Các bệnh viện tại Đức quá tải vì số lượng bệnh nhi hô hấp tăng nhanh
Đức đang trong làn sóng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ sơ sinh. Các bệnh viện vốn đã đông người lại càng trở nên quá tải khi số bệnh nhi tăng mạnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Berlin, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Debora Zilz vẫn sợ hãi khi nhớ lại ngày cô đưa cậu con trai 13 ngày tuổi Andreas tới một bệnh viện tại Berlin nhưng không được nhập viện vì hết giường bệnh. Các nhân viên đã gọi đến những bệnh viện khác ở thủ đô của Đức và bang Brandenburg lân cận để tìm giường tiếp nhận điều trị Andreas nhưng vô vọng. May mắn là sau một đêm trong khoa cấp cứu, bệnh viện đã có giường cho Andreas.
Andreas bị viêm phổi, có lúc sụt cân xuống dưới mức 3,1 kg trọng lượng khi sinh, đang dần hồi phục và được điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt.
Câu chuyện của Andreas xảy ra khi Đức đang trong làn sóng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ sơ sinh, các bệnh viện vốn đã đông người lại càng trở nên quá tải khi số bệnh nhi tăng mạnh. Sau 2 năm dịch COVID-19 hoành hành với các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, một số nước châu Âu đang chứng kiến số ca viêm phổi tăng. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2022 khi lần đầu tiên có những trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) gây bệnh viêm phổi.
Tại bệnh viện Saint Joseph ở Berlin, khoa nhi đang chật vật vì bệnh nhân tăng nhanh trong khi số lượng nhân viên khoa thấp nhất từ trước đến nay. Beatrix Schmidt, trưởng khoa nhi bệnh viện Sant Joseph, cho biết khoa đang quá tải khi số bệnh nhi tăng mạnh, người chăm sóc bị lây nhiễm và thiếu nhân viên. Bệnh viên Saint Joseph nằm gần trung tâm Berlin, thường có 80 giường cho bệnh nhi nhưng hiện chỉ có 51 giường được sử dụng vì thiếu nhân viên. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở khoa chăm sóc đặc biệt, trong khi một số giường không sử dụng thì 18 giường còn lại đều đã có bệnh nhân.
Video đang HOT
Trong những trường hợp cấp cứu như của Andreas, các nhân viên y tế sẽ phải liên hệ tới các bệnh viện khác để tìm chỗ tiếp nhận điều trị. Có trường hợp phải huy động trực thăng chở bệnh nhi tới những vùng khác ở xa hơn như bang Mecklenburg-West Pomerania ở Đông Bắc.
Các chuyên gia y tế cho rằng giao mùa và thời tiết thất thường khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, với trẻ đã từng mắc COVID-19 thì càng dễ mắc bệnh và bệnh cũng nặng hơn.
Theo thống kê của Viện Robert Koch, trong tuần trước, 9,5 triệu người Đức ở mọi lứa tuổi đã được xác nhận mắc các bệnh về đường hô hấp, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 và thời kỳ đỉnh dịch cúm các năm 2017 – 2018.
Bệnh nhi 18 tháng tuổi nuốt kim băng vào dạ dày
Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy dị vật, cụ thể là 1 kim băng, ra khỏi dạ dày cho một bệnh nhi 18 tháng tuổi ở TP.Quy Nhơn.
Ngày 11.11, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết các bác sĩ của bệnh viện này đã phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi dạ dày cho một bệnh nhi 18 tháng tuổi.
Bệnh nhi này là cháu Đỗ Chiến P. (18 tháng tuổi, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định), được gia đình đưa nhập viện vào ngày 7.11 vì phát hiện nuốt dị vật, cụ thể là một kim băng từ đêm hôm trước. Sau đó, bệnh nhi được chuyển đến khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để theo dõi, điều trị.
Các bác sĩ nhận định đầu nhọn kim băng đã bị bật ra khỏi nắp bảo vệ và nằm kẹt ở vùng môn vị dạ dày của bệnh nhi nên rất ít có khả năng tự đào thải ra ngoài và sẽ gây biến chứng chảy máu, thủng đường tiêu hóa, viêm phúc mạc, nguy hiểm cho cháu bé. Vì vậy, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Phim chụp X-quang bệnh nhi. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Phương pháp tốt nhất là trẻ được gây mê, có bác sĩ nội soi kinh nghiệm với dụng cụ chuyên dụng để lấy kim băng qua đường miệng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có khả năng thất bại do phần đầu nhọn kim băng đã bung phần bảo vệ nên khó rút ngược và có thể gây chảy máu, thủng thực quản khi lấy kim băng. Lúc này, em bé cũng phải được mổ mở để lấy dị vật và nguy cơ hơn.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chưa có hệ thống nội soi tiêu hóa chuyên cho bệnh nhi và việc chuyển bệnh đến tuyến trên cần thời gian dài di chuyển (kim có thể gây thủng ruột trong thời gian này).
Vì vậy, sau khi giải thích cho gia đình, kíp mổ do BS Phan Xuân Cảnh và cử nhân Nguyễn Văn Chung phụ trách đã phẫu thuật thành công, lấy kim băng ra khỏi dạ dày trẻ (lúc này đầu nhọn kim đã ghim vào thành dạ dày). Hiện tại sức khỏe bé ổn định và đang hồi phục.
Kỹ thuật mổ cho trường hợp này không quá khó. Nhưng với điều kiện hiện tại của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thì đây là cách điều trị tối ưu và an toàn nhất cho trẻ.
Phẫu thuật lấy kim băng ra khỏi người bệnh nhi. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Theo BS Phạm Xuân Cảnh, đa số dị vật đường tiêu hóa ở trẻ em sẽ tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, những dị vật sắc nhọn, nam châm... cần phải được can thiệp sớm để lấy ra khỏi đường tiêu hóa trẻ vì sẽ có nguy cơ gây biến chứng rất cao.
Các bác sĩ khuyến cáo trẻ cần được nhập viện theo dõi khi phát hiện có nuốt dị vật. Để phòng ngừa tai nạn do trẻ nuốt dị vật vào đường thở hoặc đường tiêu hóa, gia đình cần để những vật dụng, đồ chơi có kích thước nhỏ, vật sắc nhọn ra xa khỏi tầm tay của trẻ.
Cháu bé 6 tuổi suýt phải cắt bỏ dương vật do sùi mào gà thể nặng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà dương vật cho bệnh nhi 6 tuổi (trú tại Thanh Hóa), giúp bệnh nhân tránh nguy cơ cắt bỏ dương vật do sùi mào gà thể nặng. Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi - Ảnh: BVCC Theo bác sĩ Nguyễn Duy Khánh - Trung tâm nam học,...