Các chỉ số về bạo lực súng đạn tại Mỹ tăng cao kỷ lục trong năm 2021
Nước Mỹ đã chứng kiến số vụ xả súng hàng loạt tăng cao kỷ lục với 691 vụ trong năm 2021, bình quân một vụ có ít nhất 4 nạn nhân.
Cảnh sát được triển khai tại hiện trường vụ xả súng ở bang Colorado (Mỹ) ngày 27/12/2021. Ảnh: KKTV/TTXVN
Theo cập nhật mới nhất của Gun Violence Archive, một kho lưu trữ trực tuyến chuyên theo dõi các vụ bạo lực súng đạn ở Mỹ kể từ năm 2013, gần như tất cả các chỉ số về bạo lực súng đạn trong năm 2021 đều lập kỷ lục trong lịch sử theo dõi của tổ chức này.
Tính đến ngày 31/12/2021, bạo lực súng đạn trên toàn nước Mỹ đã làm 44.750 người thiệt mạng, bao gồm 20.660 vụ giết người và 24.090 vụ tự sát, trong số đó có 1.533 trẻ em và thanh thiếu niên dưới 17 tuổi. Số người bị thương cũng cao kỷ lục là 40.359 người, trong đó có 4.107 người dưới 17 tuổi.
Một báo cáo gần đây của CNN dựa trên kết quả phân tích hơn 40 thành phố lớn cho biết hơn 2/3 các thành phố đông dân nhất của Mỹ đã chứng kiến nhiều vụ giết người hơn vào năm 2021 so với năm 2020. Ít nhất 9 thành phố lớn đã phá kỷ lục giết người hằng năm trước đó.
Video đang HOT
Thống kê từ Sở cảnh sát Philadelphia cho thấy thành phố đã ghi nhận 557 vụ giết người trong năm 2021, con số cao nhất kể từ năm 1960. Trong khi ở Chicago, một thành phố đông dân khét tiếng về bạo lực súng đạn, hơn 800 người đã tử vong liên quan đến súng, khiến 2021 trở thành năm bạo lực nhất trong 1/4 thế kỷ. Thành phố Los Angeles đạt kỷ lục 15 năm với gần 400 người thiệt mạng vì súng đạn trong năm 2021.
Bạo lực súng đạn ở Mỹ đã là một vấn nạn xã hội kinh niên dường như không có lời giải. Theo Cục Điều tra Liên bang (FBI), ước tính khoảng 17 triệu khẩu súng đã được bán ra từ tháng 1-11/2021, con số cao thứ hai kể từ năm 2000. Một cuộc khảo sát về súng đạn trên toàn quốc cho thấy khoảng 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ (tương đương khoảng 81,4 triệu người) sở hữu ít nhất một khẩu súng, khiến dân Mỹ trở thành các công dân được trang bị vũ khí mạnh nhất thế giới.
Thành phố Mỹ trả 300 USD/tháng cho thành viên băng đảng để 'rửa tay gác súng'
Thành phố San Francisco ở Mỹ sẽ thực hiện một sáng kiến táo bạo để giảm bạo lực súng đạn: trả tiền cho những cá nhân "nguy cơ cao" để họ gác súng, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Cảnh sát tại hiện trường một vụ xả súng ở San Francisco năm 2017. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), sáng kiến trên có tên "Dream Keeper Fellowship" (tạm dịch: chi phí giữ gìn ước mơ). Đây là một chương trình thí điểm được thực hiện trong tháng 10 tới. Ý tưởng của chương trình rất đơn giản: những người mà chính quyền cho rằng có nguy cơ cao sẽ bắn người khác được trao một khoản tiền 300 USD mỗi tháng để gặp "huấn luyện viên cuộc sống", trong đó huấn luyện viên sẽ thuyết phục họ từ bỏ phạm tội liên quan súng đạn.
Khoản tiền này tăng lên 500 USD hàng tháng khi các cá nhân này hoàn thành nhiệm vụ, ví dụ như gặp người huấn luyện và xin việc làm.
Tính tới tháng 7, các vụ xả súng ở San Francisco đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, các vụ giết người bằng súng tăng 1/3, và số người bị thương do súng đạn tăng lên hơn 100%.
Thị trưởng thành phố London Breed không tuyển thêm cảnh sát hay ra lệnh trấn áp tội phạm mà cam kết giảm ngân sách cảnh sát 120 triệu USD, phân bổ số tiền này cho phúc lợi xã hội, doanh nghiệp của người da đen, chương trình tập trung vào công bằng xã hội. Tất cả đều nằm trong khuôn khổ chương trình "Dream Keeper Fellowship".
Chương trình này là một cách để xử lý tình trạng tội phạm từ nhiều góc độ hơn. Cảnh sát cho rằng xung đột giữa 12 băng đảng Latinh và da đen gây ra phần lớn vụ giết người ở San Francisco. Do đó, chương trình mới này sẽ nhằm vào các thành viên băng đảng nguy hiểm nhất.
Ông David Muhammad thuộc Viện Cải cách Tư pháp Hình sự Quốc gia nói: "Chúng tôi sẽ đầu tư nguồn lực vào một người, ví dụ như một thanh niên 25 tuổi có 8 lần bị bắt, người đang được tạm tha... Đây là điều phải làm để giảm bạo lực súng đạn".
Bình luận về chương trình này trên mạng, ông David Freddoso viết trên tờ Washington Examiner: "Tội phạm bạo lực cần phải bỏ tù. Họ không cần tiền. Người bắn người khác cần bị cách ly trong tù, tránh xa những người còn lại".
Các sáng kiến tương tự ở Mỹ đạt kết quả khác nhau. Một chương trình ở Richmond, California đã giúp số người chết vì súng đạn giảm nhưng số người chết không liên quan súng đạn lại tăng.
Một chương trình khác ở Stockton, California cho biết có 71% người tham gia hoàn thành khóa học huấn luyện không bị bắt vì súng đạn. Tuy nhiên, gần 1/3 bị bắt trong quá trình khóa học và Stockton cho biết tỷ lệ giết người tăng 60%, gần gấp đôi mức trung bình toàn quốc.
Mặc dù bị chỉ trích nhưng chương trình của San Francisco vẫn có người tin tưởng. Ông Muhammad nói rõ rằng người tham gia sẽ được đưa tiền dưới dạng thẻ trả trước và sẽ không thể tiêu nó để mua hàng hóa cấm và sẽ buộc phải tham gia tích cực vào các dịch vụ xã hội, chứ không chỉ đơn giản là kiềm chế giết người.
Mỹ: Cháy lớn tại Colorado phá hủy gần 1.000 ngôi nhà, ba người mất tích Giới chức bang Colorado của Mỹ ngày 1/1 cho biết 3 người vẫn đang mất tích và nhiều khả năng có thể đã thiệt mạng sau khi một đám cháy lớn trong gió mạnh đã tấn công hai thị trấn tại hạt Boulder thuộc bang này, khiến hàng nghìn người phải đi sơ tán và phá hủy gần 1.000 ngôi nhà. Lực lượng...