Các cổ phiếu bluechips ồ ạt giảm sâu
Chốt phiên giao dịch cuối tuần ngày hôm nay (14/12), chứng khoán trong nước đã chứng kiến đà giảm sâu của các chỉ số. Hàng loạt cổ phiếu nằm trong nhóm bluechips lao dốc được xem là nguyên nhân chính kéo thị trường mất điểm.
Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường chứng khoán trong nước đã khởi động với tâm lý khá thận trọng. Các chỉ số liên tục chao đảo trước áp lực tháo hàng của giới đầu tư. Trong đó, nhóm cổ phiếu bluechips ồ ạt lao dốc.
Ở chiều ngược lại, thị trường sáng nay cũng ghi nhận một số mã lớn giữ được sắc xanh như GAS; PLX; SAB; TCB… Động thái này đã giúp thị trường ngăn đà giảm sâu.
Tạm chốt phiên, chỉ số Vn-Index giảm 2,51 điểm, tương đương 0,26% xuống còn 957,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 95,35 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.190,22 tỷ đồng. Toàn thị trường có 153 mã giảm và 109 mã tăng.
Ảnh minh họa
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,42 điểm, tương đương 0,39% xuống còn 106,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,48 triệu đơn vị, giá trị tương đương là hơn 195 tỷ đồng. Toàn thị trường có 57 mã giảm và 34 mã tăng.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, đà đi xuống tiếp tục hiện hữu và không ngừng nới rộng. Hoạt động bán tháo diễn ra mạnh mẽ, kéo hàng trăm mã đi xuống. Trong đó, nhóm VN30 chỉ có 3 mã tăng giá và 25 mã giảm giá.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng, bluechips… cũng chứng kiến đà giảm sâu. Đây cũng là nguyên nhân chính kéo các chỉ số hiện hữu sắc đỏ trong suốt đợt làm việc buổi chiều.
Cụ thể, BHN giảm 300 đồng/cổ phiếu; BID giảm 400 đồng/cổ phiếu; BVH giảm 1.600 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 800 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 1.300 đồng/cổ phiếu; HCM giảm 700 đồng/cổ phiếu; HDB giảm 400 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 400 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 1.600 đồng/cổ phiếu, MWG giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; PNJ giảm 800 đồng/cổ phiếu; ROS giảm 300 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 1.500 đồng/cổ phiếu…
Bên sàn Hà Nội, ACB giảm 300 đồng/cổ phiếu; GMX giảm 1.800 đồng/cổ phiếu; VCS giảm 300 đồng/cổ phiếu…
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index rơi xuống mức 952,04 điểm, giảm 8,21 điểm, tương đương 0,85%. Khối lượng giao dịch đạt 200 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 4.740,864 tỷ đồng. Toàn thị trường có 104 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 193 mã giảm giá.
Chỉ số VN30-INDEX cũng rơi xuống mức 918,79 điểm, giảm 10,11 điểm, tương đương 1,09 %. Khối lượng giao dịch đạt 48,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.554,909 tỷ đồng. Toàn thị trường có 3 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 25 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-INDEX giữ ở mức 106,65 điểm, giảm 0,65 điểm, tương đương 0,61%. Khối lượng giao dịch đạt 48,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 672,202 tỷ đồng. Toàn thị trường có 70 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 76 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30-INDEX giữ ở mức 194,46 điểm, giảm 1,09 điểm, tương đương 0,56%. Khối lượng giao dịch đạt 31,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 498,461 tỷ đồng. Toàn thị trường có 70 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 76 mã giảm giá.
Theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt – VDSC, cả hai chỉ số đang có nỗ lực vượt vùng kháng cự để thoát khỏi xu hướng tiêu cực trước đó và hình thành xu hướng tăng trung hạn. Tuy nhiên rủi ro vẫn tồn tại khi chỉ số đang có dấu hiệu phân kỳ âm ngắn hạn. Hiện tại, nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến thị trường và vẫn nên thận trọng đến khi có dấu hiệu bứt phá rõ ràng.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Cổ phiếu BIDV tăng điểm sau khi cựu Chủ tịch Trần Bắc Hà bị bắt giữ
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index giảm nhẹ 0,25 điểm (0,03%) xuống 926,54 điểm, trong khi Hnx-Index thậm chí tăng 0,65 điểm (0,63%) lên 104,82 điểm. Cổ phiếu BID cũng có giao dịch hết sức tích cực khi tăng 150 đồng (0,5%) lên 31.400 đồng.
Trong phiên giao dịch cuối tháng 11, điều được nhà đầu tư chờ đợi nhất chính là phản ứng của thị trường trước thông tin ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch BIDV bị bắt giữ.
Trong quá khứ, thông tin ông Trần Bắc Hà bị bắt đã không ít lần xuất hiện trên thị trường dưới dạng tin đồn và lần nào cũng khiến thị trường náo loạn.
Tháng 2/2013, tin đồn ông Hà bị bắt lần đầu xuất hiện trên thị trường đã khiến TTCK Việt Nam giảm gần 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn HoSE và HNX chỉ trong một phiên giao dịch.
Kể từ thời điểm đó, thi thoảng lại xuất hiện tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt giữ và thị trường lại có những phiên biến động rất mạnh. Lần gần nhất vào tháng 8/2017, tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt giữ xuất hiện và vốn hóa HoSE lập tức mất đi gần 44.000 tỷ đồng. Riêng cổ phiếu BIDV (BID) giảm hết biên độ khiến vốn hóa ngân hàng này mất đi hơn 7.400 tỷ đồng chỉ trong một phiên.
Sau nhiều năm đồn đoán, vào chiều 29/11, Bộ Công An đã phát đi thông báo chính thức việc ông Trần Bắc Hà đã bị bắt về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Tuy vậy, khác với những lần giảm mạnh vì tin đồn trước đó, TTCK Việt Nam trong phiên giao dịch 30/11 không còn chịu tác động từ việc ông Trần Bắc Hà bị bắt. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index giảm nhẹ 0,25 điểm (0,03%) xuống 926,54 điểm, trong khi Hnx-Index thậm chí tăng 0,65 điểm (0,63%) lên 104,82 điểm. Cổ phiếu BID cũng có giao dịch hết sức tích cực khi tăng 150 đồng (0,5%) lên 31.400 đồng.
Việc ông Hà đã chính thức nghỉ hưu từ năm 2016 đã khiến thông tin này không còn sức nặng tới thị trường như những lần trước đây. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước, BIDV đồng loạt lên tiếng khẳng định việc bắt giữ ông Hà không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng cũng giúp tâm lý giới đầu tư thêm phần ổn định.
Bên cạnh đó, sau nhiều năm "đồn đoán", thông tin ông Bắc Hà bị bắt cũng khiến thị trường không còn quá "sốc". Thay vào đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này mới là điều được giới đầu tư quan tâm hơn. Tính đến cuối tháng 11/2018, BIDV cơ bản hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2018 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Tổng tài sản đạt 1.255 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 13,5%, nợ xấu kiểm soát thấp dưới 1,6%; lợi nhuận tăng trưởng 18%; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tổ chức định hạng quốc tế Moody's nâng hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) của BIDV từ mức b3 lên mức b2.
Ngoài ra, những thông tin về việc phát hành 603 triệu cổ phần (15% vốn) cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc cho thấy sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài với BIDV, điều này góp phần giúp giao dịch cổ phiếu ổn định hơn.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu BIDV tăng nhẹ sau chuỗi ngày liên tục suy giảm Trong ngày giao dịch hôm qua, 28/11, cổ phiếu Ngân hàng BIDV quay đầu tăng nhẹ sau chuỗi 4 phiên liên tục "đỏ lửa". Chốt phiên giao dịch 28/11, VN-Index thêm 7,08 điểm, lên 930,2 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 136,3 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 3.251 tỷ đồng. HNX - Index cũng tăng 0,91 điểm lên...