Các công ty dầu Nga có thể sẽ gặp khó khăn trong giao dịch với các đối tác EU
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), ngày 14/3, Liên minh châu Âu đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty dầu mỏ của Nga là Rosneft, Transneft và Gazpromneft, nhưng sẽ tiếp tục mua hàng từ các công ty này.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN
Ba công ty kể trên dự kiến sẽ phải đối mặt với lệnh cấm đầu tư, đóng băng nguồn tài trợ cho các dự án phát triển và thăm dò của họ đối với tất cả các loại nhiên liệu có nguồn gốc từ EU.
Mặc dù vậy, theo nguồn tin của Reuters, nhiều chính phủ các nước thành viên EU đã yêu cầu quyền miễn trừ cho phép các công ty EU tiếp tục mua dầu từ Nga. Chính yêu cầu này đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc phê duyệt các biện pháp trừng phạt mới, vốn ban đầu được cho là sẽ thông qua trong ngày 13/3.
Video đang HOT
Nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu bị chậm lại
Các nguồn tin chính phủ và ngành công nghiệp cho biết các nỗ lực của Nhà Trắng nhằm thúc đẩy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga sau căng thẳng Nga-Ukraine đang diễn ra chậm chạp do những lo ngại về tác động đối với biến đổi khí hậu.
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Cuộc khủng hoảng Ukraine càng cho thấy sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga, quốc gia cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên được sử dụng để sưởi ấm trong nhà và sản xuất điện, và chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố sẽ giúp các đồng minh phá vỡ tình thế đó.
Nhà Trắng đang cân nhắc việc thông báo một cuộc đánh giá liên ngành về các cách để thúc đẩy xuất khẩu LNG sang châu Âu, sau quyết định ngày 8/3 về việc cấm Mỹ nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga.
Tuy nhiên, việc đánh giá liên ngành đã bị hoãn lại, ít nhất là vào lúc này, sau khi một số quan chức trong Nhà Trắng cho rằng điều đó sẽ làm cản trở nỗ lực hạn chế tiêu thụ và sản xuất nhiên liệu hóa thạch, cũng như đối phó với biến đổi khí hậu của chính phủ.
Khí đốt tự nhiên sản sinh ra lượng khí thải carbon thấp hơn nhiều so với than đá hoặc dầu mỏ. Tuy nhiên, quá trình khoan, khai thác và vận chuyển trong đường ống dẫn đến rò rỉ khí methane, nguyên nhân lớn thứ hai gây ra biến đổi khí hậu sau CO2. Ngành công nghiệp LNG của Mỹ từ lâu đã tuyên bố nhiên liệu LNG ảnh hưởng đến khí hậu ít hơn so với khí đốt của Nga được trung chuyển bằng đường ống dẫn rò rỉ đến châu Âu, song có rất ít dữ liệu để so sánh hai loại nhiên liệu này.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Năng lượng Mỹ đã chuyển các câu hỏi đến Nhà Trắng, song Nhà Trắng đã không trả lời các câu hỏi về việc thay đổi kế hoạch.
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/3 đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga "trước năm 2030".
Các nguồn tin bày tỏ hy vọng sẽ được biết chi tiết hơn về kế hoạch tăng cường xuất khẩu LNG của Nhà Trắng, điều đó sẽ giúp thuyết phục các đồng minh châu Âu tham gia lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Trong những tuần gần đây, các quan chức từ Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Bộ Năng lượng và các cơ quan khác đã tổ chức các cuộc thảo luận về việc liệu Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang có thể xúc tiến việc phê duyệt các đường ống mới và chấp thuận các yêu cầu tăng công suất tại các cảng xuất khẩu hiện có để giúp chuyển khí tự nhiên sang đến châu Âu.
Theo ước tính mới nhất của chính phủ, Mỹ có đủ khí đốt tự nhiên để sản xuất như mức của năm 2020 trong gần 100 năm, nhưng việc khai thác nguồn cung dồi dào của nước này bị hạn chế do thiếu đường ống dẫn và cảng xuất khẩu, và thời gian cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng này .
Vào cuối năm 2022, Mỹ sẽ có năng lực xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, với 7 cảng xuất khẩu, đủ để vận chuyển 11,5 tỷ foot khối mỗi ngày.
Theo công ty tình báo dữ liệu ICIS, tổng số hàng hóa của Mỹ được vận chuyển đến châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trong hai tháng đầu năm 2022 đạt kỷ lục 164 chuyến. Kỷ lục trước đó là 125 chuyến hàng trong quý đầu tiên của năm 2020.
Đồng ruble của Nga phục hồi từ mức thấp kỷ lục Đồng ruble của Nga đã mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 25/2, từ mức thấp nhất mọi thời đại ghi nhận trong phiên trước đó, khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng Nga triển khai một chiến dịch quân sự đặc biệt liên quan tới Ukraine. Đồng xu ruble của Nga và đồng đôla Mỹ tại Moskva. Ảnh:...