Các cộng đồng bản địa Peru phong tỏa sông tại Amazon phản đối vụ tràn dầu
Chính phủ Peru cho biết các cộng đồng bản địa ở nước này đã phong tỏa một con sông lớn ở khu vực Amazon ngày 28/9 nhằm phản đối vụ tràn dầu thô tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này.
Vệt dầu loang tại bờ biển tỉnh Callao, Peru sau sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun trào ở Tonga, ngày 17/1/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính phủ Peru thông báo việc các cộng đồng bản địa phong tỏa sông Maranon – nhánh của sông Amazon, đang cản trở giới chức lấy mẫu nước và phân phát thuốc cho các cộng đồng bản địa bị ảnh hưởng.
Vụ tràn dầu xảy ra ngày 16/9 và ảnh hưởng đến một số cộng đồng bản địa ở tỉnh Loreto phía Đông Bắc Peru.
Video đang HOT
Bộ Môi trường Peru ước tính lượng dầu tràn là 2.500 thùng, trong khi công ty dầu mỏ quốc gia Petroperu cho biết vẫn chưa có đánh giá.
Petroperu cho biết dầu tràn xuất phát từ một vụ cố ý phá hoại đường ống dẫn dầu do công ty vận hành vận chuyển dầu thô từ Amazon đến bờ biển Peru để lọc. Trên đường ống này cũng đã xảy ra một số vụ tràn dầu trong những năm gần đây.
Đây là vụ tràn dầu lớn thứ 2 tại Peru trong năm 2022 sau khi công ty Repsol SA của Tây Ban Nha làm tràn hơn 10.000 thùng dầu ra Thái Bình Dương hồi tháng 1 từ một tàu đang bơm dầu cho nhà máy lọc dầu của công ty gần thủ đô Lima của Peru.
Peru là nước sản xuất dầu mỏ rất nhỏ, chỉ đạt 40.000 thùng/ngày. Các mỏ dầu của nước này tập trung ở vùng Amazon.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và việc bảo tồn dòng sông này được các nhà khoa học xem là quan trọng để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Peru ứng phó sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun trào tại Tonga
Trong một thông báo ngày 17/1, Bộ trưởng Môi trường Peru - ông Ruben Ramirez - cho biết ít nhất 2,5 km bờ biển và hai bãi biển ở miền Trung nước này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun trào ở Tonga.
Công nhân môi trường Peru làm sạch bờ biển tại tỉnh Callao sau sự cố tràn dầu liên quan vụ núi lửa phun trào ở Tonga, ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhà máy lọc dầu Pampilla (thuộc sở hữu của công ty Repsol - Tây Ban Nha), những chấn động từ vụ núi lửa phun trào đã gây ra những con sóng rất lớn, khiến một tàu chở dầu rung lắc dữ dội và làm "tràn một lượng dầu nhất định" khi đang dỡ hàng cho nhà máy này. Hiện Bộ Môi trường Peru đang giám sát việc làm sạch khu vực biển thuộc quận duyên hải Ventanilla - nơi xảy ra sự cố trên.
Trước đó, Viện Phòng thủ dân sự quốc gia (Indeci) và trung tâm khẩn cấp của Bộ Năng lượng và mỏ của Peru cũng đã ra thông báo cho biết vụ phun trào núi lửa đã gây triều cường tại Ventanilla, qua đó ảnh hưởng tới tiến trình dỡ dầu thô cho nhà máy lọc dầu La Pampilla.
Theo Indeci, cơ quan này đã kiểm soát được sự cố tràn dầu, mặc dù công tác dọn sạch hiện trường vẫn đang được tiếp tục triển khai. Trong khi đó, Cơ quan Đánh giá và thực thi vì môi trường (OEFA) đã mở một cuộc điều tra để xác định các trách nhiệm liên quan sự cố tràn dầu này.
Trước đó, ngày 15/1, núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Haapai ở ngoài khơi Tonga đã phun trào trở lại, gây ra những đám tro bụi lớn bao phủ gần như toàn bộ hòn đảo chính của quốc đảo có hơn 100.000 dân này. Bên cạnh đó, vụ phun trào mạnh nhất tại khu vực Thái Bình Dương sau nhiều thập kỷ không chỉ gây sóng thần ập vào các bờ biển Tonga mà còn lan rộng ra nhiều khu vực Nam Thái Bình Dương, kể cả quốc gia xa hơn 2.000 km như New Zealand cũng chịu ảnh hưởng.
Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Canada tăng mạnh Canada hiện có 77 trường hợp được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ, theo số liệu do Cơ quan y tế công cộng Canada (PHAC) và Bộ Y tế tỉnh Québec công bố ngày 3/6, trong đó 71 ca từ tỉnh Québec. Con số này cao gấp hơn 15 lần so với 5 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn quốc mà PHAC...