Các biến chứng của viêm họng do liên cầu
Viêm họng do liên cầu có thể xảy ra đối với mọi người, nhưng gặp nhiều hơn ở trẻ em từ 6-12 tuổi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như thấp khớp, tổn thương các van tim.
Liên cầu lây nhiễm từ đâu?
Liên cầu lây nhiễm mạnh qua thức ăn, nước uống, hơi thở, dính vào đồ vật lây sang tay rồi đưa lên miệng. Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, liên cầu có thể lan truyền qua những giọt nước bọt li ti khuếch tán vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh, đồng thời, một số lượng liên cầu từ các giọt nước bọt rơi xuống bề mặt đồ vật, người lớn và trẻ em có thể bị nhiễm khuẩn do sờ vào đồ vật, núm cửa rồi đưa chúng lên mũi hoặc miệng.
Liên cầu khuẩn nhóm A.
Liên cầu cũng có thể từ nước bọt của bệnh nhân bắn ra, rơi nhiễm vào thức ăn, nước uống, người lành ăn uống phải sẽ bị lây bệnh. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm nói chung và liên cầu nói riêng do hệ miễn dịch đang phát triển, chưa hoàn thiện nên dễ lây bệnh trong gia đình, trường học và nhà trẻ.
Biểu hiện khi bị viêm họng do liên cầu
Một người bị viêm họng do liên cầu thường có các triệu chứng như sau: tuyến amidan đỏ và sưng to. Đau họng không kèm theo cảm lạnh hoặc chảy nước mũi. Nhưng cũng có những bệnh nhân bị viêm họng liên cầu mà không đau họng. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy vệt trắng hoặc một vài đốm mủ trên amidan. Ở trẻ em, amidan có thể có màng màu xám hoặc màu trắng.
Viêm hong do liên cầu có nhiều đờm, mủ trên 2 tuyến amidan.
Sưng và đau hạch ở cổ. Bệnh nhân có sốt trên 39,5C, đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau bụng và có thể nôn. Nếu trẻ bị viêm họng liên cầu, chúng sẽ đau họng và khó nuốt. Trẻ em có thể có rối loạn nhịp thở, hơi thở nông, đau đầu nặng, đau ngực, nổi ban hoặc đau khớp. Xét nghiệm: ngoáy ở họng hoặc ở đốm mủ ở amidan nuôi cấy tìm thấy liên cầu họng.
Video đang HOT
Biến chứng viêm họng do liên cầu gồm các nhiễm khuẩn khác như viêm amidan, viêm xoang và viêm tai. Đặc biệt, bệnh có thể có biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp. Thấp khớp có thể thấy các nốt viêm hình thành ở khớp, da và cơ. Các nốt này cũng có thể hình thành ở cơ tim, nội mạc tim và đặc biệt là ở van tim, gây ra sẹo có thể cản trở dòng máu trong tim. Trong một số trường hợp, tổn thương này có thể dẫn tới suy tim.
Chăm sóc trong điều trị và phòng bệnh
Hầu hết các trường hợp viêm họng do liên cầu đều phải dùng kháng sinh như penicillin, cephalosporin hoặc clindamycin. Thuốc penicillin có thể dùng đường tiêm trong trường hợp trẻ khó nuốt hoặc có nôn. Điều cần lưu ý là bạn phải bảo đảm cho trẻ uống thuốc đầy đủ số ngày theo chỉ định của bác sĩ để tránh tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc do dừng thuốc sớm. Nếu có vi khuẩn kháng thuốc, nó cũng gây nhiều ca viêm họng do liên cầu hơn và các biến chứng nặng như thấp khớp, hở van tim cũng nhiều hơn. Điều trị triệu chứng dùng các loại thuốc: acetaminophen để giảm đau họng và giảm sốt. Nhưng lưu ý không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi. Dùng các loại vitamin nhóm B, C để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Cách chăm sóc để bệnh nhân mau lành bệnh gồm: nghỉ ngơi nhiều, nếu bệnh nhân ngủ được sẽ nâng cao sức chống đỡ bệnh tật. Đối với trẻ em, nên cho ở nhà tới khi không còn sốt và thể trạng tốt lên. Uống nhiều nước có tác dụng giúp họng đau được trơn, ẩm, dễ nuốt, giúp đề phòng mất nước. Bạn cũng nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm như nước canh thịt hoặc súp như súp gà có đặc tính kháng khuẩn. Các thức ăn như cơm cháo gạo, cháo khoai tây, hoa quả mềm, sữa chua và trứng nấu mềm vừa dễ tiêu vừa tăng sức đề kháng.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn cay hoặc chua như nước cam, nước chanh, dưa cà muối… Nên cho bệnh nhân súc họng bằng nước muối ấm, pha 1/2 – 1 thìa cà phê muối trong 220ml nước ấm. Làm ẩm không khí cũng giúp bệnh nhân, nhất là trẻ nhỏ dễ chịu vì hơi ẩm giúp niêm mạc họng khỏi bị khô rát. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cũng giúp làm ẩm niêm mạc. Tránh khói thuốc lá vì khói thuốc lá kích thích họng và có thể làm tăng viêm nhiễm.
Phòng bệnh bằng các biện pháp sau đây: bạn thường xuyên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với các đồ vật trong phòng. Dạy trẻ che miệng khi ho hay hắt hơi.
Theo Sức khỏe đời sống
Thực phẩm chức năng: Quản lý vừa lỏng vừa ngược!
Mặc dù Bộ Y tế đã khẳng định, thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ hỗ trợ mặt nào đó trong điều trị bệnh tật. Nhưng nhiều Cty kinh doanh, sản xuất đã thổi phồng biến TPCN thành "thần dược" thậm chí chữa được cả bệnh ung thư.
Chính vì quy định về quản lý mặt hàng này còn thiếu và lỏng lẻo do vậy TPCN biến thành thuốc để lừa người tiêu dùng.
Lập lờ biến TPCN thành thuốc chữa bệnh
Chính vì hai chữ "thực phẩm" nên TPCN được bán phổ biến mà không cần kê đơn và dễ mua tại các siêu thị, nhà thuốc, thậm chí ngay cả tiệm tạp hóa... Theo quy định của Bộ Y tế, bất cứ loại TPCN nào cũng phải bắt buộc ghi dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" và cấm ghi chỉ định điều trị bất kỳ loại bệnh nào. Quy định là thế, tuy nhiên trên thực tế, bất cứ loại TPCN nào khi tung ra thị trường cũng lập lờ người tiêu dùng như là một loại thuốc điều trị các bệnh đặc biệt là các loại bệnh thời thượng, nhạy cảm như: Yếu sinh lý, chống lão hóa, tiền mãn kinh, bổ thận, thấp khớp, tiểu đường, ung thư...
Theo thống kê của Hiệp hội TPCN VN, nếu năm 2000 chỉ có 60 sản phẩm TPCN do 15 cơ sở nhập khẩu, thì sau 10 năm, số TPCN đã lên đến con số 3.700 sản phẩm với trên 1.600 cơ sở nhập khẩu hay sản xuất. Điều đáng nói, nhận thấy, đây là mặt hàng với rào cản pháp lý chưa được quản lý chặt và siêu lợi nhuận nên các DN trong nước đua nhau sản xuất. Cũng theo Hiệp hội TPCN, năm 2007: Tỉ lệ TPCN nhập khẩu chiếm 65% sản phẩm lưu hành nhưng hiện nay, tỉ lệ này đảo ngược hoàn toàn: 65% TPCN được sản xuất trong nước!
Nguyễn Thành Trung giả danh bác sĩ để lừa bán thực phẩm chức năng cho người cao tuổi ở Quảng Nam tháng 7.2011. Ảnh: Thanh Hải
Dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng Quản lý dược, Sở Y tế TPHCM cho biết: "So với một dây chuyền sản xuất thuốc, đầu tư một dây chuyền sản xuất TPCN thấp hơn nhiều lần, tiêu chuẩn sản xuất không nghiêm ngặt mà lợi nhuận lại cao". TPHCM được xem là thị trường màu mỡ cho mặt hàng TPCN phát triển mạnh.
Không chỉ rao mạnh trên website, các DN chuyên về TPCN còn chi mạnh để quảng cáo trên báo, truyền hình, hệ thống bán hàng đa cấp và nhiều nhất là tấn công vào các nhà thuốc lớn trên đường Hai Bà Trưng, Lê Văn Sĩ (quận 3), 3 tháng 2, Tô Hiến Thành, Sư Vạn Hạnh (quận 10)... với mức chiết khấu "khủng", thậm chí 50-70%. Chẳng hạn, một loại TPCN được quảng cáo làm giảm các bệnh về xương khớp, thoái hóa khung xương với sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ sụn cá mập Shark Cartilage nhập khẩu từ Canada với giá gốc là 799.000 đồng/lọ giảm 57% còn 349.000 đồng, hoặc TPCN Agel thông báo giảm giá đến 70%...
Nhiều sản phẩm lập lờ quảng cáo biến TPCN thành thuốc như: "CAJAMONUW giúp bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt hoặc keo dán Kinotakara, quảng cáo có tác dụng thanh lọc máu huyết, đẩy lùi chất độc cơ thể...". PGS. TS Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y dược TPHCM cho rằng, nhờ quảng cáo rầm rộ, nhiều TPCN được xem là "thần dược" chữa bá bệnh.
Thật ra đây là thực phẩm bổ sung, chỉ có tác dụng hỗ trợ và có rất nhiều hạn chế chứ không phải có tác dụng "thần kỳ". Như có người uống "dầu cá" suốt cả năm với hy vọng giúp mỡ trong máu tốt, nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol cao. Nếu có chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, hoặc người đó đã mắc bệnh gọi là tăng lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipid huyết.
Nhân viên y tế góp phần thổi phồng TPCN
Qua tìm hiểu của PV Báo Lao Động, quytrình để một sản phẩm TPCN có mặt trên thị trường không khó. Nhà sản xuất chỉ cần nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, công bố chất lượng và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Trong khi đó, nếu DN đăng ký sản xuất thuốc, đơn vị sản xuất phải có hồ sơ chặt chẽ, cơ quan cấp phép thẩm định khắt khe.
Lực lượng chức năng đang xử lý việc buôn bán thực phẩm chức năng Lishou
Chính vì không quy định loại nào được xếp là thuốc, loại nào là TPCN nên nhiều mặt hàng ở nước ngoài là thuốc nhưng vào VN lại là TPCN. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều DN đăng ký TPCN nhưng khi đưa mặt hàng ra thị trường lại gọi là thuốc. Điển hình nhất là TPCN hiệu Lishou (thuốc giảm cân) loại 40 viên/hộp có chứa hàm lượng sibutramine lên đến 8-10mg/viên. Bộ Y tế đã có văn bản đình chỉ lưu hành và thu hồi từ tháng 4.2011. Sau gần một năm có lệnh thu hồi, trên thị trường vẫn tràn ngập loại TPCN này.
Chính vì siêu lợi nhuận nên nhiều nhân viên y tế vẫn cố tình cho TPCN vào trong toa thuốc. Không dừng lại việc kê toa, nhiều BS còn tham gia quảng cáo mặt hàng này.
Loại thực phẩm chức năng này dù đã bị cấm nhưng vẫn được bày bán công khai. Ảnh: T.L
Ông Huỳnh Lê Thái Hoà, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho rằng: 3 nguyên nhân khiến TPCN tung hoành dữ dội trên thị trường chính là: Cơ quan chức năng cấp phép không đúng, cơ quan truyền thông không thẩm định chặt nội dung khi cho đăng quảng cáo và người tiêu dùng thiếu kiến thức. Điều này có lẽ đúng, nhưng cơ quan quản lý TPCN - thực hiện vai trò "gác cổng" - phải chịu trách nhiệm lớn nhất khi để lọt những sản phẩm kém chất lượng và thiếu chặt chẽ trong việc hậu kiểm những sản phẩm đã được cấp phép.
Một nghịch lý khác theo TS. BS Nguyễn Thành Như, chuyên gia nam học đó là: Ở các nước, TPCN chủ yếu bán tại các siêu thị, được các nghệ sĩ quảng cáo trên truyền hình và sau phần quảng cáo sẽ có thông báo ghi rõ sản phẩm này chưa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận và không công nhận tác dụng chữa bệnh.
Không có nghiên cứu khoa học hoặc hội nghị khoa học chuyên ngành về TPCN và cũng không bao giờ TPCN được đăng trên báo chuyên ngành... Ngược lại, tại Việt Nam, TPCN được bán chủ yếu trong hiệu thuốc tây, do các nhà khoa học (GS, PGS, TS, chủ tịch hội chuyên ngành, trưởng khoa BV) quảng cáo. TPCN còn được báo cáo chính thức tại các hội nghị khoa học chuyên ngành và quảng cáo trên tất cả các báo, kể cả báo chuyên ngành y.
Theo Võ Tuấn
Lao động
Bé 14 tháng tuổi có cần cắt amiđan? Con gái tôi được 14 tháng tuổi. Hai tháng liên tiếp trước đó bé đều bị sốt cao và đi khám bác sĩ chẩn đoán mủ, dặn theo dõi nếu thêm một lần tái lại nữa thì nên cắt amidan để phòng nguy cơ viê viêm amiđan m tái diễn liên tiếp gây viêm tai... Tôi rất lo lắng, bởi bé còn quá...