Các chủ nợ phương Tây thúc ép Ukraine trả lãi
Một nhóm chủ nước ngoài hối thúc Ukraine tiếp tục trả lãi cho các khoản nợ vào năm 2025 sau thời gian gián đoạn.
Hai nước NATO không chuyển cho Ukraine hệ thống phòng không do Nga sản xuất Tình báo Mỹ dự báo về tình hình chiến sự ở Ukraine Ukraine đang ‘đặt cược’ vào thiết bị bay không người lái tầm xa?
Xung đột với Nga đang khiến Ukraine gánh khoản nợ lớn. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal, những bên cho vay của Ukraine trước đây cho biết Kiev có thể trì hoãn trả nợ cho họ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở nước này hơn hai năm trước. Nhưng giờ đây, sự kiên nhẫn của các chủ nợ đang bắt đầu cạn kiệt.
Nhóm chủ nước ngoài trong đó có các công ty đầu tư Mỹ BlackRock BLK và PIMCO có kế hoạch thúc ép Ukraine bắt đầu trả lãi cho khoản nợ của mình ngay trong năm tới.
Các tập đoàn này nắm giữ khoảng 1/5 trong số 20 tỷ USD trái phiếu châu Âu đang lưu hành của Ukraine, gần đây đã thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề thanh toán của Ukraine. Các luật sư của công ty luật Weil Gotshal & Manges (Mỹ) và các chủ ngân hàng của ngân hàng đầu tư PJT Partners sẽ thay mặt nhóm đàm phán.
Video đang HOT
Nhóm này muốn Kiev, nơi mới nhận được khoảng 60 tỷ USD viện trợ của Mỹ, đạt được một thỏa thuận trong đó họ sẽ tiếp tục thanh toán để đổi lấy việc xóa một phần lớn khoản nợ tồn đọng của Ukraine. Một số chủ nợ trong nhóm đã thảo luận kế hoạch với các quan chức cấp cao Ukraine.
Các chủ sở hữu trái phiếu hy vọng sẽ nhận được khoản thanh toán lãi hàng năm lên tới 500 triệu USD sau khi đồng ý giảm nợ. Họ nói rằng có thể sẵn sàng cung cấp hỗ trợ bổ sung (cho Ukraine sau này.
Người phát ngôn của nhóm cho biết họ “mong muốn được tham gia một cách xây dựng để hỗ trợ giải quyết khoản nợ có chủ quyền của Ukraine”. Khi các chủ nợ tư nhân của Ukraine đồng ý hoãn nợ hai năm vào năm 2022, nhiều trong số họ nghĩ rằng xung đột sẽ kết thúc vào lúc này.
Ukraine đang chuẩn bị đàm phán với các chủ nợ trong tháng này và các cố vấn của Tổng thống Ukraine đang nỗ lực thuyết phục Mỹ và các chính phủ khác cùng tham gia.
Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh lo ngại rằng tiền của người nộp thuế phương Tây sẽ rơi vào tay các chủ sở hữu trái phiếu nếu Ukraine nối lại bất kỳ loại dịch vụ nợ nào. Các nước đã đồng ý cho Ukraine tạm hoãn nợ đối với khoản vay trị giá khoảng 4 tỷ USD của chính họ cho đến năm 2027, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng các chủ sở hữu trái phiếu có thể được hoàn trả trước họ.
Nếu không có thỏa thuận, Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 8, làm mất danh tiếng của nước này với các nhà đầu tư và làm phức tạp khả năng vay thêm của Kiev.
Mặc dù cuộc xung đột ở Ukraine đang kéo dài, những người cho vay vẫn lạc quan rằng tình hình tài chính của Ukraine đang ổn định. Nước này đã nhận được viện trợ cực kỳ cần thiết từ Mỹ và châu Âu, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục trong tháng 4, trong khi ngân hàng trung ương Ukraine đang xem xét hủy bỏ các biện pháp kiểm soát vốn trong năm nay.
Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ nợ đã đề xuất sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả cho Ukraine một phần nợ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số quốc gia G7 cho đến nay vẫn chưa đồng tình với ý tưởng đó nhưng đã chỉ ra rằng họ có thể hỗ trợ các khoản thanh toán lãi suất nhỏ hơn từ nay đến năm 2027 – với mức lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường.
Lý do Mỹ mua lượng lớn máy bay cũ thời Liên Xô từ Kazakhstan
Cuối năm ngoái, Kazakhstan đã rao bán 117 máy bay chiến đấu cũ thời Liên Xô và hiện có thông tin cho rằng Mỹ đã mua 81 máy bay trong số đó thông qua các trung gian nước ngoài.
Máy bay Su-30 do Nga sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong vài năm trở lại đây, Kazakhstan đã dần thay thế phi đội máy bay chiến đấu lỗi thời do Liên Xô sản xuất bằng các phiên bản hiện đại, chẳng hạn như máy bay đa năng Su-30SM của Nga và đang thảo luận với các nhà sản xuất phương Tây để tìm nguồn cung máy bay chiến đấu phù hợp.
Là một phần của quá trình này, vào tháng 10 năm ngoái, Chính phủ Kazakhstan đã thông báo sẽ bán đấu giá 117 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom thời Liên Xô. Chúng bao gồm máy bay đánh chặn MiG-31, máy bay ném bom MiG-27, máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay ném bom Su-24 được sản xuất trong những năm 1970 và 1980. Giá trị ban đầu của cuộc đấu giá là một tỷ tenge (1,5 triệu USD).
Việc rao bán chỉ ra rằng những chiếc máy bay đang trong tình trạng không thể sử dụng được, quá trình nâng cấp chúng được coi là không thực tế về mặt kinh tế và tiện ích của chúng như một nguồn cung cấp phụ tùng thay thế bị hạn chế.
Mặc dù vậy, trang tin tiếng Anh Reporter.ru của Nga và kênh Telegram Insider UA của Ukraine đã đưa tin rằng Mỹ gần đây đã mua 81 máy bay thông qua các bên trung gian nước ngoài. Trong số các máy bay được chuyển giao theo kế hoạch có MiG-27, MiG-29 và Su-24.
Lý do mua các máy bay trên không được công bố nhưng ngày càng có nhiều đồn đoán rằng, vì các loại máy bay này đều đang phục vụ trong quân đội Ukraine nên có khả năng cuối cùng chúng sẽ được chuyển cho Kiev. Đề xuất được đưa ra là các lực lượng vũ trang Ukraine sẽ tháo rời chúng để lấy phụ tùng thay thế hoặc thậm chí sử dụng khung máy bay cũ làm "mồi nhử" cũng như mục tiêu giả tại các sân bay để đối phó với các cuộc tấn công của Nga.
Trước đây, các đồng minh và đối tác phương Tây của Ukraine đã mua hoặc chuyển giao rất nhiều thiết bị quân sự thời Liên Xô để hỗ trợ và bổ sung cho các loại vũ khí của Ukraine.
Có vẻ như Kazakhstan đang tăng cường quan hệ với các quốc gia phương Tây và tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc về quân sự vào Nga, với các chuyến đi và đến Astana của các chính trị gia thuộc các quốc gia được coi là không thân thiện với Moskva.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đến thăm Đức vào mùa thu năm 2023 và nhấn mạnh rằng Astana "đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ tuân theo chế độ trừng phạt của phương Tây [nhằm vào Nga]". Ông Tokayev cũng cho biết Kazakhstan không "chống Nga" và coi trọng "sự hợp tác toàn diện với Nga, nước mà chúng tôi có chung đường biên giới dài thứ hai trên thế giới".
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Cameron đã đến thăm Kazakhstan và ký kết các thỏa thuận về thương mại, giáo dục, môi trường và khoáng sản. Ông Cameron đề cập rằng Kazakhstan được bao quanh bởi các nước láng giềng - Nga, Trung Quốc, Afghanistan và Iran và cho biết London sẽ hỗ trợ để giải quyết các vấn đề nảy sinh ở khu vực này.
Các chuyên gia đánh giá về cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật của Nga Nga tiến hành tập trận để đáp trả mối đe dọa của phương Tây, gửi đi một thông điệp hạt nhân rõ ràng, điều chưa từng xảy ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Một đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga. Ảnh: Sputnik Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng vũ trang Nga sẽ tiến...