Các bước đi cần thiết để “cải tổ” lại thị trường chứng khoán, trái phiếu DN
Các hoạt động chấn chỉnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian qua là hết sức cần thiết, giúp kênh huy động vốn cho nền kinh tế thị trường lành mạnh hơn.
Thị trường cần tăng trưởng bền vững
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá: Thị trường trái phiếu các DN đã niêm yết có các quy định khá đầy đủ trong khi vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện đối với việc phát hành trái phiếu của DN chưa niêm yết.
Từ năm 2019 đến nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển mạnh mẽ ngoài dự đoán. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI cho biết, tổng giá trị phát hành TPDN năm 2021 đạt 723.000 tỉ đồng. Quy mô thị trường TPDN tăng mạnh từ 4,93% GDP vào năm 2017 lên đến 16,6% GDP năm 2021. SSI đánh giá, dù kênh tín dụng vẫn là kênh huy động vốn chính của các DN nhưng kênh chứng khoán đang tăng tốc mạnh mẽ, quy mô thị trường cổ phiếu và TPDN tăng nhanh từ mức 68% năm 2020 lên mức tương đương 88% (2021) so với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Quy định phát hành trái phiếu của các DN chưa niêm yết còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện – Ảnh: VGPP.
Trong tổng lượng TPDN lưu hành tại thời điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm trong giai đoạn từ 2017-2021.
Các DN bất động sản là nhóm phát hành nhiều nhất với 318.200 tỷ đồng, tăng 66,3% so với năm 2020 và chiếm 44% tổng lượng phát hành năm 2021, tiếp đến là lĩnh vực ngân hàng, còn các lĩnh vực còn lại rất ít.
Theo ông Đinh Trọng Thịnh, phát triển thị trường TPDN nhằm làm giảm sự phụ thuộc của DN vào tín dụng ngân hàng, tuy nhiên, cần hết sức lưu ý đến tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ trọng của thị trường này. Đáng chú ý, trong số TPDN có lãi suất cao, có một tỷ lệ đáng kể trái phiếu thuộc diện “3 không”: Không bảo lãnh, không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản đảm bảo (TSĐB).
“Bên cạnh đó, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, thị trường tăng trưởng quá nhanh, trong khi các chính sách quản lý chưa đủ bao phủ, việc điều chỉnh chỉnh sách chưa theo kịp diễn biến thực tế, do đó, những động thái chấn chỉnh mạnh mẽ vừa qua của Chính phủ cũng là rất cần thiết”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh trao đổi.
Giám sát chặt, ngăn chặn từ sớm
Có cùng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các hoạt động mua bán lại TPDN trên thị trường thứ cấp lại chưa có quy định chặt chẽ.
Video đang HOT
“Việc xử lý các cá nhân vi phạm liên quan đến các vụ việc tại Tập đoàn FLC hay Tân Hoàng Minh là cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nếu có các cơ chế giám sát đủ chặt, ngăn chặn từ sớm các đối tượng có ý định lũng đoạn thị trường”, vị chuyên gia này nhận định.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý cũng đưa nhiều cảnh báo, ban hành một số cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng trục lợi bất chính từ kẽ hở pháp lý, gây rủi ro thị trường.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 16, ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN. Trong đó, có một số quy định chặt chẽ hơn.
Ví dụ như, “tổ chức tín dụng mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán TPDN phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan”;
“Tổ chức tín dụng chỉ được mua TPDN khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua TPDN”…
Còn Bộ Tài chính cũng đang xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Khao khát chung của thị trường là phải minh bạch, việc mạnh tay chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực giám sát thị trường.
Tăng cường hiệu lực kiểm toán
Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những vi phạm về tình hình tài chính của nhiều DN thiếu minh bạch thời gian qua một phần do nhiều báo cáo kiểm toán chưa cảnh báo rủi ro đầy đủ với các nhà đầu tư, kể cả với các DN bị “tuýt còi” vừa qua.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của các công ty xếp hạng tín nhiệm TPDN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây như “lớp phòng thủ” quan trọng trước các rủi ro về thông tin sai lệch mà nhà đầu tư phải đối mặt.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết hiện mới có 2 DN ở Việt Nam đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm là FiinRatings và Công ty CP Xếp hạng Sài Gòn Phát Thịnh. Và sự phát triển của hệ thống đánh giá tín nhiệm sẽ giúp các thành viên thị trường đánh giá rủi ro khi lựa chọn mua các loại TPDN.
Chia sẻ tâm lý lo ngại và cả thiệt hại của nhiều nhà đầu tư khi lãnh đạo một số DN và các đối tượng bị bắt liên quan đến phát hành TPDN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng những động thái chấn chỉnh thị trường của Chính phủ là hết sức cần thiết để lành mạnh hoá thị trường trong dài hạn, hướng tới các thông lệ chung của các nước phát triển.
Vị chuyên gia này nhận định, với các yếu tố nền tảng tốt, về lâu dài thị trường chứng khoán cũng như TPDN vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các DN Việt Nam.
“Khao khát chung của thị trường là phải minh bạch, việc mạnh tay chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực giám sát thị trường, có tác động tâm lý răn đe rất tốt khiến các đối tượng kỳ vọng về hành vi thao túng trong tương lai e ngại hơn.
Nếu nhìn lại các chính sách của Chính phủ: Chính sách hỗ trợ DN, người dân bị thiệt hại do COVID-19, các chính sách về tín dụng (ưu tiên vốn cho sản xuất kinh doanh thực), miễn giảm thuế thì chúng ta sẽ thấy các quan điểm có tính hệ thống nhất quán của Chính phủ.
Không làm một cách chung chung mà có chọn lọc, kiến tạo sân chơi bình đẳng, khuyến khích ưu tiên DN, người kinh doanh lành mạnh, hoạt động thực chất, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ.
Siết vốn đổ vào bất động sản để kìm giá nhà
Cần kiểm soát chặt những doanh nghiệp phát hành trái phiếu "ba không" do có nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và thị trường.
Thông tư 16/2021 liên quan đến việc các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp (DN) có hiệu lực từ ngày 15-1-2022. Những quy định tại thông tư này được đánh giá là biện pháp mạnh tay góp phần hạn chế vốn chảy vào bất động sản (BĐS), giúp thị trường phát triển minh bạch, ổn định. Tuy nhiên, để kéo giảm giá nhà, đất trong thời gian tới thì các chuyên gia cho rằng cần rất nhiều yếu tố cộng thêm.
Siết nhưng vẫn có lỗ hổng
Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, trong quý III-2021, các DN BĐS dẫn đầu thị trường trái phiếu khi phát hành 85.500 tỉ đồng. Tính chung chín tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp đã phát hành 201.000 tỉ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 10,36%/năm, kỳ hạn bình quân ở mức 3,8%/năm.
Đáng chú ý, có tới gần 60% lượng trái phiếu DN phát hành là do các ngân hàng và công ty chứng khoán nắm giữ. Đặc biệt, quy mô tín dụng qua kênh trái phiếu DN trở nên khá lớn, chiếm khoảng 12% dư nợ tín dụng ngân hàng và khoảng 15% GDP.
Theo đánh giá của PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, theo thống kê lượng trái phiếu DN phát hành do các ngân hàng và công ty chứng khoán nắm giữ quá lớn, tình trạng này thực sự nguy hiểm. Lý do là trước đây ngân hàng có thể cho các DN vay, giờ lại đổ tiền ra mua trái phiếu. Cuối cùng, các DN lấy tiền bán trái phiếu để trả nợ vay thì chẳng khác nào tái cấu trúc lại nợ vay bằng việc mua trái phiếu với lãi suất cao.
Vì vậy, theo ông Thịnh, việc Thông tư 16 siết lại tình trạng trên là rất cần thiết. Theo quy định tại thông tư, ngân hàng chỉ được mua trái phiếu DN khi có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%, không được mua trái phiếu DN nếu DN phát hành trái phiếu nhằm cơ cấu lại nợ; góp vốn, mua cổ phần tại DN khác. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ giới hạn được các ngân hàng đầu tư vào các khoản nợ xấu mà sau này sẽ khó đòi.
"Thông tư 16 vừa giúp ổn định thị trường trái phiếu đi vào nề nếp. Đồng thời giúp ổn định hệ thống tài chính tiền tệ và kiểm soát, hỗ trợ thị trường BĐS phát triển minh bạch, ổn định" - ông Thịnh nhận định.
Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ lo ngại thông tư sẽ không quản lý được những DN tự phát hành trái phiếu "ba không" gồm không tài sản bảo đảm, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán.
Theo ông Thịnh, trái phiếu "ba không" tiềm ẩn rủi ro rất lớn, không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho cả hệ thống tài chính. Có thể thấy trên thị trường BĐS, nhiều DN vẫn tự phát hành trái phiếu với lãi suất cao nhằm thu hút nhà đầu tư.
Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân cũng cho rằng cần quản lý, giám sát phát hành trái phiếu DN riêng lẻ, nhất là trong lĩnh vực BĐS. DN phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng độc lập, báo cáo tài chính minh bạch, DN phát hành có kết quả kinh doanh của năm liền trước năm phát hành lỗ hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm phát hành...
Giá nhà, đất tăng cao lý do lớn là vì hạn chế nguồn cung. Ảnh minh họa: M.LONG
Giá nhà bất kham
Khi nguồn vốn bị siết lại, một số ý kiến cho rằng DN BĐS không thể đầu tư tràn lan như trước mà buộc phải tập trung vào những dự án khả thi nhất, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất để có thể huy động vốn từ khách hàng.
Tuy nhiên, việc siết vốn đổ vào BĐS qua kênh phát hành trái phiếu, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng vẫn khó kéo giữ được đà tăng của giá nhà, đất. Bởi lẽ giá BĐS do nhiều yếu tố thị trường quyết định.
Theo ông Thịnh, quy định trên sẽ giúp thị trường BĐS phát triển minh bạch, bền vững hơn song giá nhà, đất sẽ tiếp tục tăng khi nhiều chi phí đầu vào tăng lên. Điều đáng kể là khi thông tin ngày càng công khai, minh bạch hơn, đặc biệt là thông tin liên quan đến quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng thì việc đầu cơ hay chủ đầu tư thổi giá sẽ được hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng trong giai đoạn này thị trường đang có nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính khiến giá nhà tăng cao. Vì thế, khi bị siết nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, các DN BĐS sẽ phải tìm nguồn tín dụng khác để phát triển dự án.
"Khi chủ đầu tư khó khăn nguồn vốn, tăng thêm chi phí, khiến áp lực buộc phải tăng giá BĐS cao hơn nữa khi ngưỡng giá hiện đã là rất cao rồi" - ông Đính lo ngại.
Ngoài ra, ông Đính cho hay giá BĐS khó giảm vì hiện nay phải đối mặt với áp lực tăng giá do giá đất tăng, đầu vào giá nguyên liệu tăng, giá nhân công tăng...
Minh bạch và bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Bài cuối: Đừng để trái phiếu thành trái đắng! Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng nhanh, với khối lượng mua trái phiếu riêng lẻ của các nhà đầu tư có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp bộc lộ rất nhiều bất cập, "vàng thau lẫn...