Các cặp vợ chồng gọi nhau là ‘bố, mẹ’
Không chỉ các cặp vợ chồng xưng hô như vậy khi có con đầu lòng, ngay cả những cặp mới yêu nhau vẫn gọi nhau bố, mẹ một cách “tỉnh rụi”.
Trong thời đại ngày nay các bậc cha mẹ đang có khuynh hướng xưng hô “bố”,”mẹ” với nhau, ngay cả khi không có con cái mình ở đó. Thậm chí cách xưng hô này còn phổ biến cả trong chốn riêng tư của hai người, theo một cuộc khảo sát tại Mỹ.
Điều đáng nói là trong chốn riêng tư, họ vẫn gọi nhau “bố, mẹ” – Ảnh có tính chất minh họa
Người vợ gọi người chồng là “bố” và người chồng gọi người vợ là “mẹ”. Với những cặp đã có con cái, lối xưng hô này tạo ra một sự thân mật, gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Đối với nhiều người đây là thói quen xưng hô trong phạm vi gia đình mà trong cả giao tiếp công cộng.
Cựu tổng thống Ronald Reagan nổi tiếng gọi bà vợ Nancy là “mẹ” cả trong gia đình và nơi công cộng.
Một số cặp vợ chồng xác nhận có chuyển lối xưng hô như vậy khi sinh đứa con đầu tiên, nhưng không bao giờ gọi nhau như vậy trong phòng ngủ.
Video đang HOT
Người ta cho rằng cách xưng hô “bố”, “mẹ” sẽ tạo ra những cảm xúc trìu mến, đặc biệt dễ làm “siêu lòng” và cảm xúc dạt dào khi ân ái.
Sarah Yu -26 tuổi ở Vancouver, British Columbia đã gọi bạn trai là “bố” trong giao tiếp hàng ngày và ngay cả trên giường ngủ. Sarah cho biết bạn bè nhìn cô với ánh mắt khác thường. Một người bạn của Sarah tâm sự với cô rằng cách xưng hô như vậy nghe rất chối tai.
Lý do người Mỹ có vẻ khó chịu trước lối xưng hô thân mật vì một “điển tích” trong lịch sử. Năm 1925, ông trùm bất động sản, nổi tiếng là lập dị, Edward West Browning, đăng báo tìm một người để làm bạn với đứa con gái nhỏ của ông.
Năm 1926, ông tuyển một cô gái 15 tuổi tại một lớp học khiêu vũ, lúc này ông đã 52 tuổi. Sau đó ít lâu, họ kết hôn và tạo ra một “xì căn đan” ở NewYork. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài sau đó vài tháng. Cô bé thường xuyên gọi Edward West Browning là “bố”.
Theo Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Công Vinh, vấn đề xưng hô kiểu này có 3 cách lý giải:
- Xu hướng bắt chước: Đây là hiện tượng phổ biến, lan rất nhanh trong giới trẻ. Nhiều khi không mang một ý thức nào cả, chỉ nghe thấy hay hay là họ bắt chước gọi như thế. Đây là một hoạt động vô thức.
- Hiện tượng thế giá (còn gọi là bù trừ): Theo thuyết phân tâm học của Freud, trường hợp này rơi vào các cặp vợ chồng chưa có con. Họ thể hiện lòng khát khao có con nên chọn cách xưng hô như vậy. Người ta thiếu một cái gì đó và tìm kiếm sự bù trừ và an ủi ở một việc khác. Có thể khi chưa có con, họ xưng hô như vậy thành thói quen, đến khi có con cái họ vẫn giữ kiểu xưng hô như vậy cho thân mật ngay khi cả không có mặt con cái ở đó.
- Dấu ấn tiềm thức về ngôn từ: Vấn đề này khác nhau ở mỗi dân tộc và có tính chất qui ước. Ở VN, khi gọi nhau “bố, mẹ” nó mang ý nghĩa tôn trọng. Vì thế, tôi nghĩ ở VN, không nhiều người gọi nhau như vậy lúc ái ân. Còn nếu ngôn từ đó có gợi cảm hay không thì cần phải có khảo sát thống kê. Theo tôi, không nên gọi nhau như vậy trong lúc ái ân, còn rất nhiều đại từ nhân xưng có thể mang lại cảm xúc cao trong ngôn ngữ VN.
Theo Alo
75% lao động thất nghiệp vì robot
Những người làm công việc tính chất đều đặn có nguy cơ thất nghiệp cao vào cuối thế kỷ này, bởi nó sẽ không còn thực hiện bởi con người nữa mà do robot đảm trách.
The Associated Pressđưa ra 3 phần nằm trong những câu hỏi quan trọng nhất mà các doanh nghiệp và xã hội sẽ đối mặt trong những năm tới.
Giải pháp gì được đặt ra khi thế giới sẽ có 50-75% lao động mất việc làm. Câu hỏi nghe có vẻ khôi hài, nhưng đối với các nhà kinh tế học và nhà công nghệ nói rằng đây là lời cảnh báo cần suy nghĩ một cách nghiêm túc. Dù nó chỉ là con số toán học thuần túy.
Những công việc có mức độ đơn giản hơn thì được trả lương thấp và có thể được thay thế bởi các con robot. Ảnh minh họa
Moshe Vardi, Giáo sư khoa học máy tính của trường Đại học Rice cho rằng, trong 25 năm nữa những chiếc xe sẽ được vận hành bởi một con người trông quái lạ. Hình dáng nó giống một con ngựa và một xe đẩy phía sau. Ước tính có khoảng 4 triệu công việc lái xe theo kiểu trên vào lúc đó. Điều này cũng sẽ tương tự cho công việc hệ thống xử lý môi trường, nơi đây sẽ có robot thay thế cho những công việc cần cơ bắp, sức lực.
Những máy tính thông minh có thể thay thế bất kỳ công việc có tính chất thường xuyên dành cho người tốt nghiệp cao đẳng như: nhập dữ liệu, tính toán các con số, vận hành máy... Từ đó, một lượng lớn, cỡ khoảng 7 triệu công việc liên quan đến hoạt động ngành tài chính và kinh doanh hiện có ở Mỹ sẽ bị xóa bỏ.
Khi tính toán lại số lượng lao động, một số chuyên gia nghĩ xu hướng tích cực là có khoảng 50% tỷ lệ thất nghiệp. Martin Ford, một doanh nghiệp phần mềm, dự đoán sẽ có khoảng 75% lượng người mất việc vào cuối thế kỷ này. "Phần lớn số người thất nghiệp rơi vào những người làm công việc có tính chất đều đặn", Ford nói. Xét theo góc độ con người tham gia vào nền kinh tế, họ luôn cần một công việc có tính thường xuyên. Và cuối cùng, những công việc này sẽ không còn thực hiện bởi con người nữa, theo Ford.
Andrew McAfee và Eric Brynjolffson cho rằng xu hướng này đang tăng với tốc độ cao. Những công việc cực kỳ chuyên ngành như công việc kỹ thuật số mới - nơi con người tạo ra các ứng dụng, vẫn có thể tồn tại và không dễ thay thế. Bên cạnh đó, một số công việc khác như người phụ dọn dẹp bàn ăn và các dịch vụ cần tiếp xúc để thấu hiểu khách hàng, vẫn chưa thể thay thế.
Hiện nay, không phải là không có đủ việc làm như trước đây, cũng không phải liên quan đến cách được đào tạo. Ngành công nghiệp mới không cần quá nhiều lao động. Những công việc có mức độ đơn giản hơn thì được trả lương thấp và có thể được thay thế bởi các con robot.
Robot sẽ đảm nhận công việc chuyên môn tốt hơn, vì vậy mức thu nhập bất bình đẳng sẽ tăng lên khi tỷ lệ thất nghiệp càng tăng và tiếp tục tăng trưởng chậm lại.
Đối với tình huống thiên tai hay khí hậu toàn cầu nóng lên, đó là một kịch bản giống với ngày tận thế, mà ở đó có thể mọi người đành bất lực. Nhưng thực tế, công nghệ đang thay đổi quá nhanh chóng trong nền kinh tế hay xã hội toàn cầu thì mọi người sẽ bắt kịp.
Ở đỉnh cao của suy thoái kinh tế, số lượng người thất nghiệp khoảng 10%. Kinh tế suy thoái làm khoản nợ tăng cao hơn và toàn cầu đang ra sức ứng phó hay có thể điều này gây ra hậu quả lâu dài khác. Một tỷ lệ thất nghiệp 10% chỉ bằng 1/5 so với điều các chuyên gia dự đoán trong tương lai.
Nếu tất cả lợi nhuận có được là do việc gia tăng hiệu quả và năng suất từ công nghệ mới, thì chuyên gia cho rằng không có sự thay đổi về mô hình kinh doanh hay mô hình xã hội. Sẽ đến lúc một lượng lớn người lao động bị đào thải nếu không còn phù hợp với nền kinh tế.
Theo VNE
Xưng "tôi" gọi "anh/chị": Thầy e dè, trò "ngượng miệng" Có giảng viên "mạnh dạn" xưng "tôi" gọi "anh/chị" với sinh viên thì bị phán xét thầy khó tính, lên mặt hoặc trò không dám nhận. Việc xưng hô "tôi - anh/chị" thể hiện sự bình đẳng, dân chủ ở trường đại học vẫn đang gặp không ít rào cản. SV "ngượng miệng" xưng "tôi" Nguyễn Thanh Nh., sinh viên (SV) Trường ĐH...