Các Bộ trưởng tài chính G20 họp trực tuyến
Ngày 7/4, các Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã tiến hành họp theo hình thức trực tuyến nhằm thảo luận cách hợp tác về chính sách kinh tế để cùng phục hồi sau đại dịch COVID-19, hoãn nợ cho các nước nghèo và đề ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu.
Bộ trưởng Kinh tế Italy Daniele Franco phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Tài chính G20, ở Rome, ngày 7/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 sẽ ra tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp vốn được tổ chức bên lề Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị là diễn đàn để Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 thảo luận về việc điều phối các gói kích thích kinh tế một cách thận trọng và giúp đỡ các nước nghèo. Dự kiến, các Bộ trưởng tài chính G20 sẽ nhất trí gia hạn Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) thêm 6 tháng nữa, cho đến tháng 12/2021 nhằm duy trì hỗ trợ cho các nước đang phát triển ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.
Italy, nước giữ vai trò Chủ tịch G20, lưu ý rằng các chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 là “công cụ chính cho chính sách kinh tế”, song chỉ ra rằng tỉ lệ tiêm chủng ở các nước là rất khác nhau và điều này có thể ảnh hưởng tới triển vọng khôi phục kinh tế của từng nước.
Bên cạnh đó, các quy định mới về đánh thuế quốc tế, trong đó có mức thuế tối thiểu chung cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn cầu, cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp này. Các quy định này nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp bằng cách chuyển tiền đến các thiên đường thuế. Các quốc gia tham gia đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào giữa năm 2021.
Bộ trưởng Lao động Pháp nhập viện do dương tính với virus SARS-CoV-2
Bộ trưởng Lao động Pháp Elisabeth Borne đã phải nhập viện do mắc COVID-19, một tuần sau khi bà có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Bộ trưởng Lao động Pháp Elisabeth Borne sau khi tham dự cuộc họp nội các ở Paris ngày 3/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo thông báo của Bộ Lao động, bà Borne, 59 tuổi, đang được chăm sóc tại bệnh viện ở vùng Paris và tình trạng bệnh đang được cải thiện. Trước đó, ngày 14/3, Bộ trưởng Borne đã viết trên trang Twiters rằng bà đã nhiễm bệnh và mặc dù xuất hiện một số triệu chứng mệt, nhưng bà vẫn thấy ổn định và sẽ tiếp tục công việc trong khi vẫn tuân thủ các quy định về cách ly.
Trong khi đó, Bộ trưởng Văn hóa Roselyne Bachelot cũng thông báo bà cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi có triệu chứng về đường hô hấp. Theo tờ Liberation, bà đã đi xem một buổi biểu diễn Opera ở Paris và gặp trực tiếp một số nghệ sĩ ở cánh gà.
Tháng 12/2020, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng từng mắc COVID-19. Tháng 9/2020, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cũng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo làn sóng dịch COVID-19 thứ ba đang diễn ra trên toàn vương quốc. Phát biểu với báo giới về nguy cơ đe dọa chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Anh trước những cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU), cấm xuất khẩu vaccine sang Anh, ông Johnson cho rằng điều đó sẽ không xảy ra. Ông khẳng định Anh sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, khẳng định kế hoạch nới lỏng các biện pháp chống dịch là phù hợp với lộ trình đã đặt ra.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dhaka, Bangladesh, ngày 7/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, tại châu Á, Bangladesh đã ghi nhận số ca mắc và tử vong trong ngày cao nhất trong vòng 2 tháng rưỡi qua. Theo Cơ quan Dịch vụ y tế Bangladesh, quốc gia Nam Á này đã ghi nhận 2.809 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ ngày 13/1, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 573.687 ca. Trong khi đó, số ca tử vong trong ngày cũng ghi nhận là 30 ca, cao nhất trong vòng 10 tuần và nâng tổng số ca tử vong do mắc dịch viêm đường hô hấp cấp tại Bangladesh lên 8.720 ca. Trong vòng 24 giờ qua, Bangladesh đã xét nghiệm tổng cộng 25.111 mẫu.
G7 xem xét viện trợ nước nghèo chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 Anh đã tổ chức cuộc họp trực tuyến quy tụ các bộ trưởng tài chính Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong đó tập trung thảo luận vấn đề viện trợ cho các nước nghèo nhất trên thế giới chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Nairobi, Kenya. Ảnh minh họa:...