Các bị cáo trong vụ khủng bố ở Đắk Lắk thừa nhận cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội
Ngày 18/1, phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với 100 bị cáo trong vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân đã được hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục làm việc.
HĐXX tiếp tục với phần xét hỏi số bị cáo còn lại, đồng thời công bố quá trình, hành vi phạm tội của 6 bị cáo vắng mặt tại phiên tòa. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Đắk Lắk nêu quan điểm luận tội đối với các bị cáo. Trước khi bước vào phần luận tội, đại diện Viện KSND tỉnh Đắk Lắk cũng như các luật sư tham gia xét hỏi đối với một số bị cáo nhằm đảm bảo quyền bào chữa cho các bị cáo theo quy định của pháp luật.
Phiên tòa xét xử công khai, khách quan.
Kết thúc phần xét hỏi, phiên tòa chuyển sang phần tranh luận. Trước khi tranh luận, đại diện Viện KSND tỉnh Đắk Lắk công bố bản luận tội, quan điểm của Viện Kiểm sát về giải quyết vụ án và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo trong vụ án để HĐXX có cơ sở xem xét, cân nhắc trước khi quyết định hình phạt một cách khách quan, đúng quy định của pháp luật, góp phần có hiệu quả vào việc răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong toàn xã hội.
Theo đại diện Viện KSND tỉnh Đắk Lắk, nội dung, diễn biến cụ thể hành vi phạm tội của các bị cáo được thể hiện rõ trong cáo trạng và đã được HĐXX xét hỏi, thẩm vấn công khai tại phiên tòa. Trong những ngày qua, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình. Các bị cáo đã nhận thức sâu sắc và hối hận về hành vi, hậu quả phạm tội. Lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y, giám định tư pháp và những tài liệu, chứng cứ khác đã được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk thu thập có trong hồ sơ vụ án.
Kết quả xét hỏi công khai tại phiên tòa hoàn toàn phù hợp với những tài liệu, chứng cứ đã được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk thu thập, phù hợp với những tài liệu, chứng cứ khách quan khác. Qua đó, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk một lần nữa khẳng định, bản cáo trạng số 05 ngày 2/1/2024 của Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đắk Lắk truy tố các bị cáo về các tội: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “Khủng bố”, “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép” và “Che giấu tội phạm” là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Viện KSND tỉnh Đắk Lắk giữ nguyên toàn văn bản cáo trạng về hành vi phạm tội và tội danh đối với các bị cáo như đã công bố. Trước khi đề nghị hình phạt đối với các bị cáo, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk đã tập trung đánh giá về tính chất mức độ, vai trò, hành vi cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của từng bị cáo để có cơ sở cho HĐXX xem xét, cân nhắc, quyết định hình phạt đối với từng bị cáo.
Ngày mai (19/1), HĐXX sẽ tiếp tục làm việc
Người 'dám nghĩ, dám làm', vì sức khỏe đồng bào trong vụ Việt Á
Trong số 38 bị cáo, cựu giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh được tòa cho miễn trách nhiệm hình sự vì 'dám nghĩ, dám làm', vì sức khỏe đồng bào, không tư lợi cá nhân.
Chiều 12-1, sau bảy ngày xét xử và nghị án, HĐXX sơ thẩm vụ án Việt Á tuyên án đối với 38 bị cáo.
Cựu giám đốc CDC Bình Dương được miễn trách nhiệm hình sự
Theo dự kiến, ngay đầu giờ chiều 12-1, HĐXX sẽ tiến hành tuyên án. Tuy nhiên, đại diện VKS bất ngờ có ý kiến.
Đại diện VKS cho biết sau khi nghiên cứu tình tiết trong hồ sơ vụ án, quá trình tranh luận, xét hỏi tại phiên tòa và các tình tiết giảm nhẹ, trước khi HĐXX lượng hình đối với các bị cáo, VKS thấy cần phải quay lại phần tranh luận và có một số ý kiến đề nghị.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Thành Danh, cựu giám đốc CDC Bình Dương, bị đưa ra xét xử tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, bị VKS đề nghị mức án 10 tháng bốn ngày, bằng thời hạn tạm giam.
Cựu giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh. Ảnh: Phi Hùng
Tuy nhiên, xét thấy ông Danh có nhiều tình tiết giảm nhẹ, là công dân ưu tú của tỉnh Bình Dương, VKS đề nghị miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Danh.
Bị cáo Trần Thanh Phong, cựu phó phòng Tài chính Kế toán CDC tỉnh Bình Dương, bị xét xử về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trong phần luận tội trước đó, VKS đề nghị xử phạt bị cáo 24-30 tháng, cho hưởng án treo.
Đến ngày 12-1, VKS xét thấy bị cáo chỉ là cấp dưới, làm việc theo chỉ đạo, không vụ lợi, VKS cũng đề nghị miễn trách nhiệm hình sự với bị cáo.
Với hai bị cáo trên, sau khi nghị án, HĐXX chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với cựu giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh, bằng việc áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt.
Theo HĐXX, trong bối cảnh dịch bệnh, khi đến tuổi nghỉ hưu, ông Danh đã ở lại cương vị công tác, sát cánh chống dịch.
Tòa đánh giá ông Danh có hành vi sai phạm nhưng "dám nghĩ, dám làm", vì sức khỏe đồng bào, không tư lợi cá nhân, nhiều lần cảnh tỉnh bị cáo cấp dưới. Xem xét tất cả yếu tố này, HĐXX quyết định cho ông Danh được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo hồ sơ, ông Danh chỉ đạo nhân viên cấp dưới liên hệ, phối hợp với nhân viên Công ty Việt Á, Công ty VNDAT thông đồng, cung cấp hồ sơ kỹ thuật, báo giá cho đơn vị thẩm định giá để ban hành chứng thư thẩm định theo giá do Việt Á đề nghị, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 55 tỉ đồng.
Sau khi được thanh toán, Công ty Việt Á đã trích phần trăm cho một số cá nhân nhưng ông Danh nhiều lần từ chối nhận.
Cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Phi Hùng
Đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Long phạm tội
Đối với cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, theo HĐXX, với cương vị là người đứng đầu ngành y tế, trong khi Chính phủ, nhân dân đang gồng mình chống dịch, ông Long lại trợ giúp Việt Á thu lời bất chính.
Quá trình giúp đỡ, ông Long được ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt đưa hối lộ bốn lần, số tiền 2,25 triệu USD.
Mức án với 38 bị cáo
Ở nhóm tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và tội đưa hối lộ, tòa tuyên phạt Phan Quốc Việt 29 năm tù, Vũ Đình Hiệp 15 năm tù.
Nhóm bị cáo tội nhận hối lộ, tòa tuyên phạt: Nguyễn Thanh Long 18 năm tù, Phạm Duy Tuyến 13 năm tù, Trịnh Thanh Hùng 14 năm tù, ba bị cáo khác nhận mức án 7-9 năm tù.
Nhóm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí, tòa tuyên phạt: Chu Ngọc Anh ba năm tù, Phạm Công Tạc (cựu thứ trưởng Bộ KH&CN) ba năm tù.
Nhóm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Ba bị cáo nhận mức án 4-5 năm tù.
Tội đưa hối lộ, tòa tuyên phạt hai cựu nhân viên Việt Á mỗi người bốn năm tù.
Tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng: Một bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự, 20 bị cáo nhận mức án từ 24 tháng (nhưng cho hưởng án treo) đến năm năm tù.
Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hai bị cáo Nguyễn Bạch Thùy Linh bị phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Thị Thanh Thủy 30 tháng tù.
Kết quả điều tra, xét xử công khai tại phiên tòa đủ căn cứ kết luận ông Long phạm tội nhận hối lộ.
Hành vi sai phạm của ông Nguyễn Thanh Long đã xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận và làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.
Việc giúp Phan Quốc Việt thực hiện chuỗi hành vi sai phạm, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh, nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân.
HĐXX cho biết khi lượng hình đã căn cứ vào nguyên nhân, bối cảnh phạm tội, tính chất, mức độ hành vi, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, công - tội của các bị cáo.
HĐXX cũng xét đến các tình tiết giảm nhẹ của ông Long như có tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn, ăn năn hối cải, đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra...
Từ đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Long 18 năm tù về tội nhận hối lộ.
Cùng tội danh, bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu vụ phó thuộc Bộ KH&CN, bị phạt 14 năm tù; bị cáo Phạm Duy Tuyến, cựu giám đốc CDC Hải Dương, bị phạt 13 năm tù.
Các bị cáo này chịu hình phạt bổ sung nộp 100 triệu đồng.
Trong khi đó, cựu bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh bị phạt ba năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
HĐXX nhận định ông Chu Ngọc Anh cũng như các bị cáo khác đều có thái độ khai báo thành khẩn, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra, tự nguyện khắc phục hậu quả, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ...
Phan Quốc Việt lãnh 29 năm tù vụ án thứ hai
HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan Quốc Việt, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á, 14 năm tù về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 15 năm tù tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt là 29 năm tù.
Bị cáo Vũ Đình Hiệp, phó tổng giám đốc Việt Á, bị xử phạt bảy năm tù tội vi phạm quy định đấu thầu, tám năm tù tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt là 15 năm tù.
Trước đó, vào tháng 12-2023, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án liên quan Việt Á và Học viện Quân y. Bị cáo Phan Quốc Việt bị tuyên phạt 25 năm tù, bị cáo Vũ Đình Hiệp nhận mức án sáu năm tù.
Theo HĐXX, với mục đích được sản xuất, bán test xét nghiệm thu lời bất chính, Phan Quốc Việt tiếp tục câu kết với nhiều cá nhân, thực hiện nhiều hành vi sai phạm.
Để được các bị cáo khác can thiệp, giúp đỡ, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, cảm ơn nhiều lần; tổng số tiền đưa hối lộ là 106 tỉ đồng.
Thủ đoạn thông thầu và cách Việt Á chi hàng chục tỷ đồng hoa hồng cho các CDC Sáng 5/1, phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhóm bị cáo trong đại án Việt Á tiếp tục với phần xét hỏi. Tại phiên tòa, các cấp dưới của Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt đã khai nhận chi hàng chục tỷ đồng hoa hồng cho CDC các tỉnh như thế nào? Liên quan đến việc chi...