Các bị cáo trong đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng nói lời sau cùng
Ngày 28/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phiên tranh luận về tội danh đối với nhóm bị cáo đưa và nhận hối lộ trong vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng.
Tranh luận về tội danh đối với bị cáo Ngô Văn Thụy (SN 1964), Đội trưởng Đội 3 Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan, 3 luật sư bào chữa cho biết, bị cáo đồng tình về tội danh truy tố trong cáo trạng. Tuy nhiên, cả bị cáo Thụy và 3 luật sư bào chữa đều cho rằng VKSND Đồng Nai và HĐXX xem xét bối cảnh, nguyên nhân phạm tội cũng như các tình tiết giảm nhẹ để bị cáo được hưởng sự khoan hồng.
Ngô Văn Thụy trình bày trước tòa.
Bị cáo Ngô Văn Thụy cho rằng, việc tiếp cận Hữu và Tứ là để nắm tình hình về thông tin ai là người làm lộ kế hoạch triển khai bắt các tàu chở xăng lậu bị lộ chứ không phải mục đích thỏa thuận hay nhận tiền của Tứ và Hữu. Theo luật sư, việc đưa tiền cho Thụy tại nhà riêng của Thụy thì chính bị cáo Thụy cũng không biết mà chỉ phát hiện sau 3 đến 4 ngày nên không phải là tình tiết cố tình mà đây là việc nhận tiền thụ động. Bị cáo Thụy cũng đã ý thức được việc nhận tiền không báo cáo với cơ quan hay Công an là vi phạm pháp luật nên sau khi bị bắt, bị cáo viết đơn tự nguyện nộp lại số tiền đã nhận và khai báo thành khẩn. Bản thân bị cáo trong quá trình công tác đã lập nhiều thành tích, được nhận nhiều khen thưởng.
Một bị cáo nói lời sau cùng trước tòa.
Video đang HOT
Tranh luận với các luật sư, đại diện VKS cho biết đã ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Ngô Văn Thụy nên khung hình phạt 15 đến 16 năm tù là phù hợp. Nói lời sau cùng tại tòa, Ngô Văn Thụy một lần nữa bày tỏ sự đau xót trước việc làm của mình trong vụ án này dẫn đến mất uy tín danh dự cá nhân, công danh sự nghiệp. Với bản thân, Thụy mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm về với gia đình.
Tương tự nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Lê Thanh Trung, quản lý Kho Nam Phong gửi lời xin lỗi tới cha mẹ, xin lỗi các đối tác và những người liên quan do lỗi lầm, sai phạm của bị cáo. Đối với chủ các doanh nghiệp liên quan đến hành vi của bị cáo, Trung cũng mong HĐXX xem xét vì họ là những người làm ăn chân chính, chỉ vì qua vụ việc này liên quan đến bị cáo mà họ cũng phải chịu cảnh mất uy tín, thiệt hại kinh tế, thậm chí đi tù nên Trung mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo liên quan.
Các bị cáo còn lại cũng nói lời sau cùng tại tòa, đều bày tỏ sự ăn năn hối lỗi về hành vi của mình gây ra trong vụ án và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Sau hơn 1 tháng xét xử, TAND tỉnh Đồng Nai dự kiến, HĐXX sẽ nghị án và tuyên án đối với các bị cáo vào ngày 5/12
"Đại án" 200 triệu lít xăng lậu: "Ông trùm" xin giảm nhẹ hình phạt cho người tình
Ngày 24/11, phiên tòa xét xử "đại án" buôn lậu 200 triệu lít xăng tiếp tục với phần tranh luận tội danh, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo trong việc tiêu thụ xăng nhập lậu tại thị trường Việt Nam.
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hữu Tứ cũng như bản thân Tứ đều đồng ý với tội danh cơ quan tố tụng đã truy tố đối với bị cáo nhưng đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Luật sư của Tứ cũng cho rằng cần được tính giá xăng thấp hơn so với giá cáo trạng đã truy tố Nguyễn Hữu Tứ bởi giá xăng thực tế trong giai đoạn các Tứ buôn lậu thấp hơn so với giá xăng mà VKSND tỉnh Đồng Nai tính toán.
Nguyễn Hữu Tứ trình bày trước HĐXX.
Cũng theo luật sư thì hành vi phạm pháp của bị cáo Tứ là không phạm tội có tổ chức nên xem xét giảm nhẹ mức án cho bị cáo này. Nguyễn Hữu Tứ bày tỏ sự hối hận với hành vi mà mình đã thực hiện và tự nguyện làm đơn xin Cơ quan điều tra lấy các sổ tiết kiệm của mình có trong ngân hàng nộp khắc phục hậu quả để bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Ngoài ra, Tứ cũng xin cho người tình là bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1975), ngụ tỉnh Đồng Tháp được hưởng mức án nhẹ nhất bởi lẽ Thanh chỉ vì sống chung như vợ chồng với Tứ mà giúp cho Tứ thanh toán tiền buôn lậu xăng chứ không được hưởng lợi. Tứ cho rằng quá trình sống chung, Tứ có mượn tiền của Thanh nên chỉ trả lại tiền mượn chứ không phải là tiền bị cáo trả công cho Thanh khi giúp sức trong quá trình buôn lậu.
Theo Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai, hành vi của Tứ đã cho thấy bị cáo phạm tội có tổ chức như: Các bị cáo đã bàn bạc, thỏa thuận mua bán xăng lậu, thuê kho Nam Phong tại tỉnh Long An, vận chuyển, tiêu thụ xăng nhập lậu, giá bán ra, chiết khấu, lợi nhuận trong quá trình mua bán xăng. Ngoài ra việc để lại tàu Nhật Minh 06 là một ụ nổi chứa xăng lậu cũng đã có sự bàn bạc của các bị cáo với nhau từ trước đó.
Việc tính giá xăng để xác định số tiền buôn lậu và thu lợi bất chính của các bị cáo trong vụ án là đã xem xét trên nguyên tắc có lợi cho bị cáo với mức giá xăng thấp nhất trong thời điểm các bị cáo buôn lậu. Do đó cơ quan công tố bảo lưu quan điểm luận tội đối với các bị cáo Tứ và Thanh.
Về số tiền 12 tỷ Tứ chuyển cho Thanh, theo đại diện VKS, trong quá trình điều tra và thông qua lời khai đã thể hiện rõ số tiền 2 tỷ đồng/tháng mà Tứ chuyển cho Thanh là tiền trả công Thanh giúp sức cho Tứ thanh toán tiền mua bán xăng lậu. Do đó số tiền này không phải là vay tiền mượn mà là trả công nên việc tịch thu, sung công quỹ Nhà nước là phù hợp.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Thị Thanh Vân (SN 1968), ngụ tỉnh Bình Dương và bị cáo Lê Thanh Tú (SN 1966, chồng Vân) cũng cho rằng, mức án như trọng luận tội cho 2 bị cáo này là quá nặng. Theo luật sư, Vân do thiếu hiểu biết về pháp luật, không nhận thức được hành vi phạm pháp khi mua bán xăng. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra, do khó nhập nguồn xăng nên Vân mua xăng của Phan Thanh Hữu (SN 1957, ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) để phục vụ khách hàng. Ngoài ra Vân cũng bị bệnh ung thư, đã nộp bệnh án cho HĐXX. Do đó luật sư đề nghị cho bị cáo này được hưởng án phạt tiền. Đối với các bị cáo giúp sức cho Vân đưa xăng lậu ra ngoài bán, luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không nhận thức được hành vi mua bán xăng này là buôn lậu. Vai trò của họ là mờ nhạt, không phải là giúp sức tích cực cho bị cáo Vân nên đề nghị HĐXX cân nhắc cho các bị cáo này được hưởng án treo.
Về các vấn đề này, đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, trong luận tội đã nhận định hành vi, xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Do đó, không có cơ sở xem xét mức án tù treo hoặc án phạt tiền đối với bị cáo Vân và Tú trong vụ án.
Bị cáo cầm đầu đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng nghẹn ngào khi nói lời sau cùng Sau gần 1 tháng xét xử, vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng, ngày 23/11, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho 13 bị cáo nhóm đầu nói lời sau cùng. Bị cáo Phan Thanh Hữu (SN 1957), cầm đầu trong đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng nghẹn ngào cho biết, từ khi bị bắt tạm giam cho đến quá...