Các bộ trưởng tài chính G20 sẽ nhóm họp tại Brazil
Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) sẽ nhóm họp tại Brazil để cùng tìm cách củng cố nền kinh tế toàn cầu, khi đà phục hồi mới manh nha đang bị các cuộc xung đột và khủng hoảng đe dọa.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva và các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu khác sẽ tập trung tại Sao Paulo cho cuộc họp kéo dài hai ngày từ ngày 28/2 (giờ địa phương). Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay sẽ có một số vị quan chức vắng mặt tại sự kiện này, bao gồm cả Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
Bộ trưởng Tài chính Brazil Fernando Haddad, người chủ trì cuộc họp, sẽ phát biểu thông qua video sau khi mắc COVID-19.
Những rủi ro kinh tế do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, biến đổi khí hậu và xung đột ở Trung Đông sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G20 tổ chức cuộc họp đầu tiên trong năm.
Video đang HOT
Brazil, quốc gia đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên G20 từ Ấn Độ vào tháng 12/2023, cũng muốn sử dụng cuộc họp kéo dài hai ngày để gây áp lực đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống đói nghèo, giảm bớt gánh nặng nợ nần của các quốc gia thu nhập thấp và giúp các nước đang phát triển có thêm tiếng nói tại các tổ chức như IMF và Ngân hàng Thế giới (WB).
Vấn đề áp thuế quốc tế cũng được đưa vào chương trình nghị sự, trong bối cảnh đang có những tranh cãi trên toàn cầu về cách đối phó với cái gọi là “cuộc đua xuống đáy” – nơi một số quốc gia thu hút các tập đoàn và giới siêu giàu bằng mức thuế suất cực thấp.
Được thành lập vào năm 1999, G20 chiếm 85% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, 75% thương mại thế giới và 2/3 dân số thế giới. Trên thực tế, nhóm này có 21 thành viên: 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) – lần đầu tiên tham gia với tư cách thành viên trong năm nay.
Trong một diễn biến khác, các bộ trưởng tài chính của Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Canada (Ca-na-đa), Pháp, Đức, Italy (I-ta-li-a), Nhật Bản, Mỹ cùng EU sẽ tổ chức một cuộc họp riêng vào cùng ngày 28/2 về việc gia hạn hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine (U-crai-na).
Theo các nguồn tin, G7 có thể sắp công bố kế hoạch cùng thành lập một quỹ cho Ukraine dựa trên lợi nhuận được tạo ra từ khoảng 397 tỷ USD tài sản của Nga bị phương Tây đóng băng vì cuộc xung đột giữa hai nước. Ukraine trước đó đã cảnh báo rằng nước này đang rất cần thêm hỗ trợ quân sự và tài chính, khi gói hỗ trợ mới trị giá 60 tỷ USD của Mỹ đang bị đình trệ tại Quốc hội.
G20 quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu
Các quan chức tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 13/10 nhấn mạnh triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng không đồng đều và không ổn định, đồng thời thừa nhận các vấn đề về an ninh và địa chính trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Container ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AP
Khép lại hai ngày hội nghị tại Morocco, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G20 đã ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh quan ngại sâu sắc về những khó khăn của người dân cũng như tác động nghiêm trọng của các cuộc chiến tranh và xung đột.
Dù nhấn mạnh G20 là một diễn đàn thảo luận các vấn đề kinh tế và tài chính, các quan chức tài chính của nhóm này đã hối thúc các nước duy trì luật pháp quốc tế, cũng như bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Đây là lần đầu tiên trong bảy cuộc họp qua các quan chức tài chính của G20 có thể đưa ra tuyên bố chung, sau khi sự chia rẽ sâu sắc đã khiến các cuộc họp trước đó không thể đi đến đồng thuận.
Tuyên bố của G20 nhận định nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy sức đề kháng trước những cú sốc gần đây. Tuy nhiên, triển vọng vẫn ảm đạm, không đồng đều và ngày càng có nhiều chênh lệch. Các Bộ trưởng Tài chính G20 cho rằng kinh tế thế giới có nguy cơ suy giảm do những căng thẳng địa kinh tế, thời tiết cực đoan, thiên tai và chính sách thắt chặt tiền tệ.
G20 cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải căn chỉnh các chính sách tài chính, tài khoá, tiền tệ và cơ cấu hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng, giảm bất bình đẳng và duy trì ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô.
Cuộc họp lần này của G20 diễn ra trong bối cảnh ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn đang nâng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát, và nhiều nước thành viên G20 đang chịu tác động từ sự gia tăng của giá nhiên liệu và nguyên vật liệu thô do tình hình chiến sự tại Ukraine.
Bên cạnh đó, sự suy yếu kinh tế tại Trung Quốc, một thành viên của G20, cũng đang phủ bóng lên triển vọng kinh tế toàn cầu. Cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều dự đoán tăng trưởng sẽ giảm tốc mạnh trong năm nay so với năm 2022.
Ngoài ra, xung đột gần đây giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas đã thổi bùng căng thẳng ở Trung Đông, và tâm lý lo ngại về địa chính trị đã lan rộng khắp các thị trường tài chính.
52 quốc gia sắp vỡ nợ hoặc không giảm được nợ Khi các cuộc đàm phán của các bộ trưởng tài chính G20 ở Ấn Độ về chủ đề giảm nợ bế tắc, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình cảnh khó khăn của các nước đang phát triển. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rời đi sau khi tham dự cuộc họp...