Các cổ phiếu bluechips thi nhau lao dốc
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (10/10), thị trường chứng khoán trên sàn TP.HCM đã hiện hữu sắc đỏ. Hơn 100 mã niêm yết trên sàn quay đầu giảm giá, trong đó có khá nhiều mã nằm trong nhóm bluechips.
Khởi động phiên làm việc ngày hôm nay, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục giao dịch trong thận trọng. Lực cầu diễn ra nhỏ giọt, trong khi đó áp lực bán tháo vẫn hiện hữu. Đáng chú ý, diễn biến tại các cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip khác buồn tẻ. Mặc dù phần lớn tăng điểm, nhưng biên độ chỉ ở mức thấp dưới 1%.
Cả hai chỉ số trên sàn TP.HCM và Hà Nội đều duy trì đà tăng nhẹ cho đến cuối phiên làm việc buổi sáng. Thanh khoản trên sàn giữ ở mức thấp. Tạm chốt phiên sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index tăng 2,18 điểm, tương đương 0,22%, lên mức 990,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 80 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.674,8 tỷ đồng.
Bên sàn Hà Nội, tạm chốt phiên sáng, chỉ số Vn-Index cũng tăng 2,18 điểm, tương đương 0,22%, lên mức 990,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 80 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.674,8 tỷ đồng. Toàn thị trường có 135 mã tăng 133 mã giảm.
Ảnh minh họa
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, thị trường tiếp tục diễn ra giằng co, các chỉ số trên cả hai sàn trồi sụt quanh mức tham chiếu. Giao dịch diễn ra ảm đảm, áp lực bán tháo lan rộng trên bảng điện tử.
Trên sàn TP.HCM, sau thời gian liên tục trồi sụt, chỉ số Vn-Index đã đảo chiều giảm nhẹ khi khép lại phiên giao dịch ngày hôm nay. Sắc đỏ lan rộng trên bảng điện tử được xem là nguyên nhân chính khiến thị trường không giữ được đà tăng. Đáng chú ý, khá nhiều mã nằm trong nhóm bluechips đã lao dốc.
Trong đó có thể kể đến, BID giảm 250 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 150 đồng/cổ phiếu; DBD giảm 900 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 400 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 300 đồng/cổ phiếu; NSC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; NVL giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 900 đồng/cổ phiếu; SCS giảm 1.600 đồng/cổ phiếu; SGN giảm 200 đồng/cổ phiếu; SGR giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; SVI giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; VIC giảm 100 đồng/cổ phiếu; YEG giảm 400 đồng/cổ phiếu…
Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận khá nhiều mã giảm sàn và trắng bên mua. Trong đó có thể kể đến VPS giảm sàn 900 đồng/cổ phiếu; TCO giảm sàn 900 đồng/cổ phiếu; FTM giảm sàn 300 đồng/cổ phiếu…
Video đang HOT
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm nay trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 987,38 điểm, giảm 0,45 điểm, tương đương 0,05%. Khối lượng giao dịch đạt 182,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 4.230,86 tỷ đồng. Toàn thị trường có 108 mã tăng giá (trong đó có 12 mã tăng trần); 107 mã đứng giá và 147 mã giảm giá (trong đó có 7 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 913,05 điểm, giảm 1,49 điểm, tương đương 0,16%. Khối lượng giao dịch đạt 54,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.649,92 tỷ đồng. Toàn thị trường có 9 mã tăng giá; 10 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.
Ở chiều ngược lại, bên sàn Hà Nội, thị trường lại duy trì sắc xanh cho đến cuối phiên làm việc. Hàng loạt cổ phiếu trụ cột tăng giá được xem là nguyên nhân chính hỗ trợ các chỉ số. Trong đó có thể kể đến, ACB tăng 300 đồng/cổ phiếu; BAX tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; DP3 tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; MAS tăng 200 đồng/cổ phiếu; PMC tăng 2.100 đồng/cổ phiếu; PVI tăng 200 đồng/cổ phiếu…
Khép lại phiên giao dịch, chỉ số HNX- Index giữ ở mức 105,16 điểm, tăng nhẹ 0,53 điểm, tương đương là 0,51%. Khối lượng giao dịch đạt 21,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 340,11 tỷ đồng. Toàn thị trường có 48 mã tăng giá (trong đó có 14 mã tăng trần); 56 mã đứng giá và 232 mã giảm giá (trong đó có 14 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30 Index giữ ở mức 188,08 điểm, tăng thêm 0,46 điểm, tương đương 0,25%. Khối lượng giao dịch đạt 13,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 269,18 tỷ đồng. Toàn thị trường có 12 mã tăng giá, 9 mã đứng giá và 8 mã giảm giá (trong đó có 1 mã giảm sàn).
Chỉ số UPCOM Index giữ ở mức 56,6 điểm, giảm 0,01 điểm, tương đương 0,02%. Khối lượng giao dịch đạt 6 triệu đơn vị, giá trị tương đương 101,27 tỷ đồng. Toàn thị trường có 67 mã tăng giá (trong đó có 16 mã tăng trần); 46 mã đứng giá và 571 mã giảm giá (trong đó có 12 mã giảm sàn).
PV
Theo vnmedia.vn
"Ông lớn" Vinachem bị toà áp dụng biện pháp khẩn cấp, phong toả hàng loạt tài sản
Thông tin "lộ" ra từ báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét của Vinachem cho thấy, tập đoàn này có một loạt khoản nợ tiềm tàng do tranh chấp với các đối tác và bị TAND Hà Nội và TAND TP HCM phong tỏa nhiều tài sản.
Một dự án của Vinachem
Hàng loạt tài khoản, tài sản bị phong toả
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên 2019 đã được soát xét bởi đơn vị kiểm toán AASC.
Thông tin "lộ" ra từ báo cáo cho thấy, tập đoàn này có một loạt khoản nợ tiềm tàng do tranh chấp với các đối tác và bị TAND Hà Nội và TAND TP HCM phong tỏa nhiều tài sản.
Cụ thể, theo đơn khởi kiện bổ sung của Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), tổng giá trị nhà thầu đã thực hiện tương ứng hơn 22 triệu USD và được chủ đầu tư thành toán gần 10,1 triệu USD. Do đó, công ty này kiện đòi Vinachem thanh toán nốt số tiền 12,48 triệu USD.
Ngày 9/1, TAND TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thanh toán bảo lãnh tạm ứng số tiền hơn 8,4 triệu USD của BIDV cho Vinachem chờ phán quyết của VIAC. Ngày 11/1, Vinachem đã gửi đơn khiếu nại nhưng không được toà án chấp nhận.
Ngày 20/2/2019, TAND TPHCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa tài khoản và tài sản của Vinachem gồm trên 12,17 triệu cổ phần Công ty phân bón Bình Điền (mã BFC) thuộc sở hữu Vinachem và tài khoản USD của Vinachem tại BIDV với số dư trên 13 triệu USD.
Bê cạnh đó, VIAC cũng nhận được đơn tranh chấp của Công ty Đại chúng TTCL và Công ty TTCL Việt Nam yêu cầu Vinachem thực hiện giá trị tranh chấp lần lượt là 110,47 triệu USD (tương đương 2.557,4 tỷ đồng) và 18,32 triệu USD (tương đương 424,1 tỷ đồng) cùng các yêu cầu khác không nêu trị giá.
Ngày 4/4, TAND TP HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thực hiện phong tỏa tài khoản và tài sản Vinachem gồm 24 triệu cổ phiếu phân bón Bình Điền (BFC), 10 triệu cổ phiếu Bột giặt Lix (mã chứng khoán LIX) và 7,5 triệu cổ phiếu Hóa chất Việt Trì (mã HVT) thuộc quyền sở hữu của Vinachem.
Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu BFC tại thời điểm chốt phiên 10/10 là 15.000 đồng/cổ phiếu; thị giá LIX là 41.500 đồng/cổ phiếu và thị giá HVT là 39.000 đồng/cổ phiếu.
Lãi suy giảm, nợ ngắn hạn vượt quá giá trị tài sản ngắn hạn
Cũng tại báo cáo bán niên này, kiểm toán viên AASC đã đưa ra kết luận ngoại trừ. Đơn vị kiểm toán cho biết, "một cuộc soát xét về cơ bản có phạm vi hẹp hơn một cuộc kiểm toán được thực hiện theo các chuẩn mức kiểm toán Việt Nam và do vậy không cho phép chúng tôi đạt được một sự đảm bảo rằng chúng tôi sẽ nhận biết được tất cả các vấn đề trọng yếu có thể được phát hiện trong một cuộc kiểm toán". Theo đó, AASC đã không đưa ra ý kiến kiểm toán.
Cơ sở đưa ra kết luận ngoại trừ của AASC đối với báo cáo tài chính của Vinachem là với các tài liệu được cung cấp, AASC không đánh giá được ảnh hưởng của một số vấn đề tới báo cáo tài chính bán niên của tập đoàn này.
Đơn vị kiểm toán lưu ý rằng, tại thời điểm 30/6/2019, một số dự án của Vinachem như dự án khai thác và chế biến muối mỏ tại huyện Nongbok, tỉnh Khammouan (Lào) đã dừng triển khai và đang thực hiện các thủ tục thanh lý hợp đồng với các bên liên quan.
Bên cạnh đó, dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm đã tạm bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đến nay chưa được quyết toán công trình hoàn thành và không có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và lãi vay.
AASC còn nhấn mạnh, một số khoản vay ngân hàng thương mại cổ phần của Vinachem đã quá hạn thanh toán. Trong đó, số dư nợ gốc quán hạn là 668,9 tỷ đồng và lãi quá hạn, lãi phạt chậm nộp tương ứng là 336 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên là "nhà máy sản xuất phân đạm từ tham cám công suất 1.760 tấn ure/ngày (560.000 tấn ure/năm)" đã tạm bàn giao cho Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình quản lý, vận hành từ năm 2012 nhưng chưa được phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành.
Kết quả kinh doanh nêu tại báo cáo bán niên soát xét cho thấy, nửa đầu năm nay Vinachem có lãi trước thuế 363,45 tỷ đồng, giảm gần 37% so với cùng kỳ và lãi sau thuế là 218,78 tỷ đồng, giảm hơn 40% so cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ chỉ là 28,5 tỷ đồng, giảm so với kết quả 30,93 tỷ đồng của nửa đầu năm 2018.
Tuy lãi sụt giảm song cũng phần nào giúp giảm lỗ luỹ kế cho Vinachem. Con số lỗ luỹ kế của tập đoàn này tại ngày 30/6/2019 là 2.720,91 tỷ đồng.
Nợ phải trả vào cuối quý II ở mức 37.360,58 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn là 24.204,15 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn của Vinachem đã vượt quá giá trị tài sản ngắn hạn của tập đoàn này là 21.507,08 tỷ đồng.
Theo Dân trí
LDG tăng 50% trong 2 tháng, công ty con của Đất Xanh "tranh thủ" thoái sạch vốn Nhiều khả năng, Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh đã bán thỏa thuận toàn bộ 14,3 triệu cổ phiếu LDG trong ngày 4/10 với trị giá hơn 175 tỷ đồng. Ảnh minh họa. CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh vừa thông báo đã bán toàn bộ 14,3 triệu cổ phiếu LDG, tương ứng 5,95% vốn của CTCP Đầu tư LDG...