Các bước phục chế Game Boy cũ
Chàng trai phục chế chiếc Game Boy giá 9 USD cũ kỹ bằng cách cọ rửa cùng xà phòng và sửa chữa bảng điều khiển.
Tận thấy bề mặt sao Hỏa dựng từ hàng ngàn hình ảnh độ phân giải 4K
Từ những hình ảnh mà các robot tự hành khám phá sao Hỏa gởi về, NASA đã phục chế lại và ghép hàng ngàn tấm ảnh lại với nhau để tạo nên những hình ảnh panorama độ phân giải 4K về hành tinh đỏ.
Đây là một trong những bức ảnh được dựng Panorama từ những hình ảnh mà các robot tự hành khám phá sao Hỏa gởi về.
Bề mặt của sao Hỏa lần đầu xuất hiện với độ phân giải lớn, cực kì chi tiết.
NASA đã phục chế lại và ghép hàng ngàn tấm ảnh lại với nhau để tạo nên những hình ảnh panorama độ phân giải 4K về hành tinh đỏ.
Có 3 robot tự hành được NASA phóng lên để khám phá bề mặt sao Hỏa, gồm có Spirit, Oppotunity và Curiosity.
Được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, bao gồm các camera cực kì xịn sò tuy nhiên việc các robot tự hành (rover) gửi được thông tin từ sao Hỏa về Trái đất là một thách thức cực kì lớn, bởi vì tốc độ truyền dữ liệu của robot Curiosity về Trái đất chỉ đạt 32kbps, tức là 4KB/s.
Khi quỹ đạo của sao Hỏa và Trái đất nằm thẳng hàng, tốc độ gửi dữ liệu về sẽ được cải thiện đáng kể, đạt tới 2MB/s, tuy nhiên khoản thời gian này chỉ kéo dài 8 phút/SOL (SOL là 1 ngày trên sao Hỏa, dài khoảng 24h39p giờ địa cầu).
Do đó các rover chỉ có thể gửi hình ảnh HD về cho NASA chứ không thể quay phim và gởi về.
Mỗi tấm ảnh toàn cảnh được ghép từ hàng trăm, có khi lên tới 1000 bức ảnh riêng lẻ, để đạt được độ phân giải 4K.
Những mảng đen là các vùng không được camera chụp tới, do đó sẽ bị tô đen.
Hình ảnh một Robot tự hành của Nasa trên sao Hỏa.
Tên của những vùng đất được NASA đặt sẽ hiển thị bên góc trái màn hình.
Hình ảnh rover trong dự án MER
Ảnh selfie của Curiosity gửi về cho NASA
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 3 robot tự hành khám phá sao hỏa được phóng thành công.
Đó là bộ đôi 2 rover Spirit và Oppotunity của dự án MER - Mars Exploration Rover phóng năm 2003, đáp lên hành tinh đỏ tháng 1/2004 và Curiosity phóng tháng 11/2011 và đáp ngày 6/8/2012.
Dự án MER có kinh phí 820 triệu USD, mục đích ban đầu là hoạt động 90 ngày SOL, tuy nhiên cả 2 chiếc rover đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu và được gia hạn thêm 5 nhiệm vụ nữa.
MER-A Spirit đã hoạt động trên sao Hỏa hơn 6 năm, tới tháng 3/2010 nó bị mắc kẹt trong một bãi cát không thoát ra được, nó ngừng phục vụ ngày 22/3/2010.
Rover MER-B Opportunity hoạt động lên tới 14,5 năm tới tận ngày 10/6/2018, nó bị hạ gục bởi một cơn bão cát trên hành tinh đỏ.
Opportunity đang nắm giữ kỉ lục chiếc xe di chuyển được quãng đường dài nhất ở ngoài địa cầu, tổng cộng 45,16km.
Cuối năm 2011, NASA tiếp tục phóng rover Curiosity lên sao Hỏa và nó vẫn đang làm nhiệm vụ trên hành tinh đỏ. Tính tới ngày 23/7/2020, Curiosity đã đi được tổng quãng đường 23km trên hành tinh này.
Từ những bức ảnh HD của các robot truyền tải về, các nhân viên của Nasa đã tạo nên những bức hình toàn cảnh 4K chi tiết về sao Hỏa.
Loạt ảnh xưa được phục chế màu bằng Photoshop Bức ảnh xưa cũ được phục chế màu bằng Photoshop biến những khoảnh khắc, nhân vật trong quá khứ trở nên sống động, tươi mới. Nhà văn, diễn giả Helen Keller đang gặp gỡ "vua hề" Charlie Chaplin. Do là người khiếm thính và khiếm thị, bà chỉ có thể "thấy" danh hài bằng cách sờ lên mặt để cảm nhận. Những năm...