Các CLB V.League liên tục có hành động thiết thực trong mùa dịch
Do đại dịch Covid-19, nhiều người dân lâm vào cảnh khó khăn khi bị thiếu việc làm, thu nhập bị ảnh hưởng.
Thấu hiểu được những vất vả đó, CLB Bình Định đã nghĩ ra cách khá hay là trao các nhu yếu phẩm như mì tôm, gạo và hàng trăm suất quà đến tận tay người nghèo ở Quy Nhơn (Bình Định).
Thậm chí, HLV Nguyễn Đức Thắng cùng các cầu thủ Bình Định còn chở các nhu yếu phẩm đến tận khu vực sinh sống của người nghèo để trao. “Với tất cả tấm lòng, chúng tôi muốn chia sẻ phần nào với người nghèo những vất vả, lo toan trong giai đoạn họ không thể đi làm, kiếm sống khi dịch bệnh hoành hành”, HLV Nguyễn Đức Thắng chia sẻ.
Trong khi đó, một số CLB V.League cũng trích tiền để ủng hộ các lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch. Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19″ của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mới đây Hà Nội FC và cá nhân chủ tịch CLB, ông Đỗ Vinh Quang đã ủng hộ 1 tỷ đồng cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và 500 triệu đồng cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Ngay cả Thanh Hóa, đội bóng vốn không được xếp ở hàng “đại gia” cũng trích 200 triệu đồng ủng hộ chống dịch Covid-19. Với những hành động thiết thực trong mùa dịch như vậy, chúng ta càng thấy trân quý tấm lòng, sự chung tay của các đội bóng.
Đức Huy thừa nhận ức chế vì không được thi đấu
Chia sẻ trên mạng xã hội, tiền vệ Đức Huy thừa nhận anh và nhiều đồng đội ở Hà Nội FC đang trải qua những ngày buồn vì không được thi đấu: “Chắc ai cũng vậy, mình cũng có một chút ức chế khi lâu không được thi đấu. Mà lịch đấu giờ lại bị động. Nhưng sức khỏe của cộng đồng là trên hết. Mình nghĩ cứ kiểm soát được dịch đã, rồi giải đấu lại tiếp tục. Mọi người lại được xem bóng đá. Các bạn nhớ ra sân cổ vũ CLB Hà Nội đều đều là được”.
Thành Văn
Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, dưới con mắt cựu GĐKT Hà Nội FC Daniel Enriquez
Trong khi nhiều CLB V.League "chạy ăn từng mùa" thì Hà Nội FC sau khi "no nê" thành tích giải quốc nội đã tính tới việc tái cơ cấu để vươn ra tầm châu lục.
Đầu mùa giải 2020 họ đã mời 3 chuyên gia nước ngoài gồm giám đốc kỹ thuật Daniel Enriquez, chuyên gia thể lực Gandini và chuyên viên phân tích Estefano đến làm việc.
Video đang HOT
"Anh ấy nói với tôi rằng không muốn thay đổi vì anh ấy đã là một nhà vô địch rồi. Anh ấy không hứng thú với việc đối đầu các nhà vô địch châu Á khác. Từ đó, tôi tự hỏi họ đưa tôi về đây để làm gì?", ông Daniel Enriquez giãi bày. Ảnh CLB
Bầu Hiển tranh thủ việc CLB Hà Nội không được dự AFC Champions League lẫn AFC Cup ở mùa giải 2020 do vi phạm quy định của Liên đoàn bóng đá Châu Á để tái cơ cấu lại đội bóng. Ngoài việc cử con trai Đỗ Vinh Quang (25 tuổi) ngồi ghế Chủ tịch CLB, Hà Nội đã mời giám đốc kỹ thuật Daniel Enriquez, chuyên gia thể lực Gandini và chuyên viên phân tích Estefano cùng xây dựng chiến lược phát triển CLB.
Ai cũng biết
Theo dõi đội bóng chinh chiến tại AFC Cup 2019, bầu Hiển hiểu được đâu là giới hạn khi nhà vô địch V.League thi đấu với các đội bóng châu lục. Một trong những điểm thua thiệt April 25 (Triều Tiên) để mất vé vào chơi trận chung kết AFC Cup 2019 chính là thể lực. Mùa giải 2019, CLB Hà Nội đã phải vật lộn với cơn bão chấn thương, sự giảm sút thể lực của cầu thủ khi CLB trải qua lịch thi đấu dày đặc ở cả 3 đấu trường.
"Ở Uruguay, 3 buổi đó có thể dồn vào một ngày". Ảnh CLB
Tân Giám đốc kỹ thuật Daniel Enriquez được kỳ vọng sẽ xây dựng chiến lược phát triển và nâng cấp Hà Nội FC. Ông Daniel Enriquez từng trải qua các vị trí trong ban huấn luyện, giám đốc kĩ thuật, giám đốc thể thao các đội Puebla (Mexico), Tigres (Mexico), Tampico Madero (Mexico), Colón (Uruguay), Nacional (Uruguay) và Consadole Sapporo (Nhật Bản).
Nhưng rốt cuộc Daniel Enriquez chỉ làm giám đốc kỹ thuật ở Hà Nội FC từ tháng 12/2019 đến đầu tháng 2/2020, ông đã xin ra đi cùng với các cộng sự nước ngoài. Mới đây, ông đã có những chia sẻ với chương trình Tuya y Mía của đài El Espectador (Uruguay) về những ngày làm việc ngắn ngủi.
Những hiểu biết của ông về CLB hàng đầu Việt Nam khá chính xác: "Hà Nội FC đã giành 3 chức vô địch trong 4 mùa giải gần nhất ở Việt Nam. Năm ngoái, họ vô địch cả V.League lẫn Cúp quốc gia. Đó là một CLB lớn với nhiều tiềm năng".
" Hà Nội FC có thể mạnh ở trong nước hoặc khu vực nhưng ở đấu trường quốc tế lớn, họ thường thất bại trước các đại diện của Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản khi thủng lưới từ 3-4 bàn".
Vấn đề thể lực cũng là rào cản khiến cho các cầu thủ Việt Nam như Công Phượng, Xuân Trường hay Văn Hậu không phát huy được khả năng khi ra nước ngoài thi đấu. Dù về kỹ thuật cá nhân chúng ta không hề thua các cầu thủ Thái Lan, hơn xa Indonesia, Malaysia.
Giám đốc kỹ thuật Daniel Enriquez, chuyên gia thể lực Gandini đều đã rời CLB sau thời gian làm việc ngắn ngủi vì không tìm được tiếng nói chung. Ảnh CLB
Họ đưa tôi về đây để làm gì?"
Vị chuyên gia 61 tuổi người Uruguay đã cùng đội trẻ Uruguay vô địch U20 Nam Mỹ năm 1977 đã sớm "chuẩn đoán ra căn bệnh" của Hà Nội FC, nhưng để khắc phục lại là điều không dễ:
" Vấn đề là khi chúng tôi đề nghị gia tăng gấp đôi lịch tập thì HLV đã phản đối. Chúng tôi muốn thực hiện 3 giáo án trong một ngày nhưng HLV chỉ muốn một giáo án đơn giản trong 8 tuần trước khi mùa giải bắt đầu. Chúng tôi cố gắng giải thích với anh ấy rằng bóng đá chuyên nghiệp vận hành khác thế này nhưng không thành công. Chúng tôi đề nghị hạ xuống còn 5 tuần nhưng họ vẫn làm việc không chăm chỉ. Thứ hai, họ tập chạy. Thứ ba, họ vào phòng gym. Thứ tư, họ chỉ tập nhẹ với bóng. Ở Uruguay, 3 buổi đó có thể dồn vào một ngày".
Điểm yếu về cơ địa cầu thủ mỏng cơm, bất lợi trong các pha không chiến cũng từng được ông Park Hang-seo phát hiện. Ông thầy Hàn Quốc đã từng yêu cầu các tuyển thủ quốc gia tăng cường tập gym, nhưng khi về CLB không nhiều cầu thủ tự giác làm điều đó. Ông Park đang thành công vì chọn ra một lối chơi phù hợp cho đội tuyển chứ không hẳn là nền tảng thể lực, khả năng tranh chấp có sự thay đổi đột biến.
Ông Daniel Enriquez phân tích điểm mạnh-yếu: " Cầu thủ Việt Nam nhỏ người và nhanh nhẹn, nhưng khả năng tự làm việc bằng không. Họ không bao giờ tự đặt chân vào phòng gym để cải thiện thể chất và sức mạnh. Khi va chạm với một cầu thủ Nhật Bản, họ để vượt qua dễ dàng. Họ giàu kỹ thuật nhưng sự hy sinh thấp. Tôi không thấy áp lực, không thấy sự bứt phá từ họ. Không có gì cả".
"Tôi đã nói chuyện với chủ sở hữu đội bóng, chủ tịch CLB, những người đã thuê tôi.Họ đã có tác động với các quan chức phía dưới, với HLV trưởng (Chu Đình Nghiêm). Vị này có vẻ không muốn thay đổi". Ảnh CLB
Có vẻ như văn hóa và phương pháp làm việc của các chuyên gia nước ngoài khi đến làm việc tại mảnh đất chữ S này đã khiến cho họ không thành công:
"Tôi đã nói chuyện với chủ sở hữu đội bóng, chủ tịch CLB, những người đã thuê tôi. Họ đã có tác động với các quan chức phía dưới, với HLV trưởng (Chu Đình Nghiêm). Vị này có vẻ không muốn thay đổi. Anh ấy nói với tôi rằng không muốn thay đổi vì anh ấy đã là một nhà vô địch rồi. Anh ấy không hứng thú với việc đối đầu các nhà vô địch châu Á khác. Từ đó, tôi tự hỏi họ đưa tôi về đây để làm gì?", ông Daniel Enriquez giãi bày.
Có lẽ trước khi lên truyền hình chia sẻ về những ngày làm việc ngắn ngủi tại Hà Nội, ông đã hiểu vì sao mình bị chấm dứt hợp đồng:
" Một tuần sau khi bắt đầu làm việc, chuyên gia thể lực đã muốn rời đi sau sự việc HLV trưởng bước vào sân, cắt ngang phần hướng dẫn của anh ấy và tuyên bố "finish" (kết thúc). Tôi nghĩ đó là từ tiếng Anh duy nhất mà anh ta biết".
Những gì Daniel Enriquez đối diện cũng là điều mà Nicholas Gandini và Estefano từng trải qua. Họ là những người nhiều năm làm nghề ở những quốc gia có nền bóng đá chuyên nghiệp, điều khác xa với sân cỏ Việt Nam dù đã mang tiếng chuyên nghiệp 20 năm nay.
" Chuyên gia thể lực Nicholas Gandini thậm chí đã đưa cả gia đình anh ấy sang đây nhưng chỉ sau 1 tuần, anh ấy nói với tôi rằng không thể chịu đựng được nữa. Một tháng sau, anh ấy rời khỏi đội. Sau đó, Estefano (chuyên gia phân tích) cũng rời đi." Ông Daniel Enriquez chua chát.
Việc thuê một chuyên gia nước ngoài đến ngồi vị trí GĐKT làm việc thực sự trong giai đoạn này là điều không hề đơn giản chút nào. Ảnh CLB
Luẩn quẩn
Với hạ tầng cơ sở và kinh phí dành cho đội bóng đã đủ điều kiện cho Hà Nội FC- đội bóng hàng đầu Việt Nam nâng cấp, bước chân vào bóng đá chuyên nghiệp chuẩn quốc tế. Bầu Hiển cũng đã "bật đèn xanh" nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có những khó khăn như thế thì với các CLB V.League còn khó khăn biết nhường nào.
Gốc rễ của vấn đề là các HLV, cầu thủ Việt Nam quen sống trong bao cấp, tiền từ túi các ông bầu. Phần lớn chưa hình dung tới đây bóng đá chuyên nghiệp phải sống từ việc kinh doanh bóng đá, CLB sẽ phải vận hành như thế nào? Tại sao lại cần phải thay đổi?
Về chuyên môn, vị trí giám đốc kĩ thuật từ cấp liên đoàn đến CLB chưa được định hình rõ nét. Chức năng của GĐKT ở từng đội bóng là khác nhau, thậm chí tại Thanh Hóa mùa giải năm ngoái khi HLV Quang Bảo từ chức thì bầu Đệ lắp ngay vào ghế này... để ăn lương.
Lâu này tại V.League phần lớn Chủ tịch CLB là người đứng mũi chịu sào, chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề sân bãi, y tế, dinh dưỡng của toàn đội. Các ông chủ cũng là người chỉ đạo HLV, các tuyến trẻ...dù khá nhiều người không có chuyên môn. Nên việc thuê một chuyên gia nước ngoài đến ngồi vị trí GĐKT làm việc thực sự trong giai đoạn này là điều không hề đơn giản chút nào.
Đông Hùng
HLV V.League và vấn nạn "ăn chặn tiền lót tay" của ngoại binh Theo nhà môi giới người Slovenia, chỉ cần ngăn chặn vấn nạn tham nhũng, mỗi CLB V.League có thể tiết kiệm ít nhất 30% ngân sách hàng năm. "Các HLV được trả công nhờ thành quả trên sân cỏ. Không phải bằng việc 'ăn chặn' từ ngân sách CLB hay thu nhập của cầu thủ. Không một VĐV chuyên nghiệp nào lại chi...