Các cơ quan Nhà nước sẽ thuê dịch vụ ứng dụng CNTT
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin vừa đồng ý chủ trương thực hiện thuê dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.
Các cơ quan Nhà nước sẽ thuê ứng dụng dịch vụ công nghệ thông tin
Quyết định trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong ngày 26/6, khi Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT họp phiên toàn thể lần thứ nhất với đa số các thành viên ủng hộ phương án.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, việc ứng dụng CNTT đã tạo ra hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, ngành viễn thông nhờ ứng dụng mạnh CNTT đã nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ trên sân nhà mà còn mở rộng đầu tư ra hơn 10 quốc gia.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, thuê dịch vụ CNTT là một xu hướng trên thế giới. Hiện tại, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Quốc hội đã đi đầu trong việc thực hiện thuê dịch vụ CNTT trọn gói. Các thành viên Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT đều đánh giá cao cơ chế thuê dịch vụ CNTT và coi đây là một giải pháp phát triển ngành công nghiệp CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
Video đang HOT
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT cho rằng, nếu thiếu động lực của thị trường và chỉ Nhà nước làm thì việc ứng dụng CNTT rất khó khăn. Thực hiện cơ chế thuê dịch vụ CNTT sẽ tạo sức sống cho thị trường.
Đồng tình với các quan điểm nêu trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhìn nhận, cơ chế thuê dịch vụ CNTT sẽ tạo động lực phát triển đột phá cho doanh nghiệp. Theo quy trình đầu tư, một dự án về CNTT phải mất hàng năm để hoàn tất thủ tục nên có khi được phê duyệt thì công nghệ đã lạc hậu. Cơ chế thuê dịch vụ CNTT sẽ giúp khắc phục được tình trạng này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp của CNTT như là một công cụ hữu hiệu tạo phương thức phát triển mới, động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội… Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, tiềm năng và yêu cầu phát triển CNTT là rất lớn, nếu có cơ chế chính sách tốt hơn thì việc ứng dụng CNTT sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Đồng tình với báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ và nhiều ý kiến của các thành viên Ủy ban và các chuyên gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là trong những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến nhiều người dân và doanh nghiệp. Triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực, trong đó tập trung mạnh vào y tế, giáo dục, xây dựng, hải quan, thuế… Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu, Chính phủ điện tử.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương thực hiện thuê dịch vụ ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước; giao lãnh đạo các Bộ Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Văn phòng Chính phủ chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách để thực hiện thuê dịch vụ dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Theo infonet.vn
Đưa CNTT-TT vào từng "ngõ ngách" của cuộc sống
Được phê duyệt từ năm 2006, đến nay sau 7 năm thực thi, Dự án Phát triển CNTT-TT Việt Nam đã tạo ra một nền móng vững chắc, môi trường sẵn sàng cho việc triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT).
Trung tâm Giao dịch CNTT-TT Đà Nẵng được xây dựng nhằm hỗ trợ quản lý, khai thác và ứng dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng về CNTT-TT.
Dự án này đã giúp Bộ TT&TT xây dựng khung CPĐT cho các Bộ và địa phương; giúp các đơn vị thụ hưởng như Tổng cục Thống kê hoàn thiện Kiến trúc tổng thể; giúp Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hà Nội hoàn thành Kiến trúc tổng thể cho CPĐT, Thành phố Đà Nẵng xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Xuyên suốt toàn bộ Dự án là công tác tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho các cán bộ quản lý Nhà nước cũng như một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có các khóa đào tạo tập huấn ngắn và dài hạn nhằm nâng cao ý thức và nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho hơn 500 Lãnh đạo thông tin (CIO) của các Bộ, Ban, Ngành, các tỉnh thành phố trên cả nước và một bộ phận doanh nghiệp và hơn 1000 cán bộ của Bộ TT&TT và một bộ phận các doanh nghiệp. Trong các hợp phần khác của Dự án (Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Đà Nẵng), trên 1.000 cán bộ được đào tạo và cấp chứng chỉ.
Một trong những mục tiêu cơ bản của dự án là nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-TT trong đó có việc xây dựng thành công các trung tâm dữ liệu công suất lớn cho Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, Đà Nẵng và Hà Nội nhằm lưu trữ thông tin tập trung thống nhất, cài đặt các dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Bộ và các địa phương. Hệ thống truyền thông hợp nhất, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh tại Tiểu dự án Bộ TT&TT đã được xây dựng nhằm tăng cường kết nối giữa Bộ TT&TT và các cơ quan trực thuộc. Trang bị hệ thống hội nghị truyền hình, máy chủ, hơn 100 mạng LAN, trên 1.000 máy tính,... nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 12 tỉnh, thành, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại các địa phương. Ngoài ra, cũng nâng cấp Root CA phục vụ triển khai chữ ký số và CPĐT; Test lab phục vụ cho việc kiểm định phần mềm CPĐT, xây dựng trung tâm đo kiểm đánh giá các giải pháp CNTT cho việc phát triển CPĐT.
Dưới sự điều phối của Ban Quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê là cơ quan nhà nước tiên phong trong việc áp dụng mô hình Kiến trúc tổng thể vào việc hoạch định và quản lý các hoạt động nghiệp vụ của toàn ngành. Ứng dụng Kiến trúc tổng thể và hình thành hệ thống thông tin thống kê đồng bộ đã thống nhất 07 khâu của quy trình nghiệp vụ thống kê cấp cao và được kết nối qua mạng nội bộ. Hệ thống này cho phép nhanh chóng triển khai các mô hình thu thập dữ liệu thống kê qua các công cụ như máy quét, điều tra trực tiếp qua eform, email, áp dụng những công cụ hỗ trợ thu thập thông tin tiên tiến như tablet và cung cấp công cụ mạnh cho khai thác, phổ biến thông tin.
Nói như ông Trần Tuấn Hưng - Phó Trưởng ban thường trực Dự án Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê (tiểu hợp phần của dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam), thành công lớn nhất của ứng dụng Kiến trúc tổng thể cho Tổng cục Thống kê là sự thay đổi về tư duy - quyết định dựa trên bằng chứng xác thực, coi thông tin thống kê là tài sản chung của xã hội, mọi người đều có quyền truy cập và sử dụng; đáp ứng được yêu cầu của công việc thống kê là: chính xác, kịp thời và đầy đủ. "Dự án đã cung cấp và trang bị nhiều kiến thức mới nhưng theo kinh nghiệm các nước khác quá trình triển khai phải kéo dài 2 - 3 năm. Trong giai đoạn đó, phải tiến hành đồng bộ hóa quy trình, đào tạo nhân lực, "vá" lại những lỗ hổng nếu có...", ông Hưng nhấn mạnh.
Với tiểu dự án Hà Nội, TS Vũ Tấn Cương - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT, Sở TT&TT Hà Nội cho biết, Dự án đã xây dựng chiến lược, lộ trình và kiến trúc CNTT nền hành chính điện tử của Thành phố Hà Nội; xây dựng Trung tâm dữ liệu Nhà nước Thành phố Hà Nội; xây dựng, mở rộng Cổng giao tiếp điện tử Thành phố; nâng cao nhận thức về CPĐT cho các cán bộ chủ chốt.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, ông Cương cho rằng: "Khó khăn lớn nhất là thắng được sức ì trong các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, nếu chúng ta ứng dụng CNTT vào một bộ phận nào đó, giảm bớt sức lao động đi thì những người ở đó sẽ làm gì, nên chắc chắn sẽ có sự trì hoãn, vì vậy trước khi ứng dụng CNTT cần cải tiến quy trình, chuyển đổi tổ chức cho phù hợp với việc ứng dựng hiệu quả CNTT và tạo được tâm lý, văn hóa moi người chấp nhận, ủng hộ việc ứng dụng CNTT vì sự phát triển bền vững, lâu dài của tổ chức. Hơn nữa, việc ứng dụng CNTT muốn thành công thì phải trang bị cho người dân những kiến thức, thiết bị về CNTT-TT cần thiết để họ cùng tham gia".
Trung tâm Dữ liệu TP Hà Nội đã chính thức hoạt động từ tháng 2/2012 đến nay, tích hợp được trên 60 ứng dụng và hệ thống thông tin của 34 cơ quan, đơn vị của TP. Thời gian tới, TP đã có kế hoạch phát triển các cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng như: CSDL dân cư, CSDL doanh nghiệp, CSDL Đất đai... làm nền tảng để phát triển các dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của công dân và doanh nghiệp. Hiện tại, hệ thống Cổng giao tiếp điện tử mới của Hà Nội đang chạy thử nghiệm và đầu năm 2014 sẽ vận hành chính thức. Cổng giao tiếp điện tử sẽ cung cấp môi trường làm việc cộng tác, hỗ trợ khả năng xử lý, đồng xử lý của các cán bộ, công chức trên mạng.
Theo ICTnews
70% giáo viên ở thành phố sở hữu máy tính xách tay Cuộc khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2013 đã cho những kết quả khá thú vị. CNTT đang được coi là hạ tầng của tiến trình hiện đại hóa đất nước và có tác động đến mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, việc ứng dụng công...