Các công ty công nghệ đầu tư mạnh thị trường ví điện tử sau Covid-19
19 đang khiến cho các công ty công nghệ tăng cường đầu tư vào mảng ví điện tử, thanh toán qua điện thoại thông minh (smartphone).
Quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực cuộc sống, kể cả trong tài chính, thanh toán. Giờ đây khi đi ra ngoài, chỉ cần một chiếc smartphone, mọi nhu cầu của con người có thể được đáp ứng thay cho chiếc ví tiền chứa các loại thẻ. Điều này càng trở nên hữu dụng sau khi dịch Covid-19 bùng phát.
Sử dụng công nghệ để quản lý ví tiền
Các công ty công nghệ như Apple, Google, Amazon, Facebook đã tham gia vào thị trường thanh toán điện tử thông qua smartphone, với các sản phẩm như Apple Wallet, Samsung Pay, Google Pay… tuy nhiên đại dịch Covid-19 khiến các “đại gia” công nghệ này tiếp tục “đổ tiền” đầu tư vào vào mảng này.
Năm 2014, Apple khởi đầu cho ra mắt dịch vụ thanh toán di động Apple Card và ví điện tử Apple Pay, liên kết với Visa PayWave, PayPass của MasterCard và American Express ExpressPay. Đây là một trong những dịch vụ thu hút lượng lớn iFan (người yêu thích iPhone) gắn bó với hệ sinh thái của Apple.
Theo The Wall Street Journal, Google đang hợp tác với Citigroup và một hiệp hội tín dụng địa phương xây dựng một thẻ ghi nợ để cạnh tranh với Apple Card, Apple Pay trong khi Amazon đang nói chuyện với các ngân hàng bao gồm JPMorgan Chase để xây dựng dạng thẻ điện tử riêng của mình.
Trước đó, Facebook “tham vọng” muốn thay thế hoàn toàn các ngân hàng bằng dự án tiền kỹ thuật số Libra, tiền kỹ thuật số được thiết kế bằng công nghệ tiền điện tử tương tự như bitcoin. Libra được Apple kỳ vọng sẽ cung cấp khả năng thanh toán dễ dàng hơn cho mọi người, nhất là những người không có tài khoản ngân hàng và ở các nước nghèo.
Sự phát triển của các ứng dụng này là dấu hiệu cho thấy mọi người đang tìm đến công nghệ để quản lý tiền của mình.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu tại McKinsey (một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới) cho thấy, 35% số người được hỏi cho biết họ sử dụng Facebook để giải quyết nhu cầu tài chính của họ, hơn 50% lựa chọn Apple và Google, 65% tin tưởng vào Amazon (mỗi người có thể lựa chọn hơn một nền tảng để thanh toán).
Các công ty công nghệ có thu hút được người dùng hay không ở khả năng bảo mật thông tin, cũng như tính tiện dụng của dịch vụ.
Apple được xem như một ví dụ ấn tượng về khả năng bảo vệ quyền riêng tư với cả hệ sinh thái bao gồm iPhone, iPad, Mac, iOS, Apple Pay và Apple Card. Trong mọi thông điệp và điều khoản dịch vụ của công ty, Apple đều nhấn mạnh không chia sẻ dữ liệu của khách hàng với bên thứ ba hoặc sử dụng nó cho bất kỳ điều gì khác ngoài việc phát hiện gian lận và quản lý tài khoản.
Theo sự dẫn dắt của Apple, nhiều công ty công nghệ tiếp bước tích hợp các công nghệ mà họ tuyên bố sẽ làm cho sản phẩm tài chính của họ an toàn và dễ sử dụng.
Nhiều tên tuổi công nghệ lớn như Apple, Google, Samsung đang tham gia vào thị trường thanh toán điện tử. (Ảnh minh họa)
Công ty công nghệ hiểu bạn hơn chính mình
Bên cạnh những tiện ích mang lại từ dịch vụ thanh toán điện tử qua smartphone, giới phân tích cũng cho rằng, các công ty công nghệ đang nắm quá nhiều dữ liệu về một người và họ có thể hiểu bạn hơn chính bản thân bạn, từ đó khiến người dùng ngày càng phải phụ thuộc, gắn bó với công ty.
“Mọi người để lại hàng núi dữ liệu sau khi đi du lịch ở đâu đó, trả tiền cho một sản phẩm bất kỳ… Thói quen mua sắm của mọi người thậm chí có thể tiết lộ thông tin về tính cách của họ, chẳng hạn như liệu họ có thiếu kiểm soát bản thân hay có vấn đề về sức khỏe… Rất nhiều công ty đang kiếm tiền từ những dữ liệu đó”, Dayna Ford, chuyên gia nhà phân tích tại Gartner nói.
Nếu như trước đây, các công ty thẻ tín dụng sẽ bán dữ liệu chi tiêu cho các công ty phân tích và nhà bán lẻ để tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng, thì bây giờ, các công ty công nghệ có thể tự thu thập dữ liệu đó để phục vụ xây dựng nền tảng dịch vụ thanh toán của riêng họ./.
Điện thoại thay thế ví tiền, thúc đẩy nền kinh tế thời kỳ Covid-19
Mobile Money có thể phủ sóng thanh toán điện tử đến 100% người dân trong bối cảnh thúc đẩy thanh toán không tiền mặt do dịch Covid-19.
Mobile Money là dạng ví điện tử không có tài khoản ngân hàng (thanh toán qua tài khoản viễn thông), dùng để thực hiện những giao dịch nhỏ, với mức dự kiến thanh toán là 10 triệu đồng/tháng. Mô hình được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trình Chính phủ từ tháng 5/2019.
Cùng với xu thế phát triển tất yếu của thanh toán không tiền mặt, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng nổ, càng cho thấy sự cần thiết Mobile Money.
Xóa bỏ nỗi lo tiền mặt
Anh Nguyễn Tuấn Long, một nhân viên giao hàng tại Hà Nội thường xuyên phải tiếp xúc với tiền mặt để trả lại cho khách. Trung bình mỗi ngày, anh Long giao cả trăm đơn hàng, với tổng số tiền có ngày lên tới hàng chục triệu đồng.
Theo anh Nguyễn Tuấn Long, phần lớn đơn hàng là giao rồi thu tiền, số lượng khách thanh toán trước qua thẻ thường rất ít. Vì thế, vừa thu tiền vừa trả lại cho khách khiến anh mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp không đủ tiền để trả lại, cả hai bên phải đi khắp nơi để đổi.
Còn với chị Phạm Thu Trang, quận Đống Đa, Hà Nội, sử dụng ví điện tử thanh toán các giao dịch thường ngày là chuyện quen thuộc, tuy nhiên không tránh được đôi khi vẫn phải ghé chợ mua đồ trong lúc nhỡ nhàng.
"Không phải lúc nào cũng tiện vào siêu thị để lấy một vài món đồ nhỏ thì tôi sẽ ghé chợ hoặc đại lý. Việc thanh toán tiền mặt những khoản lặt vặt đó đôi khi cũng gây phiền phức nhất định. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo về nguy cơ lây nhiễm virus từ tiền mặt, nên nếu có giải pháp giúp thanh toán dễ dàng những khoản tiền nhỏ, nhất qua smartphone thì rất tốt cho cả người mua và người bán", chị Trang chia sẻ.
Bán được mớ rau 15.000, bà Nguyễn Thị Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) loay hoay tìm tiền lẻ để trả lại khách hàng. Việc phải chuẩn bị trước một lượng lớn tiền mặt để trả lại, mặc dù số tiền lãi bán rau mỗi ngày chỉ vài trăm nghìn đồng là chuyện thường ngày của những người buôn bán.
"Nhiều người mua mớ rau chỉ 10.000 - 15.000 đồng nhưng lại đưa tờ 100.000 - 200.000 đồng, thậm chí là 500.000 đồng. Nếu người quen, tôi đành cho mua nợ. Người lạ mà không đủ tiền trả lại thì coi như không bán được hàng. Ngày kiếm được có vài trăm nghìn tiền chợ nên không bán được hàng là sót ruột lắm", bà Mai nói.
Thanh toán qua điện thoại dự báo sẽ gia tăng
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thực tế hiện có tới 99% các giao dịch dưới 100.000 đồng ở Việt Nam là bằng tiền mặt. Giải pháp Mobile Money được đánh giá là một lời giải cho việc thanh toán không tiền mặt, thậm chí là cả với những người buôn bán nhỏ như các bà bán rau, chị hàng cá...
Việt Nam có nhiều lợi thế để áp dụng mô hình Mobile Money khi số người sử dụng smartphone hiện là hơn 70 triệu/96 triệu dân.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đây sẽ là giải pháp để người nghèo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận các dịch vụ trên nền tảng internet như y tế, giáo dục, tài chính, việc làm và an sinh xã hội. Dịch vụ này cho phép những người không có tài khoản ngân hàng có thể gửi, rút, chuyển tiền bằng điện thoại của mình và thanh toán các hóa đơn, mua hàng hóa tại cửa hàng.
"Nếu cấp phép dịch vụ Mobile Money cho các nhà mạng viễn thông, vùng phủ dịch vụ thanh toán điện tử sẽ mau chóng đến 100% người dân. Điều này sẽ thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nhất là vùng xa, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy các công ty Fintech, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp tăng trưởng kinh tế. Tất cả các quốc gia cho phép Mobile Money đều tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Mới đây, tại chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN trình ngay quyết định cá biệt về việc thí điểm Mobile Money./.
Vân Anh
Số vốn được rót chỉ bằng 1/3 so với Grab, Gojek đang 'hụt hơi' trong cuộc chiến đốt tiền, nguy cơ trắng tay với chiến lược mở rộng rời rạc thiếu tính toán Chiến lược mở rộng rời rạc, thiếu tính toán của Gojek đang gây tổn thương nghiệm trọng tới thị trường chính trong đế chế của họ. Gojek đang có sự hiện diện ở 5 quốc gia Đông Nam Á nhưng 90% doanh thu của họ đến từ Indonesia. Trong khi mảng gọi xe của công ty đang gặp khó khăn trong việc mở...