Các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh tay – chân – miệng
Cho đến nay, chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Do chưa có vắc xin cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, khi mắc tay – chân – miệng, bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.
Ảnh minh họa: Internet
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
Video đang HOT
Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.
Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.
Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.
Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.
Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Theo TPO
Số ca tay chân miệng nhập viện cao hơn sởi
Số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) nhập viện tại TP.HCM tính từ đầu năm đến nay đã tăng 30% so cùng kỳ 2013, cao hơn số ca sởi nhập viện cùng kỳ năm nay.
Các bác sĩ lo lắng bệnh TCM năm nay sẽ tăng cao kỷ lục - Ảnh: Nguyên Mi
Chiều 12.5, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế TP.HCM về tình hình nhiều dịch bệnh đang trỗi dậy.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, số ca mắc bệnh TCM nhập viện tại các bệnh viện trên địa bàn tính từ đầu năm đến nay là 3.373 ca, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn cả số ca sởi nhập viện cùng kỳ năm nay (gần 1.600 ca).
"Bệnh đang bước vào giai đoạn đỉnh dịch đầu tiên của năm 2014", bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhận định.
Theo bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), số ca TCM đã tăng đều qua các tháng 2, 3, 4. Số ca TCM nhập viện tại bệnh viện này qua bốn tháng đầu năm là hơn 2.000 ca, cao hơn cả số ca sởi nhập viện tại đây.
Trong khi đó, bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cũng cho biết, số lượng bệnh nhân TCM đang tăng nhanh. Số ca TCM điều trị tại bệnh viện này trong tháng 4 cao gấp gần hai lần so với tháng 3 (tháng 4 là 478 ca, tháng 3 là 257 ca). Chỉ tính từ ngày 1 - 11.5, bệnh viện này điều trị nội trú cho 194 trẻ bị TCM.
Bác sĩ Liên lo lắng, hiện tại, bệnh sởi và thủy đậu vẫn ở mức cao; trong khi đó, TCM đang tăng, sốt xuất huyết thì dự báo sẽ tăng trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6 khi mùa mưa đến. Đặc biệt, cả bệnh sởi và TCM biến chứng nặng đều gây tổn thương phổi, suy hô hấp, trẻ phải được dùng máy thở.
Vì vậy, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 đã đề xuất tăng cường thêm 8 máy thở, 30 monitor theo dõi và máy chụp X-quang tại giường để phục vụ điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định, ngành y tế thành phố vẫn đang kiểm soát được dịch bệnh. Trong tháng 5, TP.HCM sẽ tiếp tục tập trung tiêm ngừa vắc xin sởi. Trong đó, giữa tháng 5 sẽ tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ dưới 10 tuổi. Đồng thời vẫn duy trì tiêm chủng theo lịch tại các trạm y tế.
Nguyên Mi
Theo TNO
Tay chân miệng nguy hiểm không kém bệnh sởi Theo ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mức độ nguy hiểm của dịch tay chân miệng không kém bệnh sởi. Tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước có khoảng 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62 địa...