Các chiêu lừa tình của đàn ông có vợ
Dù mỗi người thể hiện một phong cách khác nhau nhưng nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy những người đàn ông có vợ đều có những câu chuyện và lời nói “na ná” nhau khi đi tán gái.
Sẽ càng giống nhau hơn khi bạn là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, chưa có gia đình và tính cách khá mơ mộng, lãng mạn, còn anh ta là một người đàn ông lịch thiệp, từng trải, có địa vị, tiền của và đã có gia đình.
Anh ta sẽ có các biểu hiện và lời nói sau với bạn:
- Khuôn mặt buồn buồn khi kể về chuyện gia đình, nhưng không nhìn thẳng vào mắt bạn mà thường nhìn ra xa (Vì câu chuyện của anh ta được thêm nếm khá nhiều nên không đủ tự tin trước ánh mắt của bạn mà phải nhìn ra ngoài để lấy “cảm hứng”).
- Anh và vợ anh sống không hạnh phúc, không hợp về quan điểm sống, cách sống… (Vậy mà sống với nhau gần chục năm anh ta mới nhận ra, bạn có tin nhận thức của anh ta lại chậm đến như vậy không?)
- Cô ấy là một người ghê gớm, thường xuyên xúc phạm, quát tháo, coi thường anh… (Trong khi anh ta nhìn qua có thể thấy khá gia trưởng, vậy liệu có trường hợp người vợ nào dám quát tháo chồng mà không bị vài cái tát?).
- Cô ấy chê anh không kiếm ra nhiều tiền, không giỏi như mong ước của cô ấy về người đàn ông của gia đình, không có vị trí vững chãi (trong khi nhìn anh ta khá thành đạt, giàu có, liệu có người phụ nữ nào dám coi thường chồng như vậy?)
Video đang HOT
- Cô ấy chỉ chăm lo cho sự nghiệp của bản thân, không chú ý đến gia đình (Vậy tại sao hàng ngày anh ta vẫn đi làm trong những bộ đồ được là ủi cẩn thận, giầy dép bóng lộn, rõ ràng là anh ta ở với bạn đến tối khuya mới về đến nhà, chắc sáng anh ấy dậy sớm để làm tất cả những việc đó?)
- Anh thương con còn nhỏ nên chưa muốn ly dị ngay mà đợi vài năm nữa (Vài năm nữa con anh ta vào tuổi thiếu niên, tâm hồn nhạy cảm chắc anh ấy sẽ sợ con khủng hoảng tâm lý khi biết bố mẹ ly dị? Và trong thời gian bạn chờ đợi con anh ta lớn thì với tính thương con sâu sắc, anh ta sẽ có thêm 1 đứa con nhỏ nữa vì “thương đứa lớn phải chơi một mình”).
- Cô ấy coi thường gia đình anh, không hợp với mọi người nhà anh (Thế nhưng những ngày chủ nhật cô ấy vẫn không bị gia đình anh ta đuổi khi đến thăm họ trong khi anh ta đi chơi cùng bạn?).
Nên nhớ: Dù câu chuyện của anh ta có vẻ thật đến đâu, dù thái độ của anh ta có vẻ chân thành đến mấy thì nếu anh ta không đưa ra trước mặt bạn quyết định đã ly hôn của tòa án thì những điều trên chỉ là giả dối, nên tin “chứng” chứ không nên tin “cung” là lời khuyên dành cho những cô gái trẻ khi đã trót lọt vào mắt những người đàn ông có gia đình.
Theo Eva
Khi teen không hợp với... phụ huynh
Sống trong nhà gần 2 chục năm thì không sao, nhưng đến lúc bước vào ĐH, Tùng đùng đùng xin ra ngoài ở trọ dù nhà cách trường chưa đến 5 cây số. Cái lý mà Tùng đưa ra là, không hợp với bố.
Không hợp chỉ là... cái cớ
Ai cũng ngạc nhiên khi Tùng chuyển ra sống riêng, dù nhà chỉ có bố mẹ với cô em gái mà rộng thênh thang đến 4 tầng. Thế nhưng, Tùng vẫn muốn ra ngoài cho thoải mái, muốn làm gì cũng không bị ai quản lý. Con nằng nặc đòi ra ngoài thuê nhà trọ, ban đầu bố mẹ Tùng cũng không đồng ý nhưng sau thấy Tùng kiên quyết quá, nên đành chấp nhận. Coi như cho con có cơ hội tự lập, dù tiền thì bố mẹ vẫn chu cấp hàng tháng đều đặn.
Lấy cớ không hợp với bố mẹ, nhiều teen chuyển ra ngoài sống
riêng cho thoải mái (Ảnh minh họa)
Bạn bè thắc mắc, Tùng giải thích là bây giờ là sinh viên, người lớn rồi, phải được sống theo ý mình. Ở nhà bố mẹ lúc nào cũng quản lý, để ý nên chẳng thoải mái chút nào.
Ra ở riêng, một mình một phòng riêng rộng hơn 20m2, Tùng tha hồ muốn làm gì thì làm. Suốt ngày Tùng tụ tập bạn bè đàn đúm, nhậu nhẹt. Đến lúc có người yêu, nhà trọ lại là nơi để Tùng dẫn bạn gái về nấu nướng, ăn uống, rồi thi thoảng cho bạn gái ở nhờ một đêm. Tùng chỉ trở về nhà mỗi khi cần chi viện.
Tình trạng đó cứ tiếp tục cho đến khi bố mẹ Tùng phát hiện và buộc cậu phải trở về sống cùng gia đình.
Nhiều teen khi mới bước vào giảng đường ĐH đã có ý thích xin ra ở riêng. Mới lên thành phố học, Lan Anh được bố mẹ gửi gắm vào nhà bà cô họ. Nhà cô rộng, Lan Anh được bố trí một phòng riêng thoải mái, cô chú đi làm cả ngày, nhà chỉ có một cô con gái kém Lan Lanh 3 tuổi cũng đang đi học. Thế nhưng cô nàng vẫn cứ muốn ra ngoài thuê nhà ở cùng bạn. Sau dăm ba lần sinh chuyện, cãi vã trong gia đình, Lan Anh xách túi ra đi không quên lời đe dọa dành cho bố mẹ "không cho ra ngoài ở thì con bỏ học về quê, không học nữa". Đương nhiên, bố mẹ cũng không thể ngăn cản một khi đã xảy ra nhiều bất đồng như thế, hơn nữa, việc thuê nhà ở riêng cũng không còn lạ lẫm gì trong giới sinh viên. Vả lại, chỉ có một cô con gái, lại học hành tử tế, bố mẹ Lan Anh không muốn để con phải thiệt thòi. Thế nên, họ đồng ý cho con gái ra ngoài ở và tiền học, tiền ăn ở hàng tháng mẹ vẫn gửi đều vào tài khoản.
Thực tế, Lan Anh cố tình chuyển ra ngoài sống là để thoát khỏi tầm kiểm soát của cô chú. "Đi sớm, về muộn gì cũng không ngại, muốn làm gì thì làm, bạn bè đến nhà chơi cũng thoải mái. Học ĐH là đã người lớn rồi, đi đâu, làm gì cũng không muốn bị kiểm soát nữa". Vì thế, thay vì về nhà trước 10h đêm như mọi khi, giờ đây, cô nàng có thể đi chơi, tụ tập cùng bạn bè khuya khoắt mới mò về nhà mà không sợ bị la mắng.
Và không hợp thật sự
Đối với Thạch thì lại khác, không đòi ra ở riêng, cũng chẳng mấy khi phàn nàn về gia đình nhưng rất Hiếm khi Thạch về nhà. Đi làm cả ngày, trưa ăn cơm ở công ty, buổi tối hôm thì lang thang đàn đúm với bạn bè, hôm đi chơi cùng bạn gái... rồi về công ty ngủ hoặc đến ngủ nhờ nhà bạn, có hôm trong ví nhiều tiền thì thuê luôn nhà nghỉ để qua đêm. Thạch bảo, đó là vì không hợp với bố mẹ, về nhà thấy không vui nên không muốn về.
Chẳng ai hiểu cái lý "không hợp" của Thạch nghiêm trọng đến mức nào, nhưng số lần cậu về nhà mỗi tháng chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Túi Thạch mang đi làm là một ba lô to đùng kiểu dã chiến, chứa đủ thứ đồ từ quần áo, kem đánh răng... Còn vài đồ lặt vặt thì quẳng vào cốp xe. Từ mấy năm nay, tình trạng này đã trở thành thói quen của Thạch. Nhiều hôm ở nhà có việc, bố mẹ gọi mãi Thạch mới chịu về nhà.
Còn với Minh thì khác, chẳng hiểu sao từ bé Minh và bố đã hay xung khắc. Không muốn mẹ buồn nên cậu khắc phục tình trạng này bằng cách tránh gặp mặt bố. Vì thế, khi bố ở nhà thì Minh đi vắng, và cậu chỉ về lúc nào bố đã đi khỏi nhà. Hôm nào chẳng may về nhà chạm mặt bố, Minh chui ngay vào phòng riêng và chỉ khi có việc mẹ gọi mới chạy ra.
Minh kể, nhiều lần nói chuyện hai bố con xảy ra tranh luận, cãi cọ vì trái ngược nhau hẳn về cách sống, về quan điểm, cách suy nghĩ. Cứ nói ra là lại cãi nhau, dần dần, thành ra mỗi khi Minh nói chuyện gì, bố cậu cũng cứ mỉa mai, nói xóc óc rất khó chịu. Từ đấy, hai bố con càng ít nói chuyện với nhau hơn.
Có vô vàn cái lý của việc không hợp với phụ huynh, và cũng có nhiều cách để teen giải quyết cái sự không hợp ấy. Tuy nhiên, những phản ứng quá mức căng thẳng sẽ không tốt cho mối quan hệ trong gia đình bây giờ và lâu dài về sau. Vì thế, teen nên tìm cách để cân bằng, điều hòa cách sống cho phù hợp.
Hải Như
Theo Bưu Điện Việt Nam