Các cách khai báo y tế ngừa COVID-19
Làm sao khai báo y tế? Hiểu thế nào về những thông tin phản hồi trên app sau khi khai báo y tế? Nhiều câu hỏi của người dân đã được các cơ quan chức năng liên quan trả lời.
Nhân viên y tê lây dich ngươi tư Đa Năng trơ vê tư ngay 1-7 để xét nghiệm vao chiêu 29-7 tai tram y tê P.17, Q.Binh Thanh – Anh: X.M.
* Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, tất cả những người rời Đà Nẵng từ ngày 1-7-2020 vào TP.HCM đều phải thực hiện khai báo y tế. Gia đình tôi muốn được hướng dẫn khai báo y tế.?
Trần Kim Quy, Bình Chánh, TP.HCM
- Người dân có thể cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo sức khỏe toàn dân NCOVI hoặc khai báo y tế trên trang http://tokhaiyte.vn. Ngoài ra, có thể đến trực tiếp trạm y tế phường, xã để khai báo.
*Cách thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI? Cách tải app ra sao?
Ngô Đăng Khoa, Bình Thạnh, TP.HCM
- Để khai báo y tế và cập nhật thông tin về dịch bệnh COVID-19, người dân cần tải ứng dụng NCOVI – ứng dụng khai báo y tế toàn dân – về điện thoại di động của mình.
Sau đó, cung cấp các thông tin cá nhân và tình hình sức khỏe của bản thân trong mục “Khai báo y tế tự nguyện” ở màn hình chính. Đồng thời cần thường xuyên cập nhật tình hình dữ liệu ở màn hình “Theo dõi sức khỏe”.
Để tải ứng dụng NCOVI, người dùng có thể truy cập kho ứng dụng App Store (dành cho hệ điều hành iOS) hoặc Google Play (dành cho hệ điều hành Android) hoặc quét mã QR.
Sau đó, người dùng mở ứng dụng và điền thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại…) để đăng nhập. Tiếp đó, ứng dụng sẽ gửi trả một mã OTP vào số điện thoại đã nhập, người dùng cần nhập mã OTP để xác nhận bắt đầu sử dụng ứng dụng.
* Các thông tin gia đình chúng tôi khai báo trên ứng dụng NCOVI có được bảo mật?
Thùy Trang, Hà Nội
- Ứng dụng NCOVI do Bộ Y tế và Bộ Thông tin – truyền thông xây dựng và quản lý. Ứng dụng này được tạo ra để người dân có thể chủ động khai báo sức khỏe, cung cấp thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19 với cơ quan y tế.
Từ đó, các cơ quan chức năng có thể xác định nguy cơ lây nhiễm, khoanh vùng và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn.
Cơ quan quản lý nhà nước khẳng định những thông tin trên ứng dụng sẽ được bảo mật và quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chức năng, chỉ được sử dụng vào mục đích hỗ trợ cộng đồng phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Bộ Y tế và Bộ Thông tin – truyền thông hiện đang tiếp tục khuyến nghị toàn dân sử dụng ứng dụng NCOVI để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 một cách chủ động.
* Có thể tra cứu thông tin dịch bệnh từ ứng dụng?
Video đang HOT
Lê Thu, Đà Nẵng
- Sau khi đăng nhập, người dùng có thể sử dụng ứng dụng để tra cứu thông tin về dịch bệnh COVID-19. Đây là những thông tin chính thống, đáng tin cậy được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước.
Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc có những dấu hiệu liên quan đến bệnh (trở về từ vùng dịch, tiếp xúc với người bị bệnh…), người dùng có thể trực tiếp phản ảnh với cơ quan chức năng thông qua ứng dụng hoặc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095. Tất cả thuê bao sẽ được miễn cước khi gọi đến đường dây trên.
* Như thế nào là khai báo y tế thành công?
- Cách khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI:
Bước 1:
Sau khi truy cập vào ứng dụng NCOVI, người dùng cần nhập thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại…) để tiến hành xác thực danh tính.
Bước 2:
Ứng dụng sẽ gửi trả về một mã OTP theo số điện thoại đã nhập, người dùng cần lấy đoạn mã OTP để nhập vào ứng dụng nhằm xác thực.
Bước 3:
Người dùng sẽ trả lời các thông tin để nhận biết liệu có nguy cơ nhiễm Covid-19 hay không. Các thông tin này bao gồm việc có tiếp xúc với người mang mầm bệnh, có đi từ vùng dịch hay tiếp xúc với người đi từ vùng dịch hay không?
Bước 4:
Sau khi vào trang chủ của ứng dụng, người dùng cần lựa chọn vào ô “Khai báo y tế tự nguyện” để bắt đầu việc khai báo.
Bước 5:
Ở bước tiếp theo, người dùng cần nhập lại các thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại…), cùng với đó là thông tin khai báo về tình trạng y tế (các triệu chứng bệnh, các bệnh nền nếu có…). Cuối cùng, người dùng nhấn vào ô “Khai báo y tế” để hoàn tất việc khai báo.
Sau khi khai xong các nội dung hiện ra trong mục này, người dùng nhấn vào ô “Tôi cam kết các thông tin khai báo là đúng sự thật” trước khi bấm gửi thông tin khai báo.
Người dùng sẽ nhận được thông báo đã khai báo thành công và chỉ cần bấm vào chữ “Đồng ý” để gửi thông tin đi.
Nếu không nhận được thông báo, người dùng sẽ phải kiểm tra lại.
* Nếu không sử dụng điện thoại thông minh để tải ứng dụng hoặc không tự khai báo được thì phải làm như thế nào?
Minh Châu, Q.3, TP.HCM
- Những trường hợp này có thể nhờ người khác khai báo hộ. Bên cạnh việc tự khai báo, người dùng cũng có thể tiến hành khai báo hộ cho người thân của mình, ví dụ như người già, trẻ em, người không có smart phone…
Việc khai hộ cũng được thực hiện theo các bước tương tự như khai báo y tế cho bản thân, cần điền đủ các thông tin cá nhân cũng như thông tin dịch tễ của người được khai hộ. Các thông tin cảnh báo, khuyến cáo… đối với trường hợp được khai báo hộ sẽ được gửi về điện thoại của người đứng ra khai hộ.
Đồng thời tính năng khai báo tiếp xúc cũng giúp người sử dụng có thể phản ảnh trường hợp xung quanh mà mình biết có đi từ nước ngoài về hoặc tiếp xúc với trường hợp đi từ nước ngoài về.
Nhân viên y tê lưu mâu hô sơ đê gưi vê Trung tâm Kiêm soat bênh tât TP.HCM – Anh: X.MAI
Thực hiện xét nghiệm người từ Đà Nẵng về Hà Nội như thế nào?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Khổng Minh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết Hà Nội đã thống kê được trên 21.000 người đã đến từ/đi Đà Nẵng về tính từ ngày 8-7.
Hiện Hà Nội vẫn đang rà soát tiếp và dự kiến cuối ngày 29-7 sẽ xây dựng phương án xét nghiệm.
Trong thời gian đợi phương án, những người từ Đà Nẵng về cần chú ý tự cách ly tại nhà, khai báo y tế qua các ứng dụng hoặc báo cho cơ sở y tế xã phường.
Khi có phương án xét nghiệm, phường sẽ thông báo tới từng người về xét nghiệm tại đâu, thời gian xét nghiệm… “Chúng tôi sẽ sử dụng loại test nhanh” – ông Tuấn cho biết.
L.ANH ghi
TP.HCM: nhiều nơi hẹn lại việc xét nghiệm
* Nhiêu ngươi dân TP.HCM rơi khoi Đa Năng tư ngay 1-7 chu đông đên tram y tê (TYT) phương khai bao y tê, xet nghiêm COVID-19, tuy nhiên được hen xet nghiêm ngay khac vi mâu xet nghiêm chưa đu, vì sao?
- Co măt tai TYT phương 17, Q.Binh Thanh chiêu 29-7, phong viên ghi nhân rât đông ngươi dân đên khai bao y tê va cân xet nghiêm COVID-19. Môt sô ngươi đên sau, chi khai bao y tê, sau đo đươc nhân viên y tê phat phiêu hen xet nghiêm COVID-19 theo sô thư tư.
Trươc phong xet nghiêm, ngươi dân ngôi chât kin lôi đi chơ tơi lươt xet nghiêm, trong phong cac nhân viên y tê tât bât lây mâu phêt hong, mui, lây mau, lưu hô sơ…
Không chi cac TYT tai Q.Binh Thanh, nhiêu TYT khac tai Q.12, Q.Thu Đưc… cung rơi vao tinh trang trên: sô ngươi dân TP.HCM vê tư Đa Năng tư ngay 1-7 qua đông, trong khi bô test kit xet nghiêm COVID-19 do Trung tâm Kiêm soat bênh tât TP.HCM cung câp chi co giơi han.
Trao đôi vơi Tuôi Tre, ông Nguyên Hoang Thiên Tâm – giam đôc Trung tâm Y tê (TTYT) Q.Binh Thanh, TP.HCM – cho biêt tư ngay 27-7, đơn vi băt đâu tiêp nhân khai bao y tê đôi vơi ngươi đên từ Đa Năng từ ngày 1-7 tai 20 TYT phương va xet nghiêm COVID-19 tai 2 TYT phương 11 (cơ sơ 1) va phương 24 (cơ sơ 2).
Khi nhân thây ngươi dân đên khai bao y tê va xet nghiêm cang tăng, ngay 28-7 đơn vi triên khai thêm 3 điêm xet nghiêm: TYT phương 17, 22, 25.
Ông Tâm cho hay mâu xet nghiêm COVID-19 trên la do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cung cấp va sô lương nay không cô đinh theo ngay.
Tuy nhiên, do lượng người dân cần xét nghiệm COVID-19 tai 5 điêm TYT nêu trên khá đông nên ai đến trước se được xét nghiệm trươc, còn đến sau hẹn ngày khác (có giấy hẹn cụ thể ngày, giờ).
BS Lê Hồng Nga – trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP – cho biêt trung tâm đa ghi nhân tinh trang nay tư cac TTYT quân bao cao. Hiên trung tâm hop nôi bô, thao luân đê đưa ra phương an xư ly va se co văn ban hương dân cu thê cho cac TTYT quân.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, để tránh tập trung đông người tại TYT phường nhằm thực hiện xét nghiệm COVID-19, người dân cần liên hệ điện thoại hẹn trước.
XUÂN MAI
5 điều phải làm khi cách ly tại nhà
Người tự cách ly phải ở nhà 14 ngày liên tục, trong phòng riêng, không ăn uống chung, hạn chế tiếp xúc người nhà và tự theo dõi sức khỏe.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), yêu cầu tất cả những trường hợp đang cư trú tại thành phố, đã/đến Đà Nẵng từ ngày 1/7, không thuộc nhóm cách ly tập trung phải khai báo y tế và tự cách ly tại nhà. Thời gian là 14 ngày, kể từ ngày nhập cảnh, ngày tiếp xúc cuối cùng với ca nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV, từ ngày rời khỏi xã, phường có tường hợp bị bệnh.
Nếu người nghi nhiễm nCoV được chẩn đoán không mắc bệnh thì những người cách ly do tiếp xúc gần với người này sẽ kết thúc việc cách ly.
Anh Lê Văn Trình, 37 tuổi, ở TP Quảng Ngãi, dán thông báo tự cách ly cả gia đình tại nhà sau khi từ Đà Nẵng về, ngày 25/7. Ảnh: Linh Phạm.
Trong thời gian này, người cách ly cần chấp hành đầy đủ, thực hiện nghiêm túc 5 yêu cầu.
1. Quan trọng nhất là chỉ ở trong nhà, không đi ra ngoài trong suốt thời gian cách ly tại nhà. Nếu vi phạm, người cách ly bắt buộc phải vào khu cách ly tập trung.
2. Khi ở nhà, đối tượng tự cách ly phải ở trong phòng riêng thông thoáng, hoặc đảm bảo cách xa hai mét với giường ngủ của người khác. Hạn chế tiếp xúc với mọi thành viên trong nhà. Nếu cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách hai mét. Thường xuyên rửa tay bằng nước xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
3. Không được ăn uống chung. Người này phải sử dụng riêng các dụng cụ ăn uống.
4. Người đang cách ly phải tự thu gom riêng khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào 1 túi đựng rác thải riêng, để gọn trong góc phòng. Trong thời gian cách ly, nếu xuất hiện triệu chứng, túi này sẽ được nhân viên y tế xử lý theo quy định của rác y tế. Hết thời gian cách ly mà không có triệu chứng, rác này sẽ xử lý như rác thải thông thường.
5. Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Người cách ly cần đo nhiệt độ hai lần sáng, chiều để xem có sốt hay không. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 37,5 độ C. Đồng thời, khi phát hiện ho, khó thở hay bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Người tự cách ly sau khai báo y tế, sẽ được nhân viên y tế tại các Trung tâm y tế liên hệ hai lần mỗi ngày. Trong đó, ít nhất một lần nhân viên y tế sẽ đến tận nhà để ghi nhận tình trạng sức khỏe người đang cách ly.
HDCD cũng khuyến khích người sống chung với người được cách ly nên giúp đỡ, động viên tinh thần người đang chấp hành cách ly. Hàng ngày lau nền nhà, tay năm cửa, bề mặt trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường. Không tụ tập đông người
TP HCM hiện có hơn 18.000 người đang cư trú về từ Đà Nẵng từ ngày 1/7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) phân loại họ thành 3 nhóm để giám sát y tế tối đa. Thành phố đã kích hoạt hệ thống khám chữa bệnh, tăng cường kiểm soát, chỉ định xét nghiệm mọi trường hợp nghi nhiễm nCOV.
Covid-19 có thể lây trong nửa phút tiếp xúc Sáng 26.7, Bộ Y tế đã tập huấn sử dụng phần mềm bluezone. Đây là phần mềm cài đặt lưu giữ thông tin về "đường đi" của mỗi cá nhân, giúp truy vết nguồn gốc những người tiếp xúc gần ca mắc Covid-19. Điều trị cách ly ca bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng - ẢNH: BỘ Y TẾ CUNG CẤP Tại...