Các căn bệnh ẩn sau những dấu hiệu bất thường của mắt
Mắt bị đỏ là dấu hiệu của dị ứng, tăng nhãn áp trong khi đó, lòng trắng của mắt có màu vàng cảnh báo bệnh gan, mật.
Bạn cần lưu ý một số biểu hiện khác lạ của mắt dưới đây:
Mắt đỏ
Các mạch máu nhỏ trong mắt có thể giãn nở hoặc vỡ ra khi chúng bị kích thích hoặc nhiễm trùng. Mắt đỏ cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc khô da. Tình trạng này khá phổ biến và thường tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, bạn cần đề phòng tình trạng tăng nhãn áp, có các vết cắt, xước và lở loét trên giác mạc. Bạn cần tới gặp bác sĩ nhãn khoa nếu mắt bị đau, nhìn khó hoặc hiện tượng mắt đỏ không cải thiện trong 1-2 ngày.
Cảm giác nóng hoặc châm chích
Bạn không nên dụi mắt khi có cảm giác khó chịu. Ảnh: Total Focus
Đó thường là dấu hiệu của đôi mắt mệt mỏi hoặc khó chịu, có thể do dị ứng, bụi hoặc khói. Đó cũng là triệu chứng của bệnh viêm bờ mi do sự tích tụ của vi khuẩn gây ra hoặc khô mắt. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là viêm giác mạc.
Video đang HOT
Khi nước mắt, bã nhờn khô, chúng có thể để lại một ít gỉ mắt dính trên mi. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám nếu lượng gỉ này nhiều hơn bình thường, có màu vàng hoặc hơi xanh và bạn có các triệu chứng khác.
Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ có tính chất lây lan. Các ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn dẫn đến sự tích tụ nước mắt và chất lỏng trên mắt. Viêm bờ mi có thể gây ra các vấn đề với tuyến bã nhờn của bạn.
Khô hoặc ngứa
Mắt bị kích ứng thường do dị ứng, dùng thuốc, đeo kính áp tròng, lão hóa, các bệnh như viêm khớp và sử dụng máy tính nhiều. Thuốc nhỏ mắt có thể hữu ích. Một cách khác để giảm đau là chườm lạnh lên mắt. Bạn không nên dụi mắt nếu bị ngứa. Nếu các cách trên không hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ để điều trị nguyên nhân chứ không chỉ triệu chứng.
Mí mắt chảy xệ
Ảnh minh họa: Webmd
Hầu hết các trường hợp, mí mắt bị sụp xuống theo thời gian, che khuất tầm nhìn. Bạn khắc phục được tình trạng này bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
Khi mí mắt đột ngột sụp nhanh, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ, u não hoặc các vấn đề về thần kinh.
Chảy nước mắt
Nước mắt giữ ẩm cho đôi mắt và rửa sạch những chất bẩn. Khi bạn bị chảy nước mắt, điều đó có nghĩa là tuyến nước mắt của bạn đang hoạt động quá tải hoặc không thể vận hành bình thường.
Tình trạng này cảnh báo nhiễm trùng hoặc tắc ống dẫn nước mắt. Bạn nên đi khám nếu có thêm cảm giác đau mắt, khó nhìn hoặc có vật gì đó trong mắt.
Cộm trong mắt
Khi có hiện tượng này, bạn nhớ đừng chà xát mắt. Bạn hãy chớp mắt nhiều hoặc dùng nước mắt nhân tạo để làm trôi lông mi rụng hoặc bụi. Nước mắt cũng sẽ làm dịu mí mắt của bạn trong trường hợp có viêm nhiễm.
Tuy nhiên, nếu các cách trên không hiệu quả, bạn hãy đi khám. Đó có thể là nhiễm trùng, viêm giác mạc hoặc trầy xước.
Lòng trắng có màu vàng
Đây là dấu hiệu bạn bị bệnh liên quan tới gan, mật, lạm dụng rượu. Khi đó, bạn cần đi tầm soát để kiểm tra sức khỏe hai cơ quan này.
Ngoài ra, đốm vàng trong mắt có thể là các u mỡ hoặc mộng thịt không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng cản trở tầm nhìn, bạn nên đi phẫu thuật.
Cách ăn trứng gà đúng cách, không phải ai cũng biết
Trứng gà là món ăn phổ biến, tuy nhiên, ăn trứng thế nào là đúng cách và đủ để không gây hại cho sức khoẻ thì không phải ai cũng biết.
Hàm lượng dinh dưỡng phong phú có trong trứng gà đã giúp nó trở thành một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và được mọi người tin dùng. Vậy ăn nhiều trứng gà thì có tốt không?
Có thể ăn trứng gà để bổ sung dưỡng chất nhưng không phải cái gì nhiều quá cũng tốt. Nhiều dưỡng chất trong trứng gà sẽ tích tụ và biến thành các chất gây hại nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều trứng trong một khoảng thời gian ngắn; nhất là ở những người mắc một số bệnh như thận, tiểu đường, gan, tim mạch hay dị ứng.
Hàm lượng dinh dưỡng phong phú có trong trứng gà giúp nó trở thành một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều trứng gà lại không hề tốt như chúng ta thường nghĩ.
Protein trong trứng gà có tính kháng nguyên và đặc biệt nhạy cảm với bề mặt niêm mạc dạ dày. Những người mẫn cảm với protein ăn vào sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy, phát ban hay dị ứng.
Ngoài ra, trong trứng có chứa hàm lượng cholesterol cao, nếu ăn nhiều trứng và đặc biệt là lòng đỏ sẽ dễ làm thu hẹp và tắc nghẽn động mạch vành gây ảnh hưởng xấu đến người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Thêm vào đó, ăn nhiều trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm cho tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Bên cạnh việc tìm hiểu ăn trứng gà nhiều có tốt không, việc tìm hiểu ăn trứng như thế nào là vừa đủ cho từng đối tượng cũng là điều cần thiết để giúp bạn có chế độ ăn hợp lý và đảm bảo sức khoẻ hơn.
Đối với người có sức khoẻ tốt, tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà lượng trứng đưa vào cơ thể cũng khác nhau. Người trưởng thành khoẻ mạnh có thể ăn từ 1-2 quả/ngày và ăn 3 - 4 lần/tuần là phù hợp. Với người cần bổ sung nhiều dưỡng chất như người già hay phụ nữ mang thai, cho con bú và người dưỡng bệnh thì có thể ăn ít nhất 1 quả/ngày và ăn 2-3 lần/tuần. Còn đối với trẻ em, trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi chỉ nên ăn 0,5 quả/bữa, tối đa 2-3 lần/tuần; trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi thì tối đa 3 quả/tuần là vừa đủ và trẻ từ trên 2 tuổi có thể ăn tối đa 6 trứng/1 tuần (tuy nhiên cho bé ăn dưới 5 quả sẽ tốt hơn.)
Một số lưu ý khi ăn trứng
Theo các nhà dinh dưỡng học, nên ăn trứng luộc hoặc trứng đã nấu chín kỹ là tốt nhất để đảm bảo cơ thể hấp thụ và tiêu hoá được tối đa các chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất,... Hạn chế hoặc không ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín kỹ vì hàm lượng dinh dưỡng thấp và còn khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng như vi khuẩn salmonella.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi chế biến trứng, nên cố gắng giảm lượng lòng đỏ trứng xuống và ăn nhiều lòng trắng sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Và sau khi ăn trứng gà tốt nhất nên ăn những loại rau và hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C phong phú để tăng sự hấp thu sắt, protein, canxi.
Tật nháy mắt, chữa thế nào? Khoảng 3 tháng nay cháu rất hay nháy mắt liên tục. Xin hỏi bác sĩ, cháu có phải điều trị tật nháy mắt này không ạ? thanhbinh@yahoo.com Ảnh minh họa Nháy mắt là một hiện tượng bình thường, trung bình một người nháy mắt khoảng 15 lần/phút. Thực ra nháy mắt không phải hoàn toàn đáng ngại. Đôi lúc nháy mắt cũng có...