Các bước vệ sinh khoang động cơ, người dùng ô tô nên biết
Khoang động cơ ô tô gồm nhiều bộ phận quan trọng… việc vệ sinh khu vực này cần được thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng đến máy móc, hệ thống điện cũng như các chi tiết khác.
Vệ sinh khoang động cơ cần được thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng đến máy móc
Dù được che chắn bởi nắp capô nhưng theo thời gian sử dụng, tác động của nhiều yếu tố khiến khoang máy ô tô bị bám bụi, dầu mỡ… làm ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của động cơ cũng như giảm tuổi thọ của bình điện, hệ thống ống dẫn… Vì vậy, khoang máy ô tô cần được kiểm tra, vệ sinh định kỳ.
Khoang động cơ ô tô có khá nhiều chi tiết, vì vậy khi vệ sinh cần nắm rõ các bước thực hiện
Thay vì mang xe ra tiệm hay các trung tâm dịch vụ, nhiều chủ ô tô hiện nay thường có thói quen tự tay làm vệ sinh khoang máy, rửa xe tại nhà vào mỗi dịp cuối tuần. Cách làm này, đối với nhiều người vừa tiết kiệm được một phần chi phí, vừa có thời gian để chăm sóc kỹ lưỡng chiếc “xế cưng” của mình. Tuy nhiên, khoang máy gồm rất nhiều chi tiết, bộ phận quan trọng nên khi làm vệ sinh khu vực này, người dùng ô tô cần có kỹ năng cũng như nắm rõ các bước thực hiện để tránh sai sót đáng tiếc. Về cơ bản quá trình vệ sinh khoang máy ô tô cần tiến hành theo các bước sau đây:
Mở nắp capô, dọn dẹp khoang máy
Sau khi xe hoạt động, khu vực khoang máy thường rất nóng, nhiệt độ cao ở một số chi tiết có thể khiến bạn bị bỏng. Vì vậy, trước khi vệ sinh cần mở nắp capô từ 10 – 20 phút để giải nhiệt. Điều này góp phần giúp các bộ phận trong khoang máy như các van, đường ống bằng cao su, dây đai… không bị giảm tuổi thọ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Trước tiên, nên loại bỏ các mảnh vụn, lá cây lọt vào khoang động cơ
Loại bỏ các mảnh vụn, cành cây hay lá khô… lọt vào khoang động cơ, đặc biệt ở khu vực gần khe gió, dưới kính chắn gió. Một số dòng ô tô thường có nắp che chắn động cơ, bạn nên tháo ra để dễ dàng thao tác khi làm vệ sinh.
Video đang HOT
Che chắn các mạch điện, cổ hút gió động cơ…
Sau khi dọn sạch rác lọt vào khoang động cơ, nên dùng bọc nilon hoặc băng keo chống nước chuyên dụng để che chắn các mạch điện, các thiết bị điện tử. Kiểm tra nắp che chắn các cực ắc quy, nếu không đảm bảo an toàn nên tạm thời ngắt kết nối. Bên cạnh đó nên dùng khăn sạch hoặc túi nilon bịt cổ hút gió, máy phát điện để tránh nước xâm nhập có thể gây hư hỏng.
Dùng băng keo chuyên dụng chống nước để che chắn các mạch điện
Xịt dung dịch vệ sinh khoang máy
Tiến hành xịt dung dịch vệ sinh lên các khu vực trong khoang máy, sau đó để khoảng 3 – 5 phút để dung dịch hòa tan, làm mềm cặn bẩn hay dầu mỡ bám trên các chi tiết. Hiện nay, trên thị trường có bán các loại dung dịch chuyên dụng của Meguiars, 3M hoặc Black Magic dùng để vệ sinh khoang động cơ ô tô. Nếu chăm sóc xe tại nhà, chủ xe nên trang bị các loại dung dịch này thay vì dung xà bông hay các chất tẩy rửa có thể làm ăn mòn các chi tiết kim loại, cao su trong khoang máy.
Sau đó dùng bàn chải, chổi mini kết hợp dung dịch vệ sinh động cơ để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu hay những khu vực bám nhiều dầu mỡ và xung quanh khoang máy…
Xịt rửa lại bằng nước sạch
Sau khi khoang máy đã được làm sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dùng vòi xịt nước, xịt rửa lại các khu vực xung quanh khoang động cơ để làm sạch.
Chú ý, không dùng các loại máy xịt có áp lực cao, đồng thời không xịt nước trực tiếp vào khu vực lắp đặt các bộ phận điện tử, mạch điện dù đã được che chắn. Thay vào đó, dùng bàn chải nhỏ để vệ sinh các ngõ ngách sau đó dùng khăn sạch lau khô để tránh nước xâm nhập vào các chi tiết này.
Xịt rửa lại các khu vực xung quanh khoang máy để làm sạch
Lau khô các chi tiết
Dùng khăn vải mềm kết hợp với vòi xịt khí nén để lau khô các trong khoang máy. Chú ý các lau khô các giắc cắm, dây bugi, các bộ phận điện tử…
Dùng khăn vải mềm lau khô các chi tiết trong khoang máy
Sau khi đã hoàn thành việc vệ sinh khoang máy, bắt đầu tháo gỡ băng keo, bọc nilon đã bao bọc các mạch điện, cổ hút gió động cơ, máy phát điện. Kiểm tra xem có vật dụng nào còn xót lại trong khoang máy sau đó đậy nắp che chắn động cơ, nắp capô và khởi động xe để kiểm tra các chi tiết có hoạt động bình thường hay không.
Hoàng Cường
Sai lầm trong bảo dưỡng ô tô cần tránh
Bảo dưỡng ô tô là việc mà các tài xế nên làm để giữ cho chiếc xe của mình có độ bền lâu dài hơn. Tuy nhiên, những sai lầm trong quá trình bảo dưỡng ô tô lại khiến xe của bạn giảm bớt độ an toàn.
1. Thay dầu ở 1.000 km đầu tiên
Hầu hết các bác tài đều cho rằng, phải thay dầu máy ở 1.000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại gia công, thực tế không phải như vậy. Công nghệ chế tạo ngày càng chính xác và các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo hoặc là không gì cả.
Do vậy, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, xe máy xăng nên thay dầu ở 6.000km, máy dầu 5.000km.
Xe máy xăng nên thay dầu ở 6000km, máy dầu 5000km.2. Chạy rốt đa xe mới
Đa số các chủ xe đều băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào. Trên thực tế, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa, mà hãng chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1.000 km đầu tiên.
3. Rửa động cơ cho... sạch
Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ. Do vậy, việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên. Ngay cả ở Mỹ người ta vẫn nhận rửa khoang động cơ nhưng kèm theo một cái bảng khuyến cáo khách hàng: "Không chịu trách nhiệm nếu hỏng máy".
Khi bảo dưỡng xe ô tô vệ sinh khoang động cơ không bị bám đầy bụi bẩn là việc cần thiết4. Yêu cầu bảo dưỡng ở những cụm chi tiết miễn bảo dưỡng
Người sử dụng xe thường lăn tăn khi vào hãng bảo dưỡng, kỹ thuật viên làm vèo một loáng là xong. Chưa yên tâm, nhiều người đưa ra ngoài để... làm thêm cho chắc cú. Cụ thể ở đây là một số cụm chi tiết miễn bảo dưỡng thì chỉ kiểm tra, hỏng thì thay: Vòng bi moay ơ, Bình ắc quy, HT phanh ABS / ESP... thậm chí nếu cố tình bảo dưỡng, các món này sẽ "ngỏm củ tỏi" luôn.
5. Bơm lốp với áp suất cao như... xe máy
Đa số các chủ xe đều tự suy luận rằng, cái xe máy nặng có hơn 1 tạ mà còn phải bơm 3-4 kg/cm2 vậy ô tô nặng hàng tấn thì chí ít cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì theo đa số các nhà sản xuất xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 - 2,5 kg/cm2 là đủ, vừa bền lốp vừa chạy êm.
Theo đa số các nhà sản xuất xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm6. Khi thay dầu xe, đi kèm thay nước làm mát
Két nước làm mát không cần phải thay quá thường xuyên, nó không đòi hỏi thay liên tục như thay dầu, tầm khoảng 5 năm/lần. Tuy nhiên, để xe hoạt động tốt nên tiến hành kiểm tra két nước thường xuyên, phải đảm bảo mực nước luôn ở giữa trạng thái bình thường khi động cơ đang nguội. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì cần kiểm tra xem có bị rò rỉ không để có biện pháp sửa chữa kịp thời.
Khi ắc quy bị cạn, để phục hồi ắc quy về trạng thái điện thế đầy nên tiến hành nạp điện vài giờ chứ không phải là chỉ cần khởi động bằng kiểu đầu nối ắc quy
7. Chủ quan khi ắc-quy bị cạn
Khi ắc quy bị cạn, để phục hồi ắc quy về trạng thái điện thế đầy nên tiến hành nạp điện vài giờ chứ không phải là chỉ cần khởi động bằng kiểu đầu nối ắc quy. Đồng thời nên đem chiếc xe của mình đến trung tâm bảo dưỡng để tiến hành kiểm tra dung lượng ắc quy, xem ắc quy còn giữ được điện tích không.
Có nên rửa khoang máy xe ô tô? Sau những khoảng thời gian dài sử dụng, khoang máy ô tô sẽ trở nên rất bẩn. Không những thế, đây còn có thể là nơi trú ẩn của nhiều loại côn trùng, hoặc điển hình hơn là loài chuột. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn băn khoăn là có nên rửa khoang máy hay không? Chăm sóc, bảo quản xe luôn là...