Các chỉ số trái chiều, cổ phiếu lớn đưa VN-Index áp sát 920
Số cổ phiếu giảm giá hôm nay đã áp đảo số tăng nhưng ngược với các phiên trước, nhóm cổ phiếu lớn lại giúp VN-Index tăng hơn 4 điểm trong khi VN30-Index giảm.
Trụ trở lại
Suốt từ đầu tuần tới hôm nay, chỉ số VN-Index tăng rất kém nhưng cổ phiếu tăng giá lại nhiều hơn số giảm. Nguyên nhân là do cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch yếu kiềm chế chỉ số. Hôm nay ngược lại, trong khi cổ phiếu bị chốt lời rất mạnh và giảm giá nhiều thì các trụ lớn lại tăng tốt để kéo VN-Index lên.
Sàn HSX có 8 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất vượt 100.000 tỷ đồng thì 6 mã tăng khá lúc đóng cửa. Đó là VIC tăng 0,76%, VCB tăng 1,31%, VHM tăng 0,92%, VNM tăng 0,93%, GAS tăng 2,21%, SAB tăng 1,99%. Hai mã còn lại là BID tham chiếu và CTG giảm 0,74%.
Sự trở lại của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp VN-Index tăng 4,05 điểm tương đương 0,44% so với tham chiếu, trong khi sàn này cứ 1 mã giảm chỉ có 0,86 mã tăng. Ngay trong rổ VN30 số giảm cũng là 16 mã, số tăng là 11. VN30-Index đóng cửa giảm 0,52 điểm.
Vai trò của các mã lớn như GAS, SAB là nổi bật trong VN-Index nhưng lại khá nhỏ trong VN30-Index. Mặt khác, VN30-Index bị tác động nhiều hơn từ các mã giảm sâu như STB giảm 3,52%, TCB giảm 2,68%, VPB giảm 1,66%, HPG giảm 1,59%, SSI giảm 1,65%.
Video đang HOT
Các blue-chips lớn nhất quay đầu tăng tốt một phần vì nhiều phiên gần đây giao dịch kém. Như VNM trong 5 phiên gần nhất tới trước hôm nay điều chỉnh giảm hơn 2%. VCB cũng tương tự, 5 phiên vừa rồi giảm gần 3%. VIC cũng mới điều chỉnh khoảng 4,4% trong 12 phiên gần nhất….
Ngoài những mã vốn hóa hàng đầu nói trên tăng, rổ blue-chips sàn HSX cũng vẫn có MSN tăng 6,72%, MWG tăng 2,28%, ROS tăng 3,86%, SBT tăng 3,44%, VRE tăng 1,09%. Trong số này MSN giao dịch cực mạnh, trong phiên còn có lúc kịch trần. Cổ phiếu này chính thức có kỷ lục lớn nhất lịch sử về khối lượng giao dịch nhờ hơn 6,4 triệu cổ chuyển nhượng tương đương 388 tỷ đồng giá trị.
Với các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giao dịch tiếp tục mang tính chọn lọc nhiều hơn là theo cả nhóm. HSX có 16 mã đóng cửa giá trần thì cũng nhiều cổ phiếu thanh khoản rất tốt như HTN, EVG, PET, TGG, TTF, ITA, OGC. Tuy nhiên theo chỉ số thì Midcap lại giảm 0,49% và Smallcap tăng không đáng kể 0,14%. Nguyên nhân là do các cổ phiếu tăng giá cũng không có mấy ảnh hưởng trong các rổ này.
Có dấu hiệu chốt lời lớn
Thanh khoản trên hai sàn hôm nay vẫn cực cao với tổng giá trị chuyển nhượng khoảng 9.769 tỷ đồng và khớp lệnh đạt 8.782 tỷ đồng và là phiên giao dịch khớp lệnh vượt 8.000 tỷ đồng thứ hai chỉ trong 3 phiên đầu tuần này.
Tuy vậy không giống với hôm qua, hôm nay số lượng cổ phiếu giảm giá đã nhiều hơn. Nhiều cổ phiếu thanh khoản rất cao và giá giảm như TCH giảm 1,62% khớp lệnh lớn nhất thị trường 422 tỷ đồng, HPG giảm 1,59%, giao dịch 415 tỷ đồng, STB giao dịch 273 tỷ đồng, giá giảm 3,52%, TCB giao dịch 268 tỷ đồng giá giảm 2,68%, ACB giao dịch 419 tỷ đồng giá giảm 2,5%…
Khi thanh khoản rất cao nhưng giá giảm thì đó là biểu hiện của việc nhà đầu tư bán ra quá nhiều và ép giá xuống. Những ngày qua thị trường duy trì mức giao dịch rất lớn và trừ chỉ số, cổ phiếu cũng tăng giá tốt. Cuối cùng cũng sẽ đến lúc nhà đầu tư thực hiện chốt lời. Chẳng hạn ACB bên sàn HNX phiên này một mình chiếm trên 46% giá trị cả sàn nhưng giao dịch chốt lời là quá rõ. Trong 20 phiên gần nhất giá đã tăng 16,5% tính đến hôm qua, chưa kể trong tháng 8 đã tăng gần 28%. HPG, STB cũng trong tình trạng tương tự, giá tăng quá nhanh trong tháng 9 cũng khuyến khích nhà đầu tư thu lợi nhuận về.
VN-Index đóng cửa phiên hôm nay đạt 919,72 điểm và trong phiên lúc đạt đỉnh tới 923,57 điểm. Diễn biến của chỉ số này dù chủ đạo do nhóm vốn hóa lớn nhất đẩy lên nhưng cũng vẫn là tăng. Nếu như khoảng 3 tuần trở lại đây chỉ số này tăng ít, giá cổ phiếu tăng nhiều thì tình hình có thể sẽ khác đi những phiên tới: Các cổ phiếu lớn sẽ tăng để duy trì điểm số trong khi xả hàng mạnh ở các cổ phiếu khác.
Góc nhìn chứng khoán: Sức ì lớn hơn trên đường trèo lên đỉnh 900 điểm
SAB tăng rất mạnh hôm nay đã giúp VN-Index giữ được mức tăng nhẹ đến cuối ngày nhưng diễn biến suy yếu dần trong phiên là rất rõ.
Thị trường vẫn đang hướng tới đỉnh cao cũ ở mốc 900 và nhà đầu tư vẫn đang chốt lời dần với cường độ mạnh.
Cổ phiếu chuyển từ tăng sang giảm và thanh khoản vẫn duy trì mức độ lớn liên tục trên ngưỡng 6.000 tỷ đồng (khớp lệnh) cho thấy vẫn đang có lực chốt lời trong vùng phân phối hướng tới đỉnh 900 điểm.
Điều dở nhất hôm nay là số lượng cổ phiếu giảm giá đã nhiều lên đáng kể, dẫn tới cảm giác thị trường trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng". Tuy nhiên mức độ cũng không quá chênh lệch vì nhóm blue-chips VN30 cơ bản trong trạng thái phân hóa giằng co tương đối cân bằng khi số mã tăng giảm gần bằng nhau. Khác biệt chỉ là vốn hóa của vài mã tăng hàng đầu lại cao.
SAB tăng 5,22% là yếu tố rất quan trọng giúp VN-Index có thêm 2,67 điểm và duy trì phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Tuy vậy SAB cũng đã phải tụt xuống một chút - khoảng 0,7% - khi bị chốt lời nhiều hơn về cuối phiên. Khối lượng giao dịch của SAB tăng 87% so với mức bình quân 20 phiên, cũng có thể coi là một ngày thanh khoản đột biến.
Mức độ suy yếu của các cổ phiếu lớn khác rõ hơn SAB. Ví dụ CTG cũng là mã khá mạnh, đóng cửa tăng 2,39% so với tham chiếu nhưng nếu so với mức giá đỉnh ngay đầu phiên, CTG cũng đã trả lại thị trường khoảng 1,9% mức tăng. VIC trả lại khoảng 1,63% dù chốt ngày vẫn xanh. Rất nhiều blue-chips trong đó nổi bật là các mã ngân hàng như STB, TCB, VPB thậm chí còn giảm 2,2% đến 2,5% so với đỉnh và phải đóng cửa dưới tham chiếu. VN-Index trả lại thị trường gần 6,8 điểm tăng, VN30-Index trả lại 7,8 điểm. Điểm số mất đi này diễn ra trong phần lớn thời gian của phiên vì cả hai chỉ số đều đạt đỉnh ngay sau khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục.
Các cổ phiếu vừa và nhỏ diễn biến cũng không tốt, số lớn chuyển sang giảm giá về cuối phiên. Thực tế là số mã giảm giá ở HSX hôm nay nhiều gấp 1,6 lần số tăng. HAP có một phiên xả giá đảo chiều xuống tận mức sàn dù cuối tuần trước vẫn tăng 6,4%. Diễn biến ở cổ phiếu đầu cơ mạnh nhất thị trường trong tháng 8 này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến các cổ phiếu đầu cơ khác vì như trong quá khứ, khi mã mạnh nhất quay đầu là một chỉ báo nguy hiểm cho cả trào lưu đầu cơ hàng nóng đang diễn ra.
Hiện tượng VN-Index đạt đỉnh tăng mạnh từ sớm, sau đó yếu dần đi diễn ra trong quá trình tiến đến đỉnh cũ 900 điểm thường là tín hiệu của áp lực bán xuất hiện dần dần. Vì cổ phiếu vẫn còn tăng với số lượng khá nhiều, cộng với chỉ số cũng tăng nên thị trường vẫn được nhìn nhận là tích cực. Một phần lý do là cách chốt lời chưa đến mức khiến giá cổ phiếu quay đầu giảm hàng loạt. Các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng tối thiểu thị trường sẽ kiểm định lại đỉnh 900, nghĩa là dư địa tăng vẫn còn, giá bán sẽ tốt hơn và không cần phải vội vàng.
Dấu hiệu rõ nhất của hoạt động chốt lời này là thanh khoản duy trì quá cao. Nhà đầu tư giữ cổ phiếu đã không có kỳ vọng lớn như người cầm tiền, nên thanh khoản mới cao như vậy. Hôm nay tính riêng giá trị khớp lệnh, hai sàn lại tiếp tục đạt hơn 6.200 tỷ đồng nữa. Đã 6 phiên liên tục mức giao dịch bình quân vượt 6.000 tỷ đồng cho thấy hàng xả ra còn rất nhiều. Luôn luôn phải thận trọng khi thanh khoản rất lớn mà kéo dài liên tục vì chỉ có các nhà đầu tư rất nhiều cổ bán ra mới có thể tạo được thanh khoản ở mức đó. Ít nhất thị trường cũng đã thể hiện rằng tốc độ tăng chậm lại nhiều hơn, cổ phiếu suy yếu nhiều hơn.
Sau những phiên vượt 6.000 tỷ đồng, thị trường có thể hướng tới các phiên 8.000 tỷ đồng, thậm chí là 10.000 tỷ đồng như đầu tháng 6 vừa qua. Mức thanh khoản khổng lồ đó điều hướng thị trường tăng hay giảm mới là quan trọng vì bán mãi rồi cũng phải đến lúc cạn cổ phiếu và mua mãi thì cũng đến lúc hết tiền.
Bán mạnh cuối phiên, VN-Index vẫn tăng hơn 4 điểm Phiên giao dịch ngày 7-10, áp lực bán gia tăng mạnh về cuối phiên làm thu hẹp đà tăng của thị trường. Các mã lớn như MSN, BVH, MWG, GAS, SAB, VCB... là trụ đỡ giúp VN-Index giữ được sắc xanh. Kết phiên, VN-Index tăng 4,05 điểm, lên 919,72 điểm; HNX-Index giảm 1,64 điểm, xuống 136,13 điểm. UPCoM-Index tăng 0,05 điểm, lên 63,95...