Các công ty giao hàng Hàn Quốc ‘quay cuồng’ trước dịp Tết Nguyên đán
Khi Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal ở Hàn Quốc, đến gần, các công ty chuyển phát nhanh đang đối mặt với tình trạng đơn hàng quá tải, buộc họ phải giao hàng tận khuya, thậm chí đến 2h sáng.
Các bưu kiện chất đống tại một trung tâm vận chuyển ở quận Gwangjin, Seoul, hôm 23/1, trước kỳ nghỉ lễ Seollal. Ảnh: Yonhap
Theo tờ Korea Times, số lượng đơn hàng quá tải đã khiến các công ty phải gửi lời xin lỗi vì gây ra sự bất tiện cho khách hàng. Những tin nhắn ấy, khi được chia sẻ trực tuyến, đã nhận được sự cảm thông lớn từ cư dân mạng.
Vào ngày 22/1, một bài đăng với tiêu đề “Các công ty chuyển phát nhanh dường như đang sụp đổ theo thời gian thực” bắt đầu lan truyền trên các diễn đàn và mạng xã hội. Bài đăng này chia sẻ những tin nhắn từ những người giao hàng, họ đang phải căng mình xử lý số lượng đơn hàng tăng đột biến.
Một trong những tin nhắn gây chú ý viết: “Do số lượng đơn hàng quá lớn, tôi vừa rời khỏi trung tâm. Việc giao hàng có thể hoàn thành vào khoảng 2 giờ sáng. Tôi rất xin lỗi vì sự chậm trễ và mong bạn thông cảm”.
Một khách hàng chia sẻ tin nhắn này lên mạng xã hội, kèm theo nỗi lo lắng: “2 giờ sáng – điều này có hợp lý không? Dù tôi đã nói rằng ‘giao hàng muộn không sao’, nhưng dường như không có gì thay đổi”.
Video đang HOT
Một tin nhắn khác, được gửi tới 420 khách hàng bởi một công ty chuyển phát nhanh, viết: “Do lượng đơn hàng tăng đột biến trong kỳ nghỉ, chúng tôi không thể đảm bảo giao hàng trong ngày. Xin hãy hiểu cho. Tôi sẽ không thể nhận cuộc gọi để tiết kiệm pin, vì tôi cần pin để giao hàng đến tận sáng. Tôi thành thật xin lỗi”.
Khách hàng chia sẻ rằng tin nhắn này khiến họ cảm thấy xó.t x.a.
Cư dân mạng đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, với nhiều bình luận như: “Tôi gần như muốn hét lên khi nhìn thấy một chiếc xe tải giao hàng vào lúc tôi về muộn tối qua”, hay “Tôi muốn sống trong một thế giới nơi giao hàng mất hai tuần cũng là điều bình thường”. Một số người còn đề xuất nên giới hạn số lượng đơn hàng mỗi ngày để giảm áp lực lên người lao động.
Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc, số lượng đơn hàng chuyển phát nhanh mỗi ngày trong dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ đạt 18,5 triệu đơn, tăng khoảng 1,5 triệu đơn so với mức trung bình hàng ngày là 17 triệu đơn.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và thói quen mua sắm trực tuyến đang góp phần làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu giao hàng, đặc biệt là vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng đặt mua hàng hóa qua mạng để tiện lợi hơn, từ quà tặng, thực phẩm đến các vật dụng cần thiết cho ngày lễ.
Không chỉ dừng lại ở thời gian nghỉ lễ, nhu cầu giao hàng còn có xu hướng tăng cao quanh năm. Sự kỳ vọng của người tiêu dùng về thời gian giao hàng nhanh chóng, tiện lợi càng làm cho các công ty vận chuyển phải tăng cường dịch vụ, đầu tư vào công nghệ và nhân lực để đáp ứng yêu cầu. Trước áp lực này, nhiều công ty phải mở rộng giờ làm việc, thậm chí thực hiện giao hàng vào cả buổi đêm hoặc sáng sớm, đặc biệt trong mùa lễ hội khi nhu cầu lên đến đỉnh điểm.
Người dân Hàn Quốc mặc hanbok và chơi trò chơi dân gian dịp tết Seollal. Ảnh: Wikipedia
Tại Hàn Quốc, Tết Nguyên đán, hay Seollal, là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm của dân nước này, cùng với Tết Trung thu Chuseok. Tết không chỉ là dịp đón năm mới, mà còn là thời điểm đặc biệt để người Hàn tưởng nhớ tổ tiên và quây quần bên gia đình. Trong những ngày lễ này, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống (hanbok), thực hiện các nghi lễ, chơi trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn đặc sản, lắng nghe những câu chuyện và sum vầy bên những người thân yêu.
Chính phủ Hàn Quốc tăng cung ứng để bình ổn giá thị trường dịp Tết nguyên đán
Ngày 9/1, Chính phủ Hàn Quốc cho biết có kế hoạch tung ra thị trường một lượng nông sản kỷ lục để ổn định giá cả và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân trước Tết Nguyên đán.
Người dân Hàn Quốc mua sắm chuẩn bị cho dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán tại thủ đô Seoul. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ đưa ra thị trường 265.000 tấn hàng hóa thuộc 16 mặt hàng nông sản chính, bao gồm bắp cải, thịt bò và trứng với mức gấp khoảng 1,5 lần khối lượng thông thường và giai đoạn trong tuần thứ 3 của tháng 1.
Cụ thể, chính phủ sẽ cung ứng tổng cộng 10.000 tấn bắp cải và củ cải dự trữ. Tính đến ngày 8/1, giá cả các mặt hàng này đã tăng lần lượt 70% và 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, chính phủ sẽ đưa ra 30.000 tấn táo và 10.000 tấn lê đã được trồng theo hợp đồng trước đó.
Để tiếp tục ổn định giá cả trên thị trường, Hàn Quốc cũng sẽ áp dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan đối với việc nhập khẩu trái cây và rau quả như cà rốt và cam.
Trong nỗ lực ổn định tâm lý người tiêu dùng, Hàn Quốc sẽ phân bổ 90 tỷ won (616 triệu USD) để giảm giá các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi.
Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng công bố các biện pháp bổ sung để thúc đẩy du lịch nội địa trong mùa lễ, bao gồm miễn phí cầu đường trên các tuyến đường cao tốc trên toàn quốc trong thời gian này.
Hàn Quốc sẽ giảm giá 30 - 40% giá vé tàu cao tốc cho các chuyến đi từ các tỉnh đến thủ đô Seoul.
Từ ngày 28 - 30/1, các địa điểm trưng bày nghệ thuật do nhà nước quản lý sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng, đồng thời thông tin liên quan sẽ được đăng tải trên các ứng dụng bản đồ di động lớn như Naver và Kakao.
Ùn tắc nghiêm trọng khi người dân đổ về Seoul sau Tết Nguyên đán Theo hãng tin Yonhap, giao thông trên các đường cao tốc chính của Hàn Quốc bắt đầu đông đúc vào sáng 11/2, khi hàng triệu người dân bắt đầu hành trình trở lại thủ đô Seoul trong ngày thứ ba của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 4 ngày. Các phương tiện di chuyển trên đường cao tốc Gyeongbu, Hàn Quốc, ngày...