Các cổ phiếu nhỏ đua nhau tăng giá mạnh
Sau những tuần tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán tuần vừa qua (từ 1 – 5/10) đã đảo chiều đi xuống. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu có mệnh giá nhỏ lại giữa đà tăng mạnh.
Các chỉ số đồng loạt đi xuống
Sau 3 tuần tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán trong nước đã đối mặt với áp lực bán tháo mạnh trong tuần đầu tiên của tháng 10. Số cổ phiếu giảm điểm chiếm ưu thế chủ đạo trong suốt cả tuần làm việc. Thanh khoản trên sàn cũng giảm rõ rệt so với tuần trước đó.
Theo đó, khởi động phiên làm việc đầu tuần, thị trường đã hiện hữu sắc đỏ ngay từ khi mở cửa. Giao dịch diễn ra giằng co, nhiều cổ phiếu bị bán tháo khiến sắc đỏ bao phủ thị trường. Trong đó, những mã đóng vai trò trụ cột trên sàn cũng chìm trong sắc đỏ.
Sau phiên khởi động đầu tuần trong sắc đỏ, thị trường đã lấy lại được đà tăng trong 3 phiên giữa tuần. Tuy nhiên, giao dịch không thực sự khởi sắc, hoạt động bán ra vẫn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khiến các chỉ số chỉ đi lên với biên độ khá hẹp.
Ảnh minh hoạ
Ở phiên cuối tuần, thị trường lại đột ngột lao dốc. Mặc dù, dòng tiền tham gia khá tích cực nhưng lực cung giá thấp ồ ạt tung ra khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Hàng trăm mã quay đầu đi xuống, trong đó có khá nhiều mã lớn đóng vai trò chủ chốt thị trường như ngân hàng, dầu khí, bluechips… đẩy các chỉ số giảm sâu.
Với hai phiên giảm sâu và 3 phiên tăng nhẹ, các chỉ số thị trường đã đồng loạt giảm điểm trong tuần qua. Cụ thể, chỉ số Vn-Index đã giảm 0,86% xuống mức 1.008,39 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index cũng giảm 1,38% và dừng ở mức 114,67 điểm khi chốt phiên giao dịch cuối tuần.
Cùng với các chỉ số, thanh khoản trên cả hai sàn cũng đồng loạt giảm. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn TP.HCM đạt hơn 195,93 triệu đơn vị/phiên, giảm 1,35% so với tuần giao dịch trước. Sàn Hà Nội đạt trung bình hơn 51 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 7,77%.
Video đang HOT
Trái với đà đi xuống của các chỉ số, thị trường chứng khoán tuần làm việc tuần vừa qua ghi nhận khá nhiều cổ phiếu có mệnh giá nhỏ tăng giá mạnh.
Theo đó, tại sàn TP.HCM, dẫn đầu danh sách tăng mạnh nhất tuần là cổ phiếu ATG của Công ty cổ phần An Trường An với mức hơn 39% giá trị, từ mức chỉ 2.200 đồng/cổ phiếu hôm cuối tuần trước 28/9 lên mức 3.060 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên cuối tuần ngày 5/10.
Giữ vị trí thứ 2 là cổ phiếu HVG của Công ty cổ phần Hùng Vương, với mức tăng gần 32% giá trị sau một tuần giao dịch, từ mức chỉ 6.670 đồng/cổ phiếu hôm 28/9 lên mức 8.800 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên giao dịch ngày cuối tuần 5/10.
Cũng có mệnh giá chỉ dưới 10.000 đồng, cổ phiếu AGF của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang giữ vị trí thứ 3 trong Top 10 tăng mạnh nhất tuần, với mức hơn 27% giá trị, từ mức chỉ 6.600 đồng/cổ phiếu hôm 28/9 lên mức 8.410 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày cuối tuần 5/10.
Bên sàn Hà Nội, cổ phiếu VIE của Công ty cổ phần công nghệ viễn thông VITECO đã dẫn đầu danh sách Top cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần, với mức 21%, từ 10.000 đồng/cổ phiếu hôm 28/9 lên mức 12.100 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 5/10.
Cổ phiếu TST của Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Viễn thông giữ ở vị trí thứ 2, với mức tăng gần 21%, từ mức 5.800 đồng/cổ phiếu hôm 28/9 lên mức 7.000 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 5/10.
Giữ vị trí thứ 3 là PCG của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Gas Đô Thị với mức tăng hơn 20% giá trị, từ mức 17.900 đồng/cổ phiếu hôm 28/9 lên mức 21.500 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên cuối tuần 5/10.
Nhà tư dài hạn có thể nắm giữ cổ phiếu
Mặc dù thị trường đã trải qua một tuần lao dốc, nhưng theo nhận định của các công ty chứng khoán, nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt.
Theo Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội – SHS, xu hướng tăng trong ngắn hạn của chỉ số Vn-Index bên sàn TP.HCM đang bị đe dọa và những nhịp tích lũy sẽ là điều cần thiết lúc này để giúp ổn định nền tảng giá của các cổ phiếu.
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội – SHS cho rằng, trong tuần giao dịch tiếp theo, chỉ số Vn-Index có thể sẽ giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 1.000 – 1.030 điểm (ngưỡng tâm lý-MA200 ngày).
“Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng trong giai đoạn này để dễ dàng phản ứng với những diễn biến của thị trường. Nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong tương lai”, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội – SHS khuyến nghị.
Còn theo nhận định của Công ty chứng khoán Phú Hưng – PHS, áp lực bán của các cổ phiếu trụ cột khiến chỉ số chịu sự điều chỉnh. Ngưỡng 1.000 điểm của chỉ số Vn-Index có thể sẽ là ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho chỉ số trong thời điểm hiện tại trước khi có thể tiếp tục tiến lên các mốc cao hơn.
Công ty chứng khoán Phú Hưng – PHS cho rằng, nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh của thị trường cơ cấu danh mục vào nhóm cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan và có triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Chứng khoán Mỹ, châu Âu chìm trong sắc đỏ
Chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm mạnh trong phiên 4/10 do giới đầu tư lo lắng lạm phát gia tăng khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lên mức cao nhất từ giữa năm 2011.
Dữ liệu kinh tế tích cực cùng phát biểu lạc quan của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jemore Powell và dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 49 năm vừa được công bố đã đẩy lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 3,232%, mức cao nhất trong 7 năm. "Thị trường đang dự đoán xác suất lên tới 80% khả năng FED sẽ nâng lãi suất trong tháng 12 tới", Jasper Lawler - người đứng đầu nghiên cứu tại London Capital Group cho biết.
Dow Jones chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trong ngày 4/10.
Nỗi lo này đã khiến Dow Jones chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp bằng phiên điều chỉnh khá mạnh trong ngày 4/10, trong khi đó S&P 500 và Nasdaq chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ 25/6.
Cổ phiếu đã chịu nhiều biến động trong năm qua khi lãi suất tăng nhanh hơn dự báo của nhà đầu tư. Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của Phố Wall tăng 4,12 điểm, mức tăng cao nhất kể từ ngày 15/8.
Kết thúc phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 200,91 điểm ( tương đương 0,75%), xuống 26.627,48 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 23,90 điểm (khoảng 0,82%), xuống 2.901,61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 145,57 điểm (tương đương 1,81%), xuống 7.879,51 điểm.
Tương tự, việc lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh cũng khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu lo ngại, đẩy các chỉ số chính của khu vực giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 4/10.
Chốt phiên này, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 91,94 điểm (khoảng 1,22%), xuống 7.418,34 điểm. Chỉ số DAX tại Đức sụt 43,44 điểm (tương đương 0,35%), xuống 12.244,14 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp hạ 80,55 điểm (khoảng 1,47%), xuống 5.410,85 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, áp lực chốt lời tiếp tục khiến chứng khoán Nhật Bản có phiên điều chỉnh thứ 2 liên tiếp.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông có phiên lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại các nhà đầu tư quốc tế sẽ rút vốn khỏi thị trường do đồng USD tăng mạnh. Đây cũng là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chứng khoán Hồng Kông. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục tiếp tục nghỉ giao dịch.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 135,34 điểm (tương đương 0,56%), xuống 24.975,62 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 467,39 điểm (khoảng 1,73%), xuống 26.623,87 điểm.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản cũng sụt giảm 1,7%. Trên thị trường tiền tệ thế giới, đồng USD phục hồi lên gần mức cao nhất trong 6 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Theo kinhtedothi.vn
Chứng khoán châu Á lao dốc theo Phố Wall Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á trong phiên sáng 5/10 sau khi chứng khoán Phố Wall lao dốc đêm qua. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,56% trong những giờ đầu giao dịch, còn chỉ số Topix trượt giá 0,33% khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều sụt giảm. Ảnh minh họa (Nguồn: CNBC) Chỉ số...