Các cặp đôi thường phải mất bao lâu để làm những điều ‘tế nhị’ trước mặt nhau?
Trong một mối quan hệ, bạn có thể thắc mắc liệu mình và người ấy đã đến ‘mức độ đó’ hay chưa, tức là hai bạn có thể làm những điều tế nhị như chia sẻ đồ ăn, để bàn chải đánh răng ở nhà nhau hay không,…
Một bài khảo sát thú vị trên trang Frommars tiết lộ thời gian để nam giới và nữ giới có thể bắt đầu làm những điều khác biệt trước mặt nhau.
Thời gian để các cặp đôi làm những điều ‘tế nhị’ trước mặt nhau
1. Gặp gỡ bạn bè của nhau: 4 tháng
2. Chia sẻ đồ ăn với nhau: 4 tháng
3. Để mặt mộc trước mặt nhau: 5 tháng
4. Để lại bàn chải đánh răng ở nhà nhau: 6 tháng
5. Đề nghị chia sẻ các tài khoản streaming: 9 tháng
Video đang HOT
6. Ngừng cạo lông chân: 12 tháng
7. Ngừng ăn diện để gây ấn tượng với nhau: 12 tháng
8. Xem điện thoại của nhau: 12 tháng
9. Đưa chìa khóa nhà cho nhau: 12 tháng
10. Tăng cân: 15 tháng
Phụ nữ thường cần nhiều thời gian hơn
Cả nam giới và nữ giới đều cần một khoảng thời gian khá tương đương để đạt những cột mốc đầu tiên trong mối quan hệ.
Cả hai cần khoảng 6 tháng để gặp gỡ gia đình của nhau và 9 tháng để đi du lịch cùng nhau.
Nhưng sau giai đoạn đó, nữ giới thường sẽ chậm lại. Họ cần khoảng 17 tháng để chung sống (trong khi nam giới là 15 tháng), 22 tháng để đính hôn (nam giới cần 19 tháng) và 2 năm 9 tháng để kết hôn (nam giới sẵn sàng kết hôn sau 2 năm 5 tháng).
6 cách làm lành với người ấy sau khi cãi vã
Các cặp đôi thường gặp khó khăn trong việc xin lỗi nửa kia sau trận tranh cãi. Dưới đây là 6 cách xin lỗi và làm lành với người ấy khi có mâu thuẫn.
1. 'Để mai chúng ta bình tĩnh nói chuyện này nhé.'
Hãy cho bản thân bạn và người ấy có cơ hội nghĩ lại mọi chuyện và bình tĩnh trao đổi vào ngày hôm sau. Đây là lựa chọn tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
Bạn nên tránh khiến cuộc tranh cãi leo thang khi cả hai đều đang nóng nảy. Tốt nhất nên hoãn cuộc trò chuyện lại.
2. 'Anh/Em cảm thấy chúng ta nên gạt bỏ điều này ra sau để hạnh phúc hơn.'
Nếu bạn đang cố gắng xoa dịu cuộc tranh cãi, bạn hãy thử dùng cách nói "chúng ta", thể hiện cả hai bạn đều nằm trong vấn đề này.
Đừng để đối phương cảm thấy anh ấy/cô ấy là người duy nhất gây gổ.
Nếu hai bạn cùng cảm thấy nên gạt bỏ cuộc tranh cãi này phía sau thì tình hình sẽ được cải thiện.
3. 'Anh/Em có thể làm gì để sửa chữa mọi chuyện?'
Hãy hỏi đối phương cần làm gì để sửa chữa và xoa dịu vấn đề. Ngay cả khi hai bạn đang tranh cãi, người ấy vẫn sẽ cảm thấy được trân trọng vì bạn đang cân nhắc cảm xúc của người ấy.
Bạn cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi hỏi câu này vì đối phương cũng có khả năng sẽ hỏi lại bạn điều tương tự để chấm dứt căng thẳng giữa hai bên.
4. 'Anh/Em hiểu cảm giác của em/anh lúc này.'
Đây có lẽ là lời đáp lại tốt nhất và hợp lý nhất sau một cuộc tranh cãi.
Thấu hiểu là nền tảng quan trọng của một mối quan hệ. Câu nói này có nghĩa là bạn đã sẵn sàng đình chiến và lắng nghe cảm giác của đối phương nhiều hơn.
Hãy ngồi xuống và nghe người ấy chia sẻ những điều muốn nói.
5. 'Anh/Em hứa sẽ sửa chữa sai lầm của mình.'
Đưa ra một lời hứa với đối phương để giải quyết vấn đề của hai bạn sẽ khiến việc đối thoại giữa hai người trở nên tốt đẹp hơn.
Mọi người thường không thể sửa chữa vấn đề ở chính mình và đổ lỗi hoàn toàn cho người còn lại về cuộc tranh cãi.
Vậy nên điều quan trọng là bạn phải nhận ra và chấp nhận sai lầm của bản thân, đồng thời hứa hẹn sẽ sửa chữa, bù đắp.
6. 'Anh/Em xin lỗi.'
Đây có lẽ là lời đơn giản nhất bạn có thể nói với đối phương sau khi cãi cọ. Lời xin lỗi có thể xoa dịu mọ cảm xúc giận dữ, khó chịu, oãn giận.
Nếu bạn thực sự thấy có lỗi, hãy nói xin lỗi đối phương. Người ấy chắc chắn sẽ trân trọng sự thành thật của bạn.
Ngày vợ bỏ đi, mẹ tôi ra sức níu kéo con dâu ở lại nhưng bất thành, vậy mà 1 tuần sau vợ quay trở về với bộ dạng khiến cả nhà tôi khiếp sợ Tôi nói là nếu vợ bỏ nhà đi thì đừng bao giờ quay trở lại, cô ấy trợn mắt thề sẽ không bao giờ bước vào ngôi nhà ngột ngạt này nữa. Vợ chồng tôi lấy nhau đã 5 năm rồi, tình cảm cũng không được ngọt ngào cho lắm. Tính tình của vợ tôi ngày càng quá quắt khiến tôi luôn cảm...