở nước ngoài theo cách mà các ông lớn như Tập đoàn Alibaba đã làm.
Theo dữ liệu của Bloomberg, từ đầu năm 2021 đến nay đã có 37 công ty lên sàn ở Mỹ, vượt qua con số của năm ngoái, và thu về tổng cộng 12,9 tỉ USD.
Mức 1 triệu người dùng đồng nghĩa với việc gần như mọi công ty ở Trung Quốc đều sẽ lọt vào tầm ngắm của quy định mới.
"Những quy định này sẽ đẩy nhiều công ty mạng Trung Quốc niêm yết ở Hong Kong thay vì nước ngoài để tránh quy định đánh giá" - Feng Chucheng, thành viên công ty nghiên cứu Plenum ở Bắc Kinh, nhận định.
Taliban mời Trung Quốc tái thiết Afghanistan Taliban coi Trung Quốc là "bạn" và hy vọng sớm đàm phán với Bắc Kinh về đầu tư tái thiết Afghanistan sau khi Mỹ rút quân. Phát ngôn viên nhóm Taliban Suhail Shaheen tuần này cho biết nhóm đang kiểm soát khoảng 85% đất nước và sẽ đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư cùng công nhân Trung Quốc nếu họ...