Các chính sách có hiệu lực từ 1/5/2013
Thanh toán bảo hiểm 6 tháng cho lao động nữ nghỉ thai sản, lập Hội đồng Tiền lương quốc gia, nâng mức cảnh báo tác hại thuốc lá, buộc nhà hàng, khách sản nổi trang bị đủ phao cứu sinh… Đây là những quy định, chính sách chính thức được áp dụng từ 1/5/2013.
Từ thời điểm này, một bộ luật quan trọng, quy mô, có tác động tới hàng chục triệu người dân – Bộ luật Lao động sửa đổi bắt đầu có hiệu lực. Điểm mới nổi bật được ghi nhận trong Bộ luật là quy định chế độ nghỉ thai sản 6 tháng đối với lao động nữ.
Thực tế, quy định nghỉ thai sản 6 tháng đã áp dụng với trường hợp lao động nữ sinh con từ đầu năm 2012 mà khi Bộ luật này có hiệu lực vẫn đang trong thời gian nghỉ theo quy định. Tuy nhiên, những trường hợp này, tạm thời chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho 6 tháng, mà chỉ được nhận của 4 tháng trước. Chính thức từ thời điểm 1/5 này, lao động nữ nghỉ thai sản sẽ được nghỉ trọn 6 tháng với chế độ bảo hiểm đầy đủ trong thời gian nghỉ.
Nghỉ thai sản 6 tháng là chế độ đặc biệt áp dụng để khuyến khích việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Cùng với chế độ nghỉ thai sản 6 tháng, Bộ luật Lao động cũng có nhiều quy định mới khác như chính thức thêm một ngày nghỉ trong kỳ nghỉ Tết âm lịch, nâng tổng số ngày nghỉ dịp này từ 4 lên 5 ngày.
Ngoài ra, trong năm, người lao động còn được nghỉ 5 ngày lễ khác là Tết dương lịch (1/1), ngày giải phóng miền Nam (30/4), ngày Quốc tế lao động (1/5), ngày Quốc khánh (2/9), ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Video đang HOT
Lần đầu tiên trong Bộ luật Lao động, người lao động được bảo vệ với việc bổ sung thêm một hành vi cấm – nghiêm cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị quấy rối tình dục. Đặc biệt, quy định này hướng đến đối tượng lao động là người giúp việc trong gia đình. Hành vi quấy rối tình dục với lao động là giúp việc trong gia đình bị nghiêm cấm.
Về chính sách tiền lương, theo Bộ luật mới, nhà nước sẽ tổ chức Hội đồng Tiền lương quốc gia để công bố tiền lương tối thiểu làm căn cứ cho chủ sử dụng và người lao động thỏa thuận khi ký hợp đồng lao động.
Hội đồng Tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ LĐTBXH, Tổng LĐLĐVN và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương. Chính phủ được giao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hội đồng này.
Cùng Bộ luật Lao động sửa đổi, luật “Phòng chống tác hại của thuốc lá” cũng bắt đầu được áp dụng từ 1/5 này. Một trong những nội dung quan trọng của Luật là quy định về các địa điểm cấm hút thuốc, bao gồm các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, các địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc.
Cũng từ luật này, Thông tư liên tịch số 05 của Bộ Y tế và Bộ Công thương chính thức có hiệu lực với quy định trên vỏ bao thuốc lá phải in hình ảnh cảnh báo các nguy hại đến sức khỏe với diện tích tối thiểu 50% bề mặt trước và sau trên mỗi bao bì của thuốc lá, trước đây chỉ quy định là 30%. Các mẫu cảnh báo sức khỏe phải được thay đổi định kỳ 2 năm một lần.
Cũng trong lĩnh vực Y tế, theo thông tư số 07 của Bộ Y tế, từ 1/5/2013, Bộ này yêu cầu nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bản phải hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở lên.
Một văn bản khác cũng bắt đầu được áp dụng từ thời điểm này là Thông tư số 43/2012 của Bộ GTVT. Theo đó, trong vòng 3 tháng kể từ ngày 1/5/2013, các nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải trang bị phao áo cứu sinh đủ cho 100% số người trên tàu và phải được bố trí trong phòng ngủ, phòng ăn, phòng bar một cách phù hợp.
Theo Dantri
Từ 1/2013, lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng
Lao động nữ nghỉ sinh từ tháng 1/2013 sẽ được nghỉ thêm 2 tháng lên tối đa 6 tháng - Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết.
Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Điểm b khoản 2 Điều 240 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực (từ 1/5/2013), mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 (thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội là bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường) thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, theo Luật hiện hành thời gian nghỉ sinh là 4 tháng, và nếu sinh tháng 1/2013 sẽ phải đi làm vào đầu tháng 5. Tuy nhiên, ngày 1/5 Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực nên chị em sẽ được nghỉ thêm 2 tháng.
Thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng áp dụng từ tháng 1/2013
Bộ luật Lao động sửa đổi quy định, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá hai tháng.
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
Ngoài ra, trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định.
Việc tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em đề xuất từ giữa năm 2008. Trước đó, năm 1985, Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Tố Hữu đã ký ban hành quyết định tăng thời gian nghỉ sinh từ 2 tháng lên 6 tháng. Tuy nhiên, vì sức ép lao động, tiền lương và nhiều lý do khác nên đến đầu những năm 1990 Chính phủ lại giảm thời gian nghỉ sinh xuống còn 4 tháng.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, việc quy định mức sàn tối thiểu là 4 tháng và cho phép thời gian nghỉ thai sản tối đa 6 tháng để phù hợp với điều kiện thực tế và các nhóm công việc khác nhau. Trên cơ sở đó tùy theo điều kiện mà lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thời gian nghỉ trong khoảng thời gian 4 tháng đến 6 tháng và vẫn được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp thai sản.
Việc tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng nhằm để người mẹ đảm bảo sức khỏe, yên tâm hơn khi làm việc và trẻ con cũng tăng thêm sức đề kháng, bớt bệnh tật.
Theo 24h
Từ 1/5, lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng Từ 1/5, lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng (Ảnh minh họa) Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ lên 6 tháng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Cụ thể, Bộ Luật Lao động quy định: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con...