Các bộ trưởng tài chính Eurozone trước lựa chọn khó khăn
Các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro ( Eurozone) sẽ thảo luận về chính sách tài khóa trong năm tới, trong lúc hỗ trợ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kiềm chế lạm phát, giải quyết vấn đề tăng trưởng chậm.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Các bộ trưởng phụ trách tài chính công ở 20 quốc gia thành viên Eurozone có cuộc họp tại Santiago de Compostela, Bồ Đào Nha vào ngày 15/9 (giờ địa phương) để thảo luận về các dự báo kinh tế mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC), với các dự báo tăng trưởng năm nay và năm tới bị điều chỉnh giảm mạnh.
Trong khi đó, lạm phát có thể sẽ vẫn vượt xa mục tiêu 2% mà ECB đặt ra, buộc ngân hàng này phải tăng lãi suất để giảm nhu cầu trong nền kinh tế.
Chủ tọa cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Cải cách và Chi tiêu công Ireland, Paschal Donohoe, cho rằng chính sách về ngân sách sẽ góp phần kiểm soát lạm phát, trong lúc việc hỗ trợ cho người dân khi chi phí sinh hoạt cao tiếp tục là một thách thức lớn.
Video đang HOT
Theo ông Donohoe, lạm phát vẫn quá cao trong thời gian quá dài sẽ khiến người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Chính sách tiền tệ và tài khóa cần góp phần vào việc hạ nhiệt lạm phát.
Cuộc họp diễn ra khi tất cả các nước thành viên Eurozone đã trình dự thảo ngân sách 2024 lên EC để đánh giá việc tuân thủ quy định của khối.
Theo Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU, Paolo Gentiloni, các chính sách tài khóa nên tránh ảnh hưởng đến các quyết định của ECB.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno le Maire nhấn mạnh nước này cam kết củng cố tài chính công và giảm nợ, trong khi châu Âu cần thúc đẩy tăng trưởng.
Theo ông le Maire, các nước cần dành toàn bộ thời gian và sức lực để tìm kiếm các giải pháp cho việc thúc đẩy tăng trưởng ở châu Âu. Khu vực này cần sự cân bằng giữa tài chính công vững chắc và giảm nợ cũng như đổi mới, đầu tư và chống biến đổi khí hậu.
EU điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone do diễn biến mới
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 11/9 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 và 2024 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), với tình hình không mấy tích cực của kinh tế Đức đã tác động đến Eurozone.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dự báo của EC, kinh tế Eurozone và kinh tế Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2023 nhưng sẽ thấp hơn dự đoán đưa ra trước đó. Cụ thể, EC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone trong năm 2023 xuống còn 0,8%. Hồi tháng 5/2023, EC cho biết kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng khoảng 1,1% trong năm 2023.
Tăng trưởng kinh tế EU trong năm 2023 cũng được điều chỉnh xuống còn 0,8%, so với dự đoán tăng trưởng khoảng 1% trước đó.
Còn với năm 2024, EC cho biết kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,3%, thấp hơn so với dự báo trước đó là tăng trưởng 1,6%. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế EU dự kiến đạt 1,4% trong năm 2024.
Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu là Đức đang ghi nhận tình trạng lĩnh vực công nghiệp sụt giảm và hoạt động xuất khẩu yếu kém. Hai điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế Đức nói chung. Trong báo cáo của mình, EC đã chỉ ra tình hình ảm đạm trong hoạt động chế tạo và cho biết kinh tế Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cú sốc năng lượng liên quan đến xung đột tại Ukraine. EC dự đoán kinh tế Đức sẽ giảm khoảng 0,4% trong năm 2023, so với dự báo tăng trưởng 0,2% đưa ra trước đó.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán Đức sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất bị sụt giảm trong năm 2023.
Ủy viên phụ trách kinh tế của EU Paolo Gentiloni cho biết các nền kinh tế trong khu vực đã phải đối mặt với nhiều "cơn gió ngược" trong năm nay, dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán mà EC đưa ra hồi mùa Xuân.
Ngoài ra, giá tiêu dùng ở Eurozone dự kiến sẽ ở mức 5,6% năm 2023 và 2,9% năm 2024, so với các dự đoán tương ứng 5,8% và 2,8% được đưa ra hồi tháng 5/2023.
Kinh tế Eurozone kết thúc chuỗi tăng trưởng âm Tăng trưởng kinh tế khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong quý II/2023 đã phục hồi, song vẫn còn những lo ngại về tăng trưởng trì trệ của Đức - nền kinh tế đầu tàu khu vực. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/7 cho thấy...