Các biến chủng SARS-CoV-2 tiến hóa, khả năng lây nhiễm nhanh hơn

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu gần đây của JAMA Network Open cho thấy, virus SARS-Cov-2 tiến hóa, rút ngắn thời gian ủ bệnh, trở nên mạnh hơn và khả năng lây nhiễm nhanh hơn.

Nhìn chung, các phát hiện mới nhấn mạnh sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 và sức mạnh, khả năng lây truyền tăng lên của các biến chủng nCoV. Hơn nữa, thời gian ủ bệnh COVID-19 đã giảm dần từ chủng Alpha đến chủng Omicron. Việc đánh giá thời gian ủ bệnh của các biến chủng khác nhau là điều cần thiết để xác định các giai đoạn cách ly hợp lý.

Kết quả chính của nghiên cứu là ước lượng thời gian ủ bệnh trung bình của các biến chủng SARS-CoV-2. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 142 nghiên cứu, bao gồm 8.112 bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Việt Nam và Úc.

Thời gian ủ bệnh chung của COVID-19 là 6,6 ngày và dao động từ 1,8 đến 18,9 ngày. Các nhà khoa học so sánh thời gian ủ bệnh ở các biến chủng Alpha, Beta, Delta và Omicron.

Chủng SARS-CoV-2 có thời gian ủ bệnh trung bình là 5 ngày. Thời gian ủ bệnh trung bình là 7,4 ngày đối với người trên 60 tuổi và 8,8 ngày ở trẻ em dưới 18 tuổi. Ngoài ra, 7 ngày là thời gian ủ bệnh trung bình ở bệnh nhân COVID-19 không nghiêm trọng và 6,7 ngày ở bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.

Các biến chủng SARS-CoV-2 tiến hóa, khả năng lây nhiễm nhanh hơn - Hình 1

Thời gian ủ bệnh của các biến chủng SARS-CoV-2 đang rút ngắn, độc lực mạnh hơn và khả năng lây nhiễm cao hơn. (Ảnh: Shutterstock)

Bên cạnh đó, thời gian ủ bệnh ở người cao tuổi có thể kéo dài hơn do các phản ứng miễn dịch của người lớn tuổi chậm và yếu hơn người bình thường. Việc thiếu phản ứng sốt, không có dấu hiệu đặc biệt và biểu hiện của nhiều bệnh đi kèm có thể dẫn đến cản trở việc phát hiện COVID-19 ở người cao tuổi.

Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh ngắn COVID-19 ngắn hơn ở đối tượng trẻ em. Thực tế, trẻ em nhiễm bệnh thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ mà không có hiện tượng viêm phổi điển hình. Vì vậy, các triệu chứng COVID-19 có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, dẫn đến khó phát hiện trẻ em mắc COVID-19. Mặc dù vậy, trẻ em có thể lây truyền virus SARS-CoV-2 trong suốt thời gian ủ bệnh và không có triệu chứng chính xác nhiễm COVID-19.

Thời gian ủ bệnh ngắn hơn ở các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nặng có liên quan đến số lượng tế bào nhiễm virus SARS-CoV-2 trong các giai đoạn ban đầu.

Video đang HOT

Các nghiên cứu trước đây đã ước tính thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, ước tính thời gian ủ bệnh được báo cáo khác nhau dựa trên kích thước mẫu, thiết kế nghiên cứu, giai đoạn khai thác dữ liệu và các quốc gia thực hiện nghiên cứu. Thêm vào đó, giai đoạn ủ bệnh của biến chủng Delta và Omicron khác với thời gian ủ bệnh của biến chủng ban đầu.

Mục tiêu của nghiên cứu JAMA Network Open là thu được thông tin phục vụ cho việc phòng ngừa COVID-19 và kiểm soát quá trình xây dựng chiến lược, quy định, đồng thời giảm sự lây nhiễm của loại virus này.

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19?

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng đề xuất các biện pháp phòng chống COVID-19 trong tình hình mới, trong đó khẳng định chưa thể công bố hết COVID-19 tại Việt Nam.

Bộ Y tế nhận định, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Chưa công bố hết dịch do còn nhiều thách thức

Về việc chưa công bố hết dịch COVID-19, Bộ này phân tích do còn nhiều thách thức. Theo đó việc công bố dịch, công bố hết bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng các điều kiện:

(1) Triển khai các biện pháp chống dịch quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

(2) Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày. Đối với dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc công bố dịch trên quy mô toàn quốc.

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19? - Hình 1

Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19. (Ảnh: Trương Thanh Tùng).

Hiện nay, việc công bố hết dịch COVID-19 có những thách thức như sau:

Trong trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Khi công bố hết dịch, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch sẽ không được áp dụng như nghiên cứu, sản xuất hoặc mua, tiếp nhận, cấp phép, sử dụng vaccine, trang thiết bị y tế, thuốc và sinh phẩm y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân... trong tình trạng khẩn cấp, sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức. Người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; việc kích hoạt áp dụng trở lại các biện pháp hành chính, xã hội sẽ bị động.

Hiện nay, WHO vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là tình trạng đại dịch trên toàn cầu. Tại Việt Nam vẫn ghi nhận số mắc, tử vong và đang có xu hướng gia tăng trở lại. Các biện pháp phòng, chống dịch đang được triển khai linh hoạt để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc duy trì công bố dịch như hiện nay đảm bảo được sự quan tâm và huy động nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch.

"Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để có điều chỉnh phù hợp và không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh", Bộ này cho biết.

COVID-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm nhóm A và 2 tình huống chống dịch năm 2022-2023

Cũng tại tờ trình này, Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tuy nhiên, từng bước giảm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng linh hoạt, phù hợp một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Bộ Y tế đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch năm 2022 - 2023 trên cơ sở kế hoạch chiến lược chuẩn bị và đáp ứng Covid-19 của WHO với 2 tình huống:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong.

Bao gồm các biện pháp đặc thù như: (1) Giám sát phát hiện; (2) Kiểm soát ra vào vùng có dịch; (3) Cách ly/ theo dõi sức khỏe; (4) Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; (5) Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (6) Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.

Chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Theo đó, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỷ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Đối với dịch COVID-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

Các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đồng thời miễn dịch (do vắc xin và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó Bộ Y tế đánh giá dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào chính thức công bố COVID-19 là bệnh lưu hành. Trong nước, mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững tuy nhiên vẫn cần luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâm xuyên hộp sọ ở Hải PhòngMổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâm xuyên hộp sọ ở Hải Phòng
11:51:36 27/04/2025
Bé gái 13 tuổi ở Hà Nội có cột sống cong hình chữ C, uốn 'như con rồng'Bé gái 13 tuổi ở Hà Nội có cột sống cong hình chữ C, uốn 'như con rồng'
11:49:12 27/04/2025
Nên dùng bàn chải đánh răng thường hay bàn chải điện?Nên dùng bàn chải đánh răng thường hay bàn chải điện?
07:25:04 27/04/2025
Cách hạ sốt phổ biến khiến bé trai bất động, phải đi cấp cứuCách hạ sốt phổ biến khiến bé trai bất động, phải đi cấp cứu
09:12:10 28/04/2025
Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hạiCó thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
13:40:00 28/04/2025
Uống nước dừa có lợi ích gì?Uống nước dừa có lợi ích gì?
08:54:08 28/04/2025
Cách thải độc tự nhiên để thanh lọc, khởi động cơ thểCách thải độc tự nhiên để thanh lọc, khởi động cơ thể
09:02:12 28/04/2025
Bổ sung chất béo thế nào có lợi cho cơ thể?Bổ sung chất béo thế nào có lợi cho cơ thể?
09:04:45 28/04/2025

Tin đang nóng

Vợ bị mẹ nuôi Quý Bình chặn họng, thái độ cười đùa hậu thuỷ táng chồng tranh cãiVợ bị mẹ nuôi Quý Bình chặn họng, thái độ cười đùa hậu thuỷ táng chồng tranh cãi
21:21:35 28/04/2025
Nữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuýNữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý
21:58:40 28/04/2025
Mới về làm dâu, chị chồng đã ép tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng "chốt" một điều kiện làm chị xám mặtMới về làm dâu, chị chồng đã ép tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng "chốt" một điều kiện làm chị xám mặt
20:03:58 28/04/2025
Nữ ca sĩ đình đám lần đầu hé lộ gia đình có 3 người mang quân hàm Đại táNữ ca sĩ đình đám lần đầu hé lộ gia đình có 3 người mang quân hàm Đại tá
22:37:59 28/04/2025
Việt Trinh: Ở biệt thự 3000m2, không ăn nước màu, canh phải nấu kiểu độc lạViệt Trinh: Ở biệt thự 3000m2, không ăn nước màu, canh phải nấu kiểu độc lạ
21:52:01 28/04/2025
Vụ phát hiện 573 nhãn hiệu sữa giả: Bắt tạm giam thêm 4 ngườiVụ phát hiện 573 nhãn hiệu sữa giả: Bắt tạm giam thêm 4 người
20:43:09 28/04/2025
Cuộc sống viên mãn của nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng với vợ hơn 15 tuổi, có 2 con riêngCuộc sống viên mãn của nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng với vợ hơn 15 tuổi, có 2 con riêng
23:41:58 28/04/2025
Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'
21:20:25 28/04/2025

Tin mới nhất

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

13:58:48 28/04/2025
Virus hợp bào hô hấp (RSV) không chỉ là tác nhân gây bệnh thông thường mà còn là mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh, trẻ sinh non và trẻ có bệnh nền.
Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

10:15:15 28/04/2025
Trong văn phòng có thể có rất nhiều loại tiếng ồn gây căng thẳng, ví dụ tiếng điện thoại, máy in, tiếng nói chuyện, thậm chí là cãi vã... Sự căng thẳng này dẫn tới kém tập trung, mệt mỏi, đau nhức đầu, lâu dài có hại cho sức khỏe.
7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

10:13:30 28/04/2025
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ béo phì, ung thư và về cơ bản là mọi vấn đề sức khỏe mà bạn có thể tưởng tượng. Mặc dù nghe có vẻ hơi cường điệu, nhưng đây là kết quả đã được chứng minh qua nhiều thập kỷ nghiên cứu y khoa.
'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

10:04:57 28/04/2025
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ cacao có thể mang lại lợi ích cho tim mạch. Các flavonoid trong cacao giúp cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

09:45:58 28/04/2025
Người Việt từ xưa đã biết dùng lá, vỏ, hoa và quả của cây cơm cháy để dùng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị đắng, tính ấm, hơi độc, có công dụng lợi tiểu, giảm sưng, giảm đau.
Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

09:45:45 28/04/2025
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh c...
Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

07:34:31 27/04/2025
Tuy nhiên, bài thuốc này không thích hợp với những người tỳ vị hư hàn theo phân loại chứng bệnh của Đông y, nghĩa là chức năng tiêu hóa bị suy yếu với những biểu hiện thuộc loại hình hư hàn như bụng hay trướng đầy, ăn khó tiêu, đại tiện...
Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

07:30:32 27/04/2025
Nỗ lực cam kết chính trị và sự tham gia vào các kế hoạch quốc gia, nâng cao hiểu biết của công chúng về viêm màng não và nâng cao nhận thức về quyền được phòng ngừa, chăm sóc.
Tăng huyết áp diễn biến âm thầm, để lại biến chứng, hậu quả nặng nề

Tăng huyết áp diễn biến âm thầm, để lại biến chứng, hậu quả nặng nề

07:17:42 27/04/2025
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế TP Huế cho biết, tăng huyết áp hiện đang là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến và nguy hiểm nhất trên toàn cầu.
Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?

Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?

12:26:07 26/04/2025
Thời gian qua, trên cả nước có nhiều trường hợp đột tử, đột quỵ và nhiều trường hợp chấn thương khi chơi môn thể thao Pickleball. Bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân và cách phòng tránh.
Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

10:22:33 26/04/2025
Nhiều cơ sở y tế trên cả nước cũng đang tích cực ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác khám chữa bệnh.
5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên

5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên

08:18:53 26/04/2025
Việc này còn có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan hay xơ gan. Để bảo vệ gan, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị phụ nữ chỉ nên uống tối đa một ly rượu mỗi ngày, còn nam giới là hai ly.

Có thể bạn quan tâm

Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại

Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại

Phim việt

23:55:05 28/04/2025
Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu cho thấy sự trở lại ấn tượng của Victor Vũ với thể loại phim sở trường. Tuy vẫn còn sạn và kịch bản dễ đoán, nhưng chất lượng của tác phẩm là khó mà bàn cãi.
Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual

Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual

Hậu trường phim

23:50:00 28/04/2025
Mỹ nhân này chỉ xuất hiện vài giây ở nửa cuối của Lật Mặt 8 nhưng vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn từ khán giả.
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4

Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4

Sao việt

23:44:18 28/04/2025
Giữa không khí rợp cờ hoa của ngày 30/4, Tăng Thanh Hà chọn xuất hiện mộc mạc giữa đường phố với chiếc áo đỏ in hai chữ Việt Nam đầy tự hào và nón lá truyền thống.
Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'

Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'

Phim châu á

23:37:10 28/04/2025
Bộ phim được mong đợi Weak Hero Class 2 đã ra mắt trên Netflix, nhưng các nhà phê bình cho rằng phim mất đi chiều sâu cảm xúc và sức hấp dẫn đã làm nên thành công của phần 1.
Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'

Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'

Sao châu á

23:31:23 28/04/2025
Xuất phát điểm là thành viên một nhóm nhạc kém nổi nhưng nhờ việc lấn sân sang diễn xuất, Park Hyung Sik đã trở thành một nam thần thế hệ mới, một trong những ngôi sao có cát-xê cao nhất xứ Hàn.
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán

Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán

Nhạc việt

23:19:21 28/04/2025
Ca sĩ Mai Tuấn từng nổi tiếng khi tham gia series Mưa bụi , kết hợp khá ăn ý với Yến Khoa. Sau thời gian tập trung giảng dạy, nam ca sĩ bất ngờ trở lại thị trường âm nhạc với MV Đôi đũa lệch .
Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck

Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck

Sao âu mỹ

23:11:16 28/04/2025
Sau những lời bàn tán về mối quan hệ thân thiết với chồng cũ Ben Affleck, Jennifer Garner được nhìn thấy bên bạn trai kém tuổi John Miller, cho thấy mối quan hệ của họ vẫn bình ổn.
Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi

Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi

Tv show

23:08:54 28/04/2025
Với tính cách hòa đồng, chân thành cùng điểm chung về sở thích và quan điểm sống, cả hai đã cùng bấm nút hẹn hò.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Trắc nghiệm

22:17:29 28/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 28/4 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao ngày mới.
BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025

BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025

Nhạc quốc tế

22:14:09 28/04/2025
Theo dữ liệu khảo sát toàn cầu năm 2025, BTS và BLACKPINK tiếp tục thống trị bảng xếp hạng mức độ phổ biến của Kpop trên khắp các châu lục.
Đang ném ma túy phi tang thì bị công an tóm gọn

Đang ném ma túy phi tang thì bị công an tóm gọn

Pháp luật

22:13:12 28/04/2025
Trân và Lộc thuê ô đi giao hơn 1kg ma túy cho đối tượng không rõ lai lịch ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) thì bị công an bắt quả tang và tạm giữ hình sự.