Các Bộ trưởng Quốc phòng EU phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho rằng, đổ thêm vũ khí vào Đông Ukraine sẽ không đem lại giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Một số Bộ trưởng Quốc phòng các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/2 lên tiếng phản đối việc cung cấp vũ khí cho quân đội chính phủ Ukraine, đồng thời cảnh báo sẽ có thể có sự rạn nứt giữa 2 bờ Đại Tây Dương nếu Mỹ quyết định thúc đẩy kế hoạch này.
NATO hiện đang chia rẽ về vấn đề viện trợ vũ khí cho Ukraine (Ảnh: AP)
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cung cấp vũ khí cho quân đội chính phủ. Tuy nhiên, phát biểu bên lề một cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại Brussels, Bỉ ngày 5/2, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng, đổ thêm vũ khí vào miền Đông Ukraine sẽ không đem lại một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
“Chúng ta cần phải đặt thật nhiều áp lực cho phe đối lập ở miền Đông Ukraine cũng như Nga về mặt kinh tế và chính trị để tìm một giải pháp trên bàn đàm phán thay vì trên chiến trường bởi vì tạo điều kiện cho căng thẳng leo thang không phải là một giải pháp tốt. Chúng ta cần một giải pháp chính trị cho khu vực này”, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Jeanine Hennis-Plasschaert cũng nhất trí với quan điểm của người đồng cấp Đức. Bà Plasschaert khẳng định, phần lớn các nước châu Âu, cụ thể là Hà Lan, sẽ chỉ hỗ trợ phi sát thương cho chính phủ Ukraine.
Tư lệnh tối cao của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại châu Âu, Tướng Philip Breedlove thì cho rằng, Nga đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine, vì thế quân đội chính phủ có quyền được tự vệ. Tuy nhiên, ông không khẳng định có ủng hộ các viện trợ sát thương cho quân đội Ukraine như một số báo đã đưa tin hay không.
Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Douglas Lute hôm 4/2 cho biết, khi xem xét quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine, chính phủ Mỹ sẽ thận trọng để không tổn hại đến sự đoàn kết với Liên minh châu Âu về việc trừng phạt Nga.
Liên quan đến vấn đề này, các nguồn tin châu Âu ngày 5/2 cho biết, Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ bổ sung thêm 19 cá nhân, trong đó có 5 công dân Nga, vào danh sách trừng phạt liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Tuy nhiên, theo nguồn tin này, trong 19 cá nhân sẽ bị cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản tại châu Âu không có nhân vật cấp cao nào mà chủ yếu là những đối tượng đứng đầu lực lượng đòi độc lập bị cáo buộc xúi giục gây bạo lực tại miền Đông Ukraine và những cá nhân tại Crimea.
Danh sách trừng phạt bổ sung này sẽ chính thức được thông qua trong cuộc họp ngoại trưởng Liên minh châu Âu vào ngày 9/2 tới./.
Diệu Hương Theo Reuters
Theo_VOV
NATO chặn máy các bay ném bom của Nga trên Biển Baltic
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 9/12 cho biết các máy bay chiến đấu của tổ chức này đã chặn một phi đội gồm 6 máy bay ném bom có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân của Nga trên bầu trời Biển Baltic.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear. (Nguồn: russian-aircarft.blogspot.com)
Theo Người phát ngôn NATO Oana Lungescu, các máy bay chiến đấu F-16 của Bồ Đào Nha thực hiện nhiệm vụ của NATO đã chặn 4 máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Bear và 2 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M Backfire của Nga trên không phận quốc tế.
Theo bà Lungescu, mặc dù phần lớn các vụ chặn máy bay được tiến hành trên bầu trời khu vực Baltic là "thông thường" song việc chặn tới 6 máy bay ném bom cho thấy "mức độ hoạt động quân sự đáng kể của Nga."
Trong hai vụ việc khác vào tối 7/12, các máy bay của NATO đã chặn tổng cộng 7 máy bay quân sự của Nga, trong đó có các máy bay Tu-134 được sử dụng cho việc huấn luyện và vận chuyển hành khách và máy bay vận tải An-72.
>> Ông Putin: Có triển vọng trong giải quyết khủng hoảng ở Ukraine>> Mỹ và phương Tây đạo diễn chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine?>> Khủng hoảng Ukraine liệu có cơ hội được giải quyết?
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây cho biết liên minh quân sự này đã tiến hành khoảng 400 phi vụ chặn máy bay Nga gần không phận các nước thành viên của liên minh quân sự này trong năm nay, tăng 50% so với năm ngoái.
NATO cũng đã triển khai thêm nhiều máy bay, tàu chiến và binh sỹ để bảo đảm an ninh cho các quốc gia thành viên mới, như các nước vùng Baltic và Ba Lan, giữa lúc quan hệ giữa Nga và phương Tây căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine./.
Theo NTD
Kết quả "trưng cầu dân ý" quyết định việc Ukraine có gia nhập NATO hay không Trao đôi vơi cac phong viên sau cuôc hôi đam vơi ngươi đông câp Lithuania, Dalia Grybauskaite, Tông thông Ukraine, Petro Poroshenko tuyên bô, viêc Kiev co trơ thanh thanh viên cua Tô chưc Hiêp ươc Băc Đai Tây Dương (NATO) hay không còn phu thuôc vao kêt qua cua cuôc trưng câu dân y săp tơi. Tông thông Ukraine, Petro Poroshenko Tông...