Các công ty Estonia xin miễn trừ tham gia lệnh trừng phạt Nga
28 công ty ở Estonia muốn tiếp tục nhập khẩu các sản phẩm dầu từ Nga.
Tuần trước, Đài truyền hình quốc gia ERR trích dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Estonia cho biết một số công ty nước này đã nộp đơn xin miễn trừ tạm thời tham gia các lệnh trừng phạt Nga mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt.
Bộ Ngoại giao Estonia đã công khai danh sách 28 công ty muốn tiếp tục nhập khẩu sản phẩm dầu từ Nga, cho dù các lệnh trừng phạt buộc họ phải chấm dứt hợp đồng hiện có với các công ty dầu Nga trước ngày 10/10. Danh sách trên có cả tập đoàn kinh doanh dầu Trafigura và công ty đường sắt nhà nước Operail.
Video đang HOT
EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu một phần đối với dầu mỏ Nga trong gói trừng phạt thứ sáu được công bố vào đầu tháng 6. Estonia đã công khai ủng hộ chính sách trừng phạt của EU.
Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu lưu ý rằng bất chấp yêu cầu miễn trừ của một số công ty, các nhà chức trách nước này sẽ theo đuổi thực hiện chính sách của EU, đồng thời đệ trình đề xuất về một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Ba Lan tiết lộ kế hoạch của EU về cấm cấp thị thực cho người Nga
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Piotr Wawrzyk nói với hãng thông tấn PAP hôm 14/8 rằng Ba Lan đang phát triển dự thảo đề xuất cho phép Liên minh châu Âu (EU) ngừng cấp thị thực cho du khách Nga.
Theo đài RT (Nga), ông Wawrzyk cho biết quyết định về vấn đề này sẽ được đưa ra trong vài tuần tới. Dù không nêu rõ chi tiết của đề xuất nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan nói rằng mục đích của đề xuất này nhằm thuyết phục một số thành viên chủ chốt trong EU về cấm thị thực toàn diện đối với tất cả công dân Nga.
Ba Lan ủng hộ đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận năm 2007 giữa EU và Nga về vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực. Hiệp ước này quy định về việc cấp thị thực cho thời hạn lưu trú dự định không quá 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày cho công dân của Nga và EU.
Tuy nhiên, theo ông Wawrzyk, không phải tất cả các thành viên EU đều ủng hộ đề xuất đó. Ông cho biết kế hoạch dừng cấp thị thực cho công dân Nga đã bị các thành viên lớn phản đối, như Đức, Pháp và Hà Lan. Ông nói: "Vì không thể vượt qua sự phản kháng của các quốc gia này để đình chỉ thỏa thuận, Ba Lan đang nghiên cứu một giải pháp mới".
Thứ trưởng Wawrzykcho biết Ba Lan đã tiến hành đàm phán với một số nước thành viên EU trong những tuần qua. Đồng thời ông nói thêm rằng Latvia, Litva, Estonia cũng như Cộng hòa Séc và Slovakia đều ủng hộ cách tiếp cận của Ba Lan đối với vấn đề này. Ông nói Ba Lan đang mong chờ quyết định về vấn đề này trong những tuần tới.
Vị quan chức Ba Lan cũng hoan nghênh quyết định của Estonia và Latvia về việc đình chỉ hoặc hạn chế cấp thị thực cho người Nga. Ông cho biết thêm rằng Ba Lan đã không cấp thị thực du lịch cho người Nga trong nhiều tháng nay. Ba Lan chỉ tiếp nhận các nhà ngoại giao, lái xe đến Ba Lan làm việc và các thành viên gia đình của công dân Ba Lan và EU.
Đầu tuần này, Cộng hòa Séc - quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của EU - cho biết họ sẽ thúc đẩy lệnh cấm toàn diện của EU đối với người Nga. Các thành viên của khối sẽ thảo luận về vấn đề này tại hội nghị cấp bộ trưởng ở Praha vào cuối tháng 8 tới.
Đầu tháng 8, Latvia đã ngừng cấp thị thực cho gần như tất cả công dân Nga với lý do lo ngại về an ninh. Hôm 11/8, Estonia cho biết họ cũng sẽ thực hiện quyết định tương tự. Estonia cũng có kế hoạch cấm những người Nga có thị thực Estonia nhập cảnh bắt đầu từ ngày 18/8. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cũng kêu gọi các quốc gia thành viên EU khác đưa ra lệnh cấm tương tự.
Đài truyền hình YLE đưa tin Chính phủ Phần Lan cũng ủng hộ biện pháp trên và dự kiến thảo luận về các giới hạn cấp thị thực cho người Nga vào ngày 16/8.
Trong khi đó, Đức là một trong số ít các quốc gia EU phản đối động thái này. Thủ tướng Olaf Scholz bày tỏ hoài nghi về một lệnh cấm tiềm tàng, cho rằng nó sẽ làm giảm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt khác khi nhắm vào những người vô tội.
Về phần mình, Nga cho rằng biện pháp đề xuất trên mang tính bài ngoại.
Đức có thể đánh mất vị trí nền kinh tế hàng đầu EU vì trừng phạt Nga Báo Nga Rossiyskaya Gazeta nhận định việc Đức trở thành nền kinh tế hàng đầu châu Âu có đóng góp quan trọng từ hoạt động nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá của Nga. Ảnh minh họa - FT Và giờ đây khi buộc phải giảm nhập khẩu, Berlin đang mất dần lợi thế liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn...