Các cô dâu “đau đầu” chuyện cưới hay không khi chỉ được tổ chức dưới 30 người: Cái khó ló cái khôn là đây!
Vì quy định mới về tổ chức tiệc cưới dưới 30 người nên nhiều cô dâu rất lăn tăn về việc có nên cưới hay không khi lịch trình đã lên sẵn.
Cưới xin là chuyện cả đời, bởi vậy ai ai cũng muốn tổ chức ngày vui thật trọng đại, có đông đủ anh em bạn bè tụ họp, chúc phúc.
Tuy nhiên, suốt 2 năm nay, vì tình hình dịch bệnh nên các cô dâu chú rể có ý định cưới luôn trong tình trạng “chờ”.
Họ gần như sẵn sàng toàn bộ váy áo, ảnh cưới hay thông báo họ hàng, chỉ cần dịch ổn định thì tính luôn chuyện cưới.
Tối 1/11, Hà Nội công bố những nội dung của Kế hoạch thực hiện quy định tạm thời “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19″. Trong đó có điều khoản yêu cầu lễ cưới không tập trung quá 30 người cùng một thời điểm.
Cũng vì chỉ thị mới này mà nhiều cô dâu chú rể đứng giữa ranh giới của chuyện cưới hay không!
Cưới thì chỉ tổ chức nội bộ dưới 30 người. Không cưới thì chưa rõ lúc nào chuyện lên xe hoa mới được quyết định. Sau khi chỉ thị mới được ban hành, các cô dâu chú rể đã có những quyết định thật sự rất khác.
Cô dâu với lễ ăn hỏi tự tổ chức dưới 30 người còn đám cưới thì hoãn!
Mai Phương là một cô dâu mới, cô vừa hoàn thành xong chuyện ăn hỏi và rước dâu về nhà chồng. Duy có việc tổ chức hôn lễ để mời anh em bạn bè là chưa thể tổ chức.
Vì trông chờ đám cưới từ đầu năm đến bây giờ nhưng vướng bao đợt dịch nên nửa tháng trước, khi tình hình có vẻ đỡ hơn, gia đình hai bên quyết định làm lễ ăn hỏi và rước dâu cho Phương và chú rể Mạnh Cương.
Vợ chồng Phương đã có lễ ăn hỏi dưới 30 người.
“Dù làm lúc đó chưa có quy định mới nhưng gia đình mình chỉ có nội bộ gia đình với nhau chứ chẳng mời khách. Chủ yếu để có thủ tục giúp hai đứa về chung một nhà đã. Lúc đó hai bên cũng nghĩ khoảng tháng 11 hoặc 12 sắp tới sẽ tổ chức lễ cưới.
Sau đó vài hôm thì có nghị định yêu cầu tổ chức đám cưới dưới 30 người nên chuyện để được gửi thiệp, mời khách còn xa xôi. Gia đình mình quyết định hoãn vô thời hạn, đến khi nào dịch dã xong xuôi thì hai vợ chồng mới quyết định tổ chức đám cưới mời khách chứ không dự tính thời gian trước nữa. Khi nào yên ổn, được phép tổ chức thì gia đình sẽ tiến hành thôi”, Phương chia sẻ.
Hơn ai hết, Phương hiểu cảm xúc của những cô dâu đang lăn tăn thời điểm bây giờ. Được biết, khi quyết định tổ chức, gia đình cũng làm tâm lý cho hai vợ chồng bởi cưới ở thời điểm hiện tại thiệt thòi quá nhiều.
Video đang HOT
“Việc hoãn cưới rồi cưới nhanh như chớp cho xong thủ tục ảnh hưởng nhiều đến tinh thần hai đứa. Mình cũng tưởng tượng nhiều về đám cưới trong mơ, rước dâu có bạn bè chứng kiến nhưng vì dịch nên chẳng có ai cả khiến mình khá buồn.
Bố mẹ cũng vậy chẳng mời được họ hàng hay anh em. Tuy nhiên tích cực hơn thì đây chắc chắn là một kỷ niệm đặc biệt để sau này kể cho con cháu. Dịch dã đang như thế thì cưới xin rùm beng cũng dính đến nhiều nguy cơ”, Phương chia sẻ.
Họ đang chờ đợi để có thể tổ chức hôn lễ đông đủ người tham gia.
Đến hiện tại, gia đình Phương và Cương vẫn đang chờ đợi để tổ chức đám cưới với người thân ở Sài Gòn, Quảng Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn về chung vui. Song với quy định mới thì thời gian cưới xin vẫn là một dấu hỏi.
Cô dâu ăn hỏi một tráp, quyết hoãn cưới đợi dịch “êm”
Cô dâu Minh Huyền 26 tuổi và chú rể Đăng Phú 28 tuổi hiện là kỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị. Cặp đôi cũng vừa quyết định tạm hoãn lại hôn lễ sau khi có chỉ thị mới ở Hà Nội.
Trước đó, cũng vì dịch bệnh mà gia đình Phú và Huyền chỉ có thể gặp mặt, họp bàn qua điện thoại.
“Hai bên đã tham khảo các nơi tổ chức sự kiện, thông báo cho bạn bè thân thiết về dự định tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên do diễn biến dịch phức tạp nên cũng trên tinh thần vừa chuẩn bị vừa nghe ngóng. Khi có thông tin về quy định mới phòng chống dịch, chỉ được tổ chức dưới 30 người hai vợ chồng quyết định hoãn luôn. Lúc báo với bạn bè ai cũng thông cảm vì tình hình hiện tại”, Huyền kể.
Vợ chồng Huyền quyết định hoãn luôn hôn lễ. (Ảnh: Andy Photography)
Thời gian đầu, khi quyết định chọn ngày cưới vợ chồng Huyền vẫn rất thong thả vì đầu năm bàn, chọn cuối năm cưới có nhiều thời gian chuẩn bị. Nhưng dịch bệnh căng thẳng kéo theo việc càng gần đến ngày lại càng hoang mang.
“Cũng vì lí do này mà trước đó khi Hà Nội nới lỏng dịch thì gia đình đã tổ chức ăn hỏi rồi rước dâu trong ngày luôn. Do nhà trai ở Hà Tĩnh, mình ở Hà Nội nên quá trình đó căng thẳng lắm, sợ không tổ chức được. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng ổn hơn, bọn mình ăn hỏi và đón dâu trong nội bộ gia đình chỉ với một tráp chứ không phải 5-7 tráp”, Huyền chia sẻ thêm.
Được biết, với quyết định hoãn cưới hiện tại hai vợ chồng Huyền cũng động viên nhau. Hiện tại, họ chỉ mong sớm được mời khách và tổ chức đám cưới một cách suôn sẻ với đông đủ người tham gia.
Huyền tâm sự: “Hai bên gia đình cũng bàn bạc và thống nhất ngay từ đầu là diễn biến dịch phức tạp thì sẽ hoãn tiếp. Đến khi nào mọi thứ thật sự ổn định, được tổ chức thoải mái thì chúng mình sẽ làm đám cưới theo đúng quy định của nhà nước”.
Đám hỏi kết hợp rước dâu tổ chức dưới 30 người. (Ảnh: Andy Photography).
Hôn lễ từ gần 300 khách còn 30 khách
Đây là câu chuyện của cô dâu Thanh Mai tại Hoài Đức, Hà Nội. Theo dự kiến ban đầu thì ngày mai (6/11) cô sẽ tổ chức hôn lễ. Vì tình hình dịch bệnh nên gia đình cũng đã mời ít khách và dự định tổ chức khoảng 40-50 mâm (khoảng 300 khách mời).
Tuy vậy, chưa đầy 1 tuần trước hôn lễ thì có chỉ thị mới của thành phố về việc chỉ tổ chức đám cưới dưới 30 người, bởi vậy nên gia đình nhanh chóng thay đổi kế hoạch, giảm số lượng khách xuống còn dưới 30.
Cô dâu Thanh Mai chuyển từ đám cưới vài chục mâm thành chỉ có nội bộ trong nhà.
“Gia đình mình quyết định làm nội bộ, gần như không có khách khứa bên ngoài. Thật ra ngay từ đầu mình cũng chuẩn bị tinh thần còn phụ thuộc vào dịch bệnh nhưng cũng có nỗi buồn khi phương án thay đổi. Bạn bè mình nhiều người hoãn hẳn lắm còn mình vẫn làm nhưng thu nhỏ lại thôi.
Bố mẹ hai bên động viên nhiệt tình và bảo rằng khi nào hết dịch thì báo hỷ lớn cho hai vợ chồng. Cả bạn bè cũng động viên nhiều lắm nên mình cũng thoải mái ít nhiều. Dịch dã thế này thì cứ làm theo quy định thôi”, Thanh Mai chia sẻ.
Chọn được ngày cưới đẹp và chờ đến thời khắc trọng đại là cả một quá trình. Tuy nhiên dù sao vẫn phải tuân thủ theo quy định và tình hình dịch bệnh. Hi vọng rằng các cô dâu chú rể sẽ có phương án phù hợp nhất để quyết định có nên cưới hay không trong thời gian hiện tại!
Sát ngày cưới, nàng dâu chết điếng pha xử lý "khác người" từ bố mẹ chồng: "Ông bà bên hàng xóm tốn có 5 triệu"
"Em là đằng gái sao có thể lo được cho cả bên nhà chồng các khoản tiền cưới đó, người ta may mắn được giỏi giang, thành đạt, nhưng chồng người ta cũng giỏi không kém", cô dâu kể.
Giai đoạn chuẩn bị kết hôn có vô số vấn đề xảy đến đối với những cô dâu chú rể. Chẳng mấy ai từng đám cưới hay làm dâu để mà "rút kinh nghiệm". Bởi vậy, hàng loạt vấn đề xảy đến khiến họ đau đầu, thậm chí cảm thấy chán nản đến tột cùng.
Tuy nhiên, nếu như ở trường hợp đó, người chồng có thể chung vai sát cánh, cùng vợ vượt qua thì còn được an ủi phần nào. Trái lại, đàn ông ỷ lại, không biết cách bảo vệ bạn đời thì phụ nữ phải nghĩ thật kỹ về cuộc hôn nhân này.
Mới đây, một bài viết của cô dâu sắp lên xe hoa gây chú ý mạng xã hội. Bài viết như sau:
"Có ai gần cưới rồi mà gặp tình trạng bị bố mẹ chồng so sánh với dâu con nhà khác không ạ? Bọn em đã ăn hỏi được cách đây 1 tuần, đợi tháng sau là cưới nhưng càng gần ngày cưới em lại càng thấy nảy sinh nhiều vấn đề ạ.
Hôm vừa rồi bên nhà chồng sắp cưới em có cỗ, em sang phụ giúp, đến khi cỗ bàn xong thì bố mẹ chồng ngồi khen con dâu nhà hàng xóm giỏi.
Đám cưới chị tự tay lo hết tất tật, ông bà bên đấy tốn có 5 triệu mà chị ấy còn không muốn bố mẹ chồng bỏ tiền ra", cô con dâu kể.
Bài viết được đăng tải.
Hóa ra, đây là một câu chuyện thường thấy trong cuộc sống. Nhiều người thích con dâu hàng xóm hơn con dâu nhà mình. Tuy nhiên, dù thích nhưng so sánh nhau một cách kém công bằng thì thật sự không nên tẹo nào. Cô dâu kể tiếp:
"Bố mẹ chồng kể dâu hàng xóm xong quay sang cảm thán là ai như nhà này, đã phải lo tiền tráp lễ các thứ rồi, còn không biết đường tự bỏ tiền ra mà đi chụp ảnh cưới. Ti tỉ thứ tiền từ nhỏ nhất cũng bắt bố mẹ.
Đến lúc đèo em về, chồng sắp cưới cũng khen chị hàng xóm giỏi, hỏi em sao không giỏi được như người ta.
Em thật sự bó tay luôn ạ, đáng ra những điều ấy bố mẹ chồng sẽ phải nói riêng với chồng em chứ.
Em là đằng gái sao có thể lo được cho cả bên nhà chồng các khoản tiền cưới đó, người ta may mắn được giỏi giang, thành đạt, nhưng chồng người ta cũng giỏi không kém.
Chứ chả có người giỏi nào lại chấp nhận lấy người bình thường rồi lại phải lo tất tật cả.
Đằng này nhà chồng em chỉ nhìn vào mỗi dâu rồi cạnh khóe em.
Em có nên dừng đám cưới không khi thái độ bố mẹ chồng và cả chồng cũng đang không ổn?".
Ảnh minh họa.
Tâm lý lo lắng từng chút một của người sắp lên xe hoa đương nhiên khiến người ta phải suy nghĩ. Ai chẳng muốn hôn nhân hạnh phúc, nhà chồng yêu thương.
Tuy nhiên, cái cách bố mẹ chồng và cả người chồng nói chuyện khiến người ta cho thấy họ không tôn trọng con dâu nhà mình. Kẻ đáng trách nhất chắc chắn là ông chồng khi thẳng tay khen người khác rồi so sánh với vợ.
Nhiều dân mạng cho rằng, có lẽ cô dâu nên xem xét lại chuyện có nên kết hôn hay không. Nếu như cưới người không hết lòng với mình, gia đình chồng không tôn trọng mình thì sau này sẽ khổ sở nhiều hơn hạnh phúc.
Chồng bóc tôm cho tôi ăn giữa đám cưới, mẹ chồng bĩu môi chê một câu khiến bố tôi bình thản nói: "Không nhận con rể!" Mẹ chồng đỏ mặt tía tai đứng dậy bắt bố tôi xin lỗi, nhưng họ hàng nhà em phản đối nên bà lại im re. Hôm nay em tổ chức đám cưới các chị ạ. Đúng là ngày vui nhất đời em luôn, mong chờ mãi bao lâu mới được làm cô dâu mặc váy trắng, nhưng không ngờ đám cưới chưa kết...