Các CLB V.League biết khai thác bản quyền hình ảnh
Những năm gần đây, rất nhiều CLB V.League đã biết cách khai thác hình ảnh đội bóng và đặc biệt là các ngôi sao đang thi đấu cho họ. Nguồn thu từ hoạt động thương mại này đang ngày càng gia tăng, đóng góp lớn vào ngân quỹ của các CLB.
Kể từ khi U23 Việt Nam gây chấn động bóng đá châu Á bằng vị trí á quân tại VCK U23 châu Á 2018, sức hút bóng đá nội ngày càng lớn và đi kèm với đó là rất nhiều hoạt động thương mại được đẩy mạnh. Sự quan tâm của NHM cũng như các nhãn hàng lớn đã giúp nhiều cầu thủ có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động quảng cáo. Nhiều thương hiệu lớn đã lựa chọn cầu thủ làm đại diện hình ảnh trong chiến dịch Marketing và đương nhiên “tiền phí” cho hoạt động quảng cáo này không hề nhỏ.
Trước đây đã có công ty đứng ra khai thác hình ảnh cầu thủ, báo giá cho từng hạng mục với các nhãn hàng, nhưng sau đó phải dẹp bỏ bởi quy định chặt chẽ từ các CLB. Theo đó, cầu thủ khi trở về CLB sẽ thuộc quyền sở hữu của chính đội bóng đó và tất cả chiến dịch quảng cáo của cầu thủ phải thông qua CLB.
Hiện có rất nhiều CLB sở hữu các ngôi sao lớn của bóng đá Việt Nam như Hà Nội FC, HAGL, TP.HCM và suốt hơn 3 năm qua, nhiều hợp đồng quảng cáo với cầu thủ được thực hiện thông qua CLB. Đây được xem là cách làm chuyên nghiệp, bởi các CLB đã bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo, ký hợp đồng chuyên nghiệp nên đương nhiên họ được phép khai thác thương quyền từ chính cầu thủ của mình.
Trên các phương tiện truyền thông cũng như các nền tảng mạng xã hội, NHM không còn quá bất ngờ khi bắt gặp các ngôi sao của bóng đá Việt Nam xuất hiện. Đi đầu trong xu thế đó là Hà Nội FC nhờ sở hữu nhiều ngôi sao như Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Quyết, Thành Chung, Thành Lương… HAGL cũng không hề kém cạnh khi có trong tay những “cỗ máy in tiền” trên mặt trận quảng cáo, tiếp thị như Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh và đặc biệt là Công Phượng.
Video đang HOT
Các ngôi sao của HAGL được coi là những “cỗ máy in tiền” trên mặt trận quảng cáo – Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Theo quy trình, khi các nhãn hàng muốn “thuê” cầu thủ quảng cáo cho thương hiệu của họ sẽ liên hệ, làm việc với các đội bóng chủ quản. Họ sẽ tính toán, thống nhất về giá thành cho mỗi đợt quảng cáo và thường thì CLB được hưởng tỷ lệ 30% trên tổng số tiền mà nhãn hàng đưa cho cầu thủ.
Sức hút của bóng đá mang lại ngày càng lớn và với các nhãn hàng, việc “thuê” cầu thủ quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả lớn về chiến dịch marketing nên “giá tiền” cho mỗi thương vụ càng cao. Ví dụ điển hình, một cầu thủ ngôi sao làm đại sứ hình ảnh cho một nhãn hàng trong thời gian 1 năm sẽ có giá không dưới 1 tỷ đồng và khi đó CLB sẽ được nhận 300 triệu đồng.
Dù dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, nhưng giá trị của cầu thủ Việt Nam không hề xuống, nhất là khi lúc này bóng đá Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, có sức ảnh hưởng lớn với nhiều tầng lớp xã hội.
“Miếng bánh” từ hoạt động thương mại quảng cáo cầu thủ ngày càng lớn nên nhiều đội bóng đã phải lên kế hoạch, triển khai phòng khai thác thương quyền cầu thủ, CLB để vừa đi tìm khách hàng vừa trực tiếp đàm phán, thống nhất các điều khoản hợp đồng. Tính chuyên nghiệp trong cách làm của các CLB ngày càng được coi trọng và bước đầu đã có nguồn thu lớn từ hoạt động thương mại cầu thủ.
AFC hủy một loạt giải đấu
Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) quyết định hủy 4 giải đấu vì sự an toàn của các thành viên tham gia trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại châu Á.
Sáng 5/7, AFC thông báo hủy 2 giải bóng đá nữ là VCK U17 châu Á 2022 tổ chức ở Indonesia và VCK U20 châu Á 2022 diễn ra ở Uzbekistan. Quyết định này dựa trên sự tư vấn của Ủy ban Bóng đá nữ Châu á.
AFC thừa nhận ưu tiên sức khỏe và an toàn của các bên liên quan là điều quan trọng nhất, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh.
Hai giải bóng đá nữ và 2 giải futsal bị hủy do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Quang Thịnh.
Tuy nhiên, AFC cũng quyết định Indonesia và Uzbekistan vẫn sẽ là chủ nhà của VCK U17 bóng đá nữ và VCK U20 bóng đá nữ diễn ra năm 2024.
Hai giải đấu cấp châu lục khác cũng bị hủy là VCK futsal nữ 2020 ở Kuwait và VCK U20 futsal Châu Á 2021. Quyết định này dựa trên tư vấn của Ủy ban Futsal và Bóng đá Bãi biển AFC.
Trong khi đó, Asian Cup nữ 2022 ở Ấn Độ sẽ thay đổi linh hoạt về thời gian tổ chức vòng loại. Lịch vòng loại dự kiến trong khoảng 13/9 tới 25/9/2021, có thể thay đổi tùy theo tình hình dịch bệnh ở các nước.
Để tạo điều kiện cho công tác tổ chức của nước chủ nhà các vòng chung kết, đội chủ nhà được tham gia ở vòng loại dù mặc định có một suất tại vòng chung kết.
Nhưng để đảm bảo công bằng, kết quả các trận đấu có đội chủ nhà vòng chung kết chỉ mang tính giao hữu, không được tính vào bảng xếp hạng chính thức.
Ngoài những thông tin trên, AFC chưa đưa ra thông báo nào về việc hủy các trận AFC Cup 2021 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có hai đại diện tham dự AFC Cup là CLB Sài Gòn và CLB Hà Nội.
Ngoài hai đội ở trên, đương kim vô địch V.League CLB Viettel đang tham gia vòng bảng AFC Champions League ở Thái Lan.
Thước đo tham vọng tuyển Việt Nam từ Champions League châu Á Sẽ thật vô lý khi kỳ vọng quá nhiều cho tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ ba World Cup, bởi các đại diện V.League chưa thể hiện được mình tại giải đấu tương đương cấp CLB châu Á. Nếu vòng loại thứ ba World Cup là giải đấu khó nhất cấp đội tuyển, AFC Champions League là giải đấu khó nhất cấp...