Các chủ mỏ đá cùng cam kết không xuất hàng quá tải
Không xuất đá quá khối lượng trọng tải của xe; không tự ý xuống cấp sản phẩm để hạ giá bán hàng so với quy định; không móc ngoặc lại quả cho đối tác, tự ý đến chào giá, bán tranh thị trường của nhau…
20 chủ mỏ đá Kỳ Anh thống nhất phương án tự tháo gỡ hàng loạt khó khăn
Đó là những nội dung chính mà 20 chủ mỏ đá ở “điểm nóng” xe quá tải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa cam kết tại cuộc họp thành lập Hiệp hội các mỏ đá Kỳ Anh diễn ra trong hai ngày 11-12/1 với mục đích giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và việc siết chặt kiểm soát, xử lý xe quá tải của cơ quan chức năng.
Không xuất hàng quá tải
Theo tìm hiểu của Dân trí, trên địa bàn Kỳ Anh có gần 30 mỏ đá được cấp phép hoạt động, trong số này có 20 mỏ trực tiếp cấp các loại sản phẩm cho KCN Formosa. Hoạt động của các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do biến động của thị trường cũng nhu cầu của các chủ đầu tư và đặc biệt là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, chup giật của chính các doanh nghiệp. Thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp khai thác đá ở đây càng tăng lên gấp bội khi các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm tình trạng xe cơi nới, chở quá tải trọng cho phép.
“Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá thời gian qua là quá chông chênh, khó khăn và có thể đóng cửa bất cứ lúc nào. Thực tế là có doanh nghiệp đã tạm đóng cửa, giảm đến 70% công nhân”- ông Đào Hải Mạnh, Giám đốc Công ty CP TM & DV Phú Minh Sơn, chủ mó đá Khe Giàn cho hay.
Trước thực trạng nêu trên, sau quá trình chuẩn bị, trong hai ngày 11-12/1, 20 doanh nghiệp khai thác đá tại địa bàn huyện Kỳ Anh đã tổ chức hội nghị đi đến thống nhất thành lập Hiệp hội Mỏ đá Kỳ Anh. Hàng loạt nội dung quan trọng nhằm cứu vãn tình thế khó khăn của các thành viên trong hiệp hội đã được đưa ra bàn thảo.
“Một trong những nội dung quan trọng nhất sau khi thành lập Hiệp hội là chúng tôi cam kết không vi phạm quy định chở quá tải trọng cho phép theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GTVT, UBND tỉnh Hà Tĩnh. Chủ mỏ nào vi phạm chúng tôi sẽ tự xử lý trước, sau đó sẽ lập danh sách thông báo cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật” – ông Bùi Ngọc Am, Chủ tịch HĐQT Công ty CP SXKDVLXD Hà Tĩnh, người được bầu giữ Chủ tịch Hiệp hội các mỏ đá Kỳ Anh, cho biết.
Video đang HOT
Theo cam kết tại cuộc họp thành lập Hiệp hội, các chủ mỏ đá ở Kỳ Anh cam kết không xuất những chuyến hàng quá tải trọng cho phép, mất an toàn như thế này
Cụ thể, theo ông Am, các chủ mỏ đá đã thống nhất, khi xuất đá cho khách hàng tuyệt đối không được xuất quá khối lượng trọng tải của xe, chỉ xuất hàng theo đúng trọng tải mà xe đó đã đăng ký, đăng kiểm. Đối với các loại xe ben từ 3 chân trở lên, như howo, dongfeng, nếu vi phạm lần thứ 1 vượt quá trọng tải so với quy định 30% thì phạt 100 triệu đồng, lần thứ 2 phạt 200 triệu đồng, lần 3 là 300 triệu đồng.
Cùng với việc xử phạt bằng tài chính, các chủ mỏ cũng thống nhất sẽ cung cấp danh sách các xe vi phạm cho cơ quan chức trách của địa phương tiếp tục xử lý.
Bình đẳng cạnh tranh để sống
Cùng với cam kết chấp hành nghiêm việc xuất bán, vận chuyển đúng tải trọng, tại cuộc họp các chủ mỏ đá cũng thống nhất đưa ra một loạt các giải pháp, chế tài nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh trên nguyên tắc cùng có lợi.
Trước hết, các chủ mỏ đá trong Hiệp hội thống nhất sẽ chia sẻ khối lượng, thị phần để cùng nhau hợp tác. Khi đơn vị này ký được các hợp đồng lớn với khách hàng thì Hiệp hội sẽ cùng nhau bàn bạc và chia % thị phần để cùng cung cấp đá cho khách hàng đó.
Các chủ mỏ cũng cam kết bán đúng giá theo đơn giá đã thống nhất với Hiệp hội. Không móc ngoặc lại quả cho đối tác, tự ý đến chào giá, bán tranh thị trường của nhau. Không tự ý xuống cấp sản phẩm từ loại A xuống loại B để hạ giá bán hàng so với quy định của Hiệp hội.
Các chế tài xử phạt đối với các chủ mỏ vi phạm các quy định nêu trên đã được các chủ mỏ thống nhất đưa ra. Theo đó, nếu vi phạm lần thứ 1 các chủ mỏ sẽ bị Hiệp hội phạt 500 trăm triệu đồng, lần hai là 1 tỷ đồng và lần 3 là 2 tỷ đồng. Thời gian để nộp tiền phạt sẽ trong vòng 15 ngày và các chủ mỏ sẽ phải đóng một khoản tiền ký qũy trước cho Hiệp hội.
Theo ông Đào Hải Mạnh, một khi đã ký vào văn bản đã được Hiệp hội thông qua với các chế tài xử lý rất rõ ràng, đương nhiên tất cả 20 doanh nghiệp phải tuân thủ, phải thực thi. Các thành viên trong hiệp hội hi vọng, môi trường hoạt động kinh doanh khai thác, cung cấp đá sẽ sớm được kiểm soát. Khi đó DN sẽ ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước cũng sẽ tăng nguồn thu, công nhân có việc làm, và đặc biệt là tình trạng xe quá tải gây bức xúc thời gian qua cũng sẽ giảm đáng triệt để.
Văn Dũng
Theo Dantri
Các cảng nội địa "đua nhau" xếp hàng quá tải
Các cảng nội địa trên đường 5 cũ của Hải Phòng đang vào chiến dich "thi nhau" xếp hàng quá tải. Xe quá tải chở theo những núi hàng nườm nượp ra đường. Người dân thấy, các cảng mặc nhiên thừa nhận nhưng cơ quan chức năng... vắng mặt.
Gần 1 tháng nay, gạo, tinh bột xuất khẩu đang vào mùa cao độ. Các chủ hàng, các tàu, xà lan chở hàng trước khi làm lệnh vào càng đều gọi điện thẳng cho các cảng để "cam kết"... phải xếp hàng quá tải. Vì lợi nhuận, các cảng bé, cảng thủy nội địa, thậm chí là bến bãi cóc đã "vượt mặt" rất nhiều cảng lớn như Cảng Vật Cách, Cảng Hải Phòng, Cảng Đình Vũ... để vươn lên "bao trọn" một lượng hàng lớn. Thực trạng này đẩy các cảng lớn, các cảng chấp hành quy định tải trọng vào tình thế "làm thật mất ăn".
Dư luận lo ngại, các cảng thủy nội địa của Hải Phòng đua nhau xếp hàng quá tải sớm muộn sẽ khiến cho các văn bản đã ký, ban hành của Bộ GTVT, cảng vụ cũng như các đơn vị liên quan chỉ mãi mãi nằm lại trên giấy.
Cảng nội địa thi nhau chất lên xe những núi hàng cao ngật ngưỡng.
Như Dân trí đã thông tin, liên tục từ tháng 6/2014 đến nay, tình trạng xếp hàng quá tải tại đa số cảng thủy nội địa Hải Phòng trở nên "đỉnh điểm". Bằng quá trình mật phục rồi công khai tác nghiệp, nhóm PV đã ghi nhận một thực trạng: cứ có tàu hàng vào là cảng sẵn sàng xếp hàng quá tải.
Qua một thời gian dài tìm hiểu, PV Dân trí đã có nhiều bài phản ánh về tình trạng những "núi hàng di động" bò ra từ các cảng nội địa. Báo chí đăng hôm trước, hôm sau các cảng như Tiến Mạnh, Tuấn Loan, Quỳnh Cư vẫn tiếp tục làm. Có một số cảng "tế nhị" hơn là chờ đêm xuống tắt điện, đánh đèn pha ô tô để bí mật xếp dỡ.
CSGT "kiểm tra" xe quá tải rồi cho đi.
Về phía cơ quan chức năng như Cảng Vụ Hải Phòng, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng đều kêu khó về chủ trương, nhân lực và phương tiện khi thực hiện chiến dịch "không xe quá tải". Lực lượng CSGT để lọt xe quá tải như cơm bữa. Các trạm cân vẫn túc trực nhưng hiệu quả cũng không cao.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, liên tục trong 1 tháng gần đây, nhu cầu gạo xuất khẩu theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc tăng cao, hàng tập trung về các cảng trên đường 5. Để giữ khách, tăng lợi nhuận, các cảng đua nhau xếp hàng cho xe quá tải bò ra đường. Nhiều cảng thủy nội địa trên đường 5 cũ hiện nay không có cân, thậm chí không có cả cổng cảng. Xe cứ chỗ nào trống là đi ra, không chịu sự kiểm soát nào về quy định tải trọng.
Nhiều xe lấy hàng quá tải, qua chốt CSGT an toàn trong khi chở vượt trọng tải hàng trăm lần cho phép.
Để minh chứng cho hàng vi cố tình vi phạm của các doanh nghiệp vận tải và hành vi bất chấp quy định của các cảng nói trên, nhóm PV đã báo cho CSGT Quảng Ninh, CSGT Hải Dương và một số trạm cân trên tuyến mà xe quá tải đi qua. Kết quả kiểm tra tải trọng cho thấy các xe đều quá tải từ 200 - 300 % so với tải trọng cho phép. Khi bị các lực lượng bắt giữ, cân xe, các lái xe cũng như các chủ hàng đều không xuất trình phiếu lấy hàng hay phiếu cân tại các cảng với lý do: "Các thủ tục đó đều do một người trong công ty quản lý".
Một thực tế là về mặt quản lý nhà nước, các phương tiện này nộp phạt xong lại lên đường đi tiếp. Hôm sau lại tiếp tục chở quá tải.
Dư luận đặt câu hỏi: Hành vi cố tình xếp hàng quá tải của các cảng thủy nội địa trên đường 5 rõ như ban ngày, diễn ra trong một thời gian dài, tại sao vẫn chưa có cảng nào bị xử lý?
Thu Hằng
Theo Dantri
Còn hàng trăm đường bộ giao đường sắt có nguy cơ gây tai nạn Sau 1 năm thực hiện quy chế phối hợp của Bộ GTVT và các tỉnh, thành trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt với đường bộ thì tình hình tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí. Ngày 10/1 tại Đà Nẵng, Bộ GTVT và UBND 34 tỉnh,...