Các công ty Mỹ ngày càng chết sớm?
Theo tờ The Fiscal Times, Tập đoàn tư vấn Boston gần đây đã đưa ra một bảng phân tích mô hình tăng trưởng của 35.000 công ty niêm yết công khai ở Mỹ kể từ năm 1950 đến nay. Bảng phân tích cho thấy bất kể là do phá sản, bị thâu tóm hay vì lý do nào khác các công ty đại chúng đều có tuổi thọ ngắn hơn.
Không ít công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ có nguy cơ phá sản vì giá dầu giảm – Ảnh: Reuters
Theo bảng phân tích này, trung bình một công ty đại chúng chỉ sống được… 30 năm. Chỉ có một số ít công ty sống được đến 50 – 60 năm. Đáng chú ý là các công ty đại chúng không chỉ chết sớm hơn mà còn có thể… chết bất kỳ lúc nào. Mỗi năm có khoảng 1/10 công ty đại chúng phải đóng cửa. Tỷ lệ này tăng gấp 4 lần so với năm 1965.
Báo cáo này cảnh báo các công ty giờ đây phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Những rủi ro đó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ thay đổi nhanh chóng mà chúng hiện hữu ở hầu hết các ngành công nghiệp. Ảnh hưởng đến cả các công ty lớn lẫn công ty nhỏ. Và sẽ không có bến đỗ an toàn cho bất kỳ công ty nào.
Báo cáo cũng đưa ra một số lời khuyên cho các công ty cũng như những người điều hành đang tìm cách xây dựng thành công lâu dài cho công ty mình như: Hãy chú ý đến những cảnh báo và các dấu hiệu dễ bị nguy hiểm; đảm bảo chiến lược phù hợp; liên tục tìm cách làm mới công việc kinh doanh để bắt kịp những thay đổi; không quá chú trọng vào mục tiêu ngắn hạn vì như thế sẽ thất bại trong dài hạn…
Lê Uyên
Theo Thanhnien
Thế giới trong "cơn địa chấn" giá dầu mỏ
Thế giới đang tiếp tục chứng kiến cú sốc giá dầu lao dốc. Trong bảy tháng qua, sự "tuột dốc không phanh" ngoài sức tưởng tượng của giá vàng đen đã cuốn phăng những thành quả mà nhiều nền kinh tế phải mất hàng thập kỷ mới gây dựng được.
Video đang HOT
Giá dầu mỏ giảm mạnh, tác động tiêu cực đến ngành năng lượng Nga.
Dự báo, giá dầu còn tiếp tục biến động khó lường và chắc chắn sẽ tác động sâu sắc, lâu dài đối với cục diện chung của thế giới. Song, sẽ không một nước nào được hết hay mất hết trong cơn địa chấn giá dầu mỏ hiện nay.
Mổ xẻ những nguyên nhân Thế giới bị cuốn trong cơn lốc giảm giá dầu mỏ hơn bảy tháng nay. Từ mức khoảng 100 USD/thùng vào tháng 6-2014, giá dầu mỏ thế giới đã rơi xuống 55 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối năm 2014, là mức thấp kỷ lục trong vòng năm năm tại thời điểm đó. Câu chuyện giá vàng đen sụt giảm mạnh đã trở thành sự kiện kinh tế quan trọng nhất trong năm 2014. Nhưng đó chưa phải là mức đáy cuối cùng.
Ngày 20-1 vừa qua, giá vàng đen tiếp tục giao dịch ở mốc 48 USD/thùng và dự báo có thể còn giảm sâu hơn trước khi nó có thể ngóc lên chút ít vào giữa năm nay.
Dựa vào các phân tích nhiều chiều của đội ngũ chuyên gia và các hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu trên thế giới, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc giá dầu lao dốc suốt bảy tháng qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, yếu tố cung vượt cầu là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẩy giá dầu mỏ thế giới giảm sâu như hiện nay. Theo quy luật, giá cả các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có dầu mỏ, lên xuống theo một chu kỳ tuần hoàn tự nhiên. Một số vấn đề nổi lên giải thích cho xu hướng giảm giá dầu thô hiện nay. Trước hết là hậu quả của thời kỳ kinh tế thế giới suy thoái bắt đầu từ năm 2008.
Nhu cầu đối với năng lượng vì thế giảm mạnh, nhất là tại các nước phát triển, ảnh hưởng hoạt động sản xuất và cung ứng dầu thô ra thị trường. Bên cạnh đó, Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã giảm đáng kể nguồn nhập khẩu khi trở thành một trong những nhà khai thác dầu lớn của thế giới với sản lượng khoảng 300 nghìn thùng/ngày kể từ tháng 8-2014. Sau nhiều năm chỉ khai thác khoảng 200 nghìn thùng/ngày, Li-bi đã tăng sản lượng lên 700 nghìn thùng/ngày.
Trong khi đó, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC, tổ chức gồm 12 thành viên và chiếm khoảng một phần ba nguồn cung dầu toàn cầu) quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác 30 triệu thùng/ngày càng khiến giá dầu sụt giảm thê thảm. Nguồn cung tăng mạnh, trong khi đó các hoạt động kinh tế yếu kém ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó điển hình là ở các nền kinh tế mới nổi, Nhật Bản và khu vực châu Âu, đã dẫn đến nhu cầu đối với mặt hàng này giảm.
Mới đây nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo đó, nhận định kinh tế toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 3,5% trong năm 2015 và 3,7% trong năm 2016, giảm 0,3% đối với cả hai năm so báo cáo trước, làm giảm nhu cầu về nhiên liệu. Trên thực tế, trong năm 2014, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới, đạt tốc độ tăng trưởng 7,4% trong năm 2014, thấp hơn mục tiêu đề ra là 7,5% và là mức thấp nhất trong 24 năm qua. Trong năm 2015, Trung Quốc có thể không đạt được tốc độ tăng trưởng như năm ngoái.
Tại châu Âu, các nền kinh tế tiếp tục loay hoay tìm giải pháp cho bài toán tăng trưởng ì ạch kéo dài lâu nay. Dự báo, trong hai năm 2015 và 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) chỉ đạt 1,2% và 1,4%.
Còn Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, tình hình kinh tế chưa khởi sắc do các biện pháp kích thích kinh tế không đạt hiệu quả như mong đợi. Dự báo, trong năm nay và năm tới chỉ đạt tăng trưởng GDP là 0,6% và 0,8%.
Kinh tế Nga thậm chí còn bị dự báo tăng trưởng âm 3% trong năm nay và chỉ đạt 1% năm 2016, một phần do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và căng thẳng địa chính trị leo thang tại U-craina, phần nữa là do giá dầu mỏ lao dốc.
Ngoài những nguyên nhân trên, nhiều chuyên gia thế giới cho rằng, giá dầu giảm còn do những mưu đồ chính trị, chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế tác động. Thời điểm Nga bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế liên quan cuộc khủng hoảng U-crai-na vào tháng 6-2014, đúng thời điểm giá dầu bắt đầu đi xuống. Sự trùng hợp tình cờ như vậy quả là hiếm gặp! TờThời báo(Anh) dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh đối đầu giữa các nước vùng Vịnh Péc-xích với các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ, giá dầu thô ngọt nhẹ thế giới có thể giảm xuống 20 USD/thùng; giá dầu Brent Biển Bắc cũng có thể rơi xuống mức 20-30 USD/thùng. Tờ Bloomberg (Mỹ) đăng bài viết tiêu đề "Mỹ có thể thua trong cuộc chiến giá dầu", theo đó nhận định: Thảm họa tài chính đang xảy ra ở Nga khi giá dầu Brent tụt giảm 50% đang có tác dụng ngược, có thể đánh vào chính ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ năm 2015. Một số nhà lãnh đạo OPEC còn tỏ ra hài lòng với mức giá hiện nay bởi nó có thể kiềm chế tốc độ khai thác dầu đá phiến ở Mỹ, thậm chí làm cho hoạt động này phá sản và loại Mỹ ra khỏi sân chơi năng lượng thế giới với tư cách nhà xuất khẩu tiềm năng.
Cục diện thế giới "lao" theo giá dầu Giá dầu mỏ thế giới giảm sâu và biến động mạnh thời gian qua gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều nền kinh tế và cục diện chính trị của các quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn trên thế giới, như Nga, Vê-nê-xu-ê-la, A-rập Xê-út hay các quốc gia Trung Cận Đông khác. Tại một số nước, cơn địa chấn giá dầu đang đánh bay những thành quả mọi mặt mà nước đó mất hàng thập kỷ để gây dựng. Vê-nê-xu-ê-la, quốc gia có trữ lượng dầu thô đã được kiểm chứng đạt 298,4 tỷ thùng, chiếm 18% trữ lượng dầu thô của thế giới và có tới 96% nguồn thu phụ thuộc việc xuất khẩu dầu thô, nhưng phải phụ thuộc rất lớn việc nhập khẩu các mặt hàng cơ bản như lương thực, thuốc men. Giá dầu sụt giảm khiến thị trường cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm bị thiếu hụt, lạm phát tăng cao, tình trạng tội phạm tăng và đồng nội tệ thiếu sự cạnh tranh.
Tại Nga, quốc gia có tới 50% nguồn thu ngân sách từ dầu thô, tình trạng lao dốc của giá dầu cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Nền kinh tế Nga từ mức tăng trưởng dương trong năm 2013 (GDP đạt khoảng 1,4-1,5%) đã có dấu hiệu suy thoái từ cuối năm 2014 và có thể sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2015.
Đồng rúp đã mất giá hơn 40% so đồng USD tính từ đầu năm tới nay và chỉ số tín nhiệm của nước này bị hạ xuống mức báo động đỏ. Giới chuyên gia nhận định, giá dầu thấp còn có thể đẩy Nga vào cuộc khủng hoảng xã hội bởi khi nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm đến hơn 50% ngân sách, chế độ an sinh xã hội sẽ bị tác động mạnh và điều đó có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội.
Mỹ cũng không nằm ngoài danh sách nạn nhân của giá dầu lao dốc. Công ty khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới của Anh BHP Billiton mới đây thông báo sẽ giảm 40% số giàn khoan dầu đá phiến tại Mỹ, từ 26 xuống còn 16 giàn khoan vào tháng 6 tới.
Trước đó, hàng loạt tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ cũng đồng loạt cắt giảm nhân công và quy mô hoạt động. Vấn đề mà các nhà khai thác dầu Mỹ phải đối mặt hiện nay là không thể tái đầu tư các khoản vay khi họ chịu lỗ.
Vào lúc đó, nếu giá dầu vẫn ở mức thấp thì các công ty phải vay nợ nhiều sẽ phá sản, còn những công ty khá hơn cũng không thể thanh toán và mở rộng sản xuất, dẫn tới việc phải cắt sản lượng khai thác.
Các nền kinh tế khu vực Trung Đông cũng lao đao khi giá dầu giảm chóng mặt. A-rập Xê-út, nước khai thác dầu mỏ lớn nhất trong OPEC, đã phải cắt giảm lương công chức trong năm 2015 do nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng mạnh vì giá dầu. Mức thâm hụt ngân sách cũng có thể tăng lên 39 tỷ USD trong năm 2015.
Một số quốc gia thành viên khác trong OPEC cũng không thể bảo đảm cân bằng ngân sách khi giá dầu giảm quá sâu như hiện nay.
Những "ngư ông đắc lợi" Khi giá dầu mỏ thế giới giảm sâu và biến động gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều nền kinh tế và cục diện chính trị của các quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn trên thế giới thì nhiều nền kinh tế tiêu thụ dầu mỏ ở khu vực châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Phi-li-pin, Hàn Quốc, Thái-lan...
lại được "tiếp nhiên liệu" cho tăng trưởng kinh tế. Một số nước tận dụng cơ hội này để thúc đẩy cải cách, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Các chuyên gia IMF ước tính, cứ với mỗi 10% thay đổi trong giá dầu, GDP toàn cầu dịch chuyển 0,2%. Giá dầu giảm đồng nghĩa với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hạ, mức tiêu dùng tăng, lạm phát giảm, góp phần kích thích các nền kinh tế nhập khẩu mạnh năng lượng tăng trưởng và cải thiện mức sống của người dân. Theo Tân Hoa xã, Phi-li-pin nhập khẩu 93% nhu cầu dầu mỏ từ bên ngoài, trong đó chủ yếu từ các quốc gia Trung Đông. Trong dự báo đưa ra hồi tháng 12 năm ngoái, các chuyên gia kinh tế thế giới nhận định, Phi-li-pin sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong số 45 nền kinh tế thế giới được hưởng lợi từ việc giá dầu thế giới lao dốc. Dự báo, nước này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,6% trong vòng hai năm tới nếu giá dầu mỏ thế giới giảm còn 40 USD/thùng. Phi-li-pin cũng tăng cường nhập khẩu dầu thô trong thời gian qua.
Đối với Thái-lan, giá dầu mỏ giảm đồng nghĩa tăng trưởng sẽ tăng. Theo ngân hàng Mỹ Merrill Lynch, tăng trưởng GDP của nước này sẽ tăng 0,45% mỗi khi giá dầu giảm 10%.
Đối với In-đô-nê-xi-a, nền kinh tế lớn nhất Đông - Nam Á, giá dầu đi xuống tạo cơ hội thuận lợi cho Tổng thống nước này G.Uy-đô-đô cắt giảm trợ giá nhiên liệu - vấn đề từng gây đau đầu với Chính phủ lâu nay.
Với Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, giá dầu rẻ đem lại nhiều lợi ích, vừa kìm hãm lạm phát, gia tăng mức sống người dân và vừa giảm đáng kể thiếu hụt ngân sách.
Với Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, thì việc sụt giảm mạnh giá dầu mỏ toàn cầu mang lại vô số lợi ích thiết thực. Theo Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, năm 2013, nước này nhập khẩu dầu thô trị giá gần 282 triệu USD. Một số chuyên gia kinh tế nước này cho rằng, năm 2014 vừa qua, sự sụt giảm mạnh của giá dầu mỏ thế giới đã giúp Trung Quốc tiết kiệm được ít nhất 17 triệu USD trong hóa đơn nhập khẩu dầu. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, Trung Quốc có thể giảm chi 2,1 tỷ USD khi giá dầu mỏ giảm một USD/thùng. Tình trạng giá vàng đen lao dốc còn tạo cơ hội cho nước này thúc đẩy cải cách về giá trong lĩnh vực năng lượng.
Giới phân tích cho rằng, giá dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm và cần một thời gian nữa để ổn định, nhưng khó phục hồi được mức giá cũ trong tương lai gần.
Do đó, các quốc gia được hưởng lợi sẽ tận dụng những cơ hội vàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách cơ cấu giá nói riêng và cải cách nền kinh tế nói chung.
Song nhìn chung, theo quy luật bất biến về tính hai mặt của vấn đề, sẽ không có quốc gia nào được hết hoặc mất hết trong cơn địa chấn giá dầu mỏ hiện nay.
THẠCH VU
Theo_Báo Nhân Dân
Nga sẽ chết chìm trong "đại chiến dầu" giữa Mỹ và OPEC? Dầu trượt dốc khiến nền kinh tế Nga khốn đốn nên việc giá dầu năm 2015 tăng hay giảm là một trong những chủ đề chính của các chuyên gia Nga. Những nguyên nhân nào làm giá dầu mỏ giảm? Ngày 9-1 vừa qua, giá dầu tiếp tục giảm 7 tuần liên tiếp do lo ngại dư cung toàn cầu tiếp tục trầm...