Các bệnh thường gặp khi ngồi nhiều
Ngồi hơn 3 giờ mỗi ngày làm bạn có nguy cơ mắc nhiều các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường thậm chí nó còn làm bạn có nguy cơ cao bị béo phì… Cùng điểm mặt các bệnh thường gặp khi bạn ngồi quá nhiều để cùng tránh nhé.
Ngồi làm bạn béo hơn
Điều này có lẽ là không quá ngạc nhiên với bạn: Ngồi càng nhiều thì khả năng tăng cân càng cao. Một nghiên cứu cho thấy, những người ngồi nhiều có nguy cơ cao bị béo phì, tình trạng này không phụ thuộc vào việc tập thể dục. Trong đó, nhóm người thường xuyên ngồi để xem xem tivi có nguy cơ béo phì cao nhất.
Ngồi nhiều dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2
Ngồi lâu không chỉ ảnh hướng đến thân hình của bạn. Nghiên cứu lần này cho thấy những người ít vận động trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hơn nữa bệnh tiểu đường thường đi kèm với tình trạng béo phì.
Ngồi nhiều hay mắc các bệnh về mắt
Ngồi lâu trước màn hình vi tính dễ mỏi mắt, dẫn tới khô mắt, chảy nước mắt. Trong văn phòng đèn quá sáng gây chói mắt, ngược lại đèn không đủ ánh sáng gây giảm thị lực nhanh chóng.
Khi mỏi mắt hoặc khô mắt thì bạn nên nhắm mắt thư giãn tại chỗ 10-25 phút, nhỏ thuốc khi bị khô mắt hoặc nước mắt nhân tạo. Ngoài ra, cần ngồi đúng tư thế và mắt luôn cách màn hình 50cm.
Ngồi nhiều gây viêm nhiễm đường tiết niệu
Nhân viên văn phòng ngồi nhiều nước tiểu lắng đọng do ít vận động. Vì thế, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục hoặc sỏi đường tiết niệu ở nhân viên văn phòng là bệnh hay gặp. Trong khi đó, viêm nhiễm là tiền đề của việc sinh sỏi.
Vì thế để phòng bệnh, cần thường xuyên vệ sinh đường tiết niệu sinh dục, uống nhiều nước, chọn môn thể dục thích hợp để luyện tập thường xuyên. Khi có viêm nhiễm hoặc có sỏi thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Video đang HOT
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch
Tất cả chúng ta đều có tĩnh mạch ở chân. Giãn tĩnh mạch là tình trạng đoạn tĩnh mạch giãn to, dài ra và có thể nhìn thấy ngoằn nghèo trên da. Thường thì nó chỉ làm mất thẩm mỹ trên đôi chân của bạn, song bệnh nó cũng gây đau và rất khó chịu. Do đó hãy xem lại, nếu bạn thường xuyên ngồi từ 8 tiếng trở lên mỗi ngày thì bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này đấy.
Ngồi nhiều không tốt cho tim
Người béo phì, ngồi nhiều dễ bị cao huyết áp, đây là nguyên nhân dẫn tới các tai biến về tim mạch như: suy tim, tắc động mạch vành, ứ đọng tuần hoàn ngoại vi do chi dưới ngừng hoạt động… Để phòng tránh, mỗi người cần tập thể dục một cách hợp lý sau mỗi giờ làm việc, có thể đứng dậy đi lại vươn vai hoặc ngồi thư giãn trên ghế, vuốt ngực, xoa bóp từ cẳng chân lên đùi. Ngồi trên ghế để hai chân sát xuống mặt đất, thân gấp với đùi một góc 135 độ và nhắm mắt thả lỏng người.
Hãy bỏ ngay thói quen dùng ghế có bánh xe để vừa ngồi vừa di chuyển trong phòng làm việc.
Ngồi nhiều làm giảm lượng cholesterol tốt
Ngồi quá lâu không chỉ tăng nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe, mà còn lấy đi những yếu tố tốt trong cơ thể bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thấy lối sống thụ động làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL). Trong khi người có nhiều HDL thì giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, sẽ gia tăng nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não.
Tóm lại, mọi người đều biết tập thể dục là tốt cho sức khỏe, nhưng không mấy ai dành nhiều thời gian trong ngày để luyện tập. Trong khi lối sống thụ động sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn thông qua việc làm gia tăng nguy cơ gây bệnh béo phì, tiểu đường, các vấn đề về tim, cũng như là giảm cholesterol tốt, gây suy giãn tĩnh mạch…
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên ngồi ít hơn 3 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt và tăng thêm tuổi thọ. Do đó lời khuyên cho bạn là hãy cố gắng đứng dậy và nghỉ giải lao, hoặc gặp gỡ mọi người bằng cách đi dạo lòng vòng quanh khu phố, không nên ngồi quá lâu tại nơi làm việc hay phòng xem tivi.
Ngồi nhiều gây thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
Ở tư thế ngồi, trọng lượng của nửa người trên dồn về cột sống và điểm chịu áp lực lớn nhất là đốt sống thắt lưng, lưng, cổ. Vì thế, nhiều nhân viên văn phòng hay bị đau mỏi cơ vai gáy, thắt lưng, chuột rút ở các cơ vai gáy thậm chí đau đầu hoa mắt. Đặc biệt là khi vừa đánh máy vừa nghe điện thoại, điện thoại kẹp vào cổ và vai, hai tay đánh máy là một tư thế cực kỳ bất lợi, dễ gây hiện tượng đau vai gáy.
Bên cạnh đó, khi vùng đốt sống bị tỳ đè nhiều sẽ làm tăng áp lực, đẩy lồi các đĩa đệm ra làm tổ chức đệm phù nề, lâu ngày gây xơ hóa, chèn ép các rễ thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa: thường đau một bên, lan từ mông xuống kheo, xuống cẳng chân.
Tập thể dục thể thao hợp lý là một cách hiệu quả phòng bệnh. Những người bị thoát vị đĩa đệm nên chọn bơi lội là hợp lý nhất. Bệnh ở mức độ nhẹ thì điều trị bằng thuốc giảm đau, kết hợp vật lý trị liệu. Nặng thì phải mổ để giải phóng chèn ép.
Ngồi nhiều gây các bệnh về tiêu hóa
Ngồi nhiều sẽ dẫn tới giảm nhu động và tiết dịch của hệ tiêu hóa như: dạ dày, ruột. Vì thế, thức ăn vào hệ tiêu hóa không được lên men và hấp thụ hết sẽ tích tụ lại làm dạ dày ruột chướng hơi, đầy bụng. Từ đó, khiến nhiều người ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc thậm chí mất ngủ và hay táo bón hoặc ỉa chảy do viêm dạ dày ruột, viêm tụy, sa trực tràng…
Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống cân đối và hợp lý. Thành phần thức ăn trong bữa phải có đủ các chất: đạm, đường, mỡ, phải có chất xơ để chống táo bón. Hạn chế dùng các chất kích thích như chua, cay, dấm, ớt, hạn chế rượu bia và các nước có ga.
Theo VNE
Thoát vị đĩa đệm Căn bệnh không của riêng ai.
Sức khỏe là vốn quý của mỗi người và của toàn xã hội. Khi công nghiệp phát triển ồ ạt thì môi trường của trái đất ngày càng bị ô nhiễm, con người phải chịu nhiều sức ép trong cuộc sống, bệnh tật phát triển ngày càng đa dạng, luôn đe dọa cuộc sống của mình.
Khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn vào rễ thần kinh trong tuỷ sống, ở cổ sẽ đau xuống vai tay, có thể tê xuống các ngón tay.
Sức khỏe là vốn quý của mỗi người và của toàn xã hội. Khi công nghiệp phát triển ồ ạt thì môi trường của trái đất ngày càng bị ô nhiễm, hình thái lao động có nhiều thay đổi, sinh hoạt bị đảo lộn nhiều mặt, con người phải chịu nhiều sức ép trong cuộc sống, bệnh tật phát triển ngày càng đa dạng, nguy hiểm, luôn đe dọa cuộc sống của mình.
Đĩa đệm cột sống là hình đĩa nằm giữa 2 đốt sống có tác dụng giống như bản lề giúp cho cột sống được vững chắc, đặc biệt là giúp cho cơ thể vận động đoạn cổ và thắt lưng.
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên thường là đau lưng, đau cổ lan xuống vai, tê mỏi chân tay, háng, rồi theo thời gian sẽ diễn tiến xuống chân hay rối loạn vận động cảm giác phần thân dưới... Có thể nói, thoát vị đĩa đệm chẳng kiêng dè độ tuổi nào.
Trong khi những người thuộc nhóm ngành nghề khác thường bị thoát vị đĩa đệm do tai nạn lao động, phải mang vác nặng, chấn thương hay do tuổi tác thì nhân viên văn phòng lại chủ yếu do ngồi một chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ liên tục, không vận động. Họ cũng thường hay dư cân, bụng to. Những điều này làm đĩa đệm giữa hai đốt sống bị tăng áp lực, dễ thoát vị ra phía ngoài, chèn vào các rễ thần kinh tủy sống và gây đau đớn.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn vào rễ thần kinh trong tuỷ sống, ở cổ sẽ đau xuống vai tay, có thể tê xuống các ngón tay. Với thắt lưng sẽ đau xuống thần kinh toạ. Khi bị đau thần kinh toạ sẽ có dấu hiệu đau dọc theo mặt ngoài hoặc mặt sau của mông xuống chân, có thể đau một bên nếu thoát vị lệch về một bên, hoặc đau hai bên nếu thoát vị thể trung tâm.
Các thuốc tây điều trị bệnh xương khớp thường gây nhiều tác dụng phụ. Các thuốc đông y điều trị an toàn, hiệu quả; tuy nhiên thời gian cần kiên trì. "TINH HOA DƯỠNG CỐT" được bào chế từ bài thuốc cổ phương có từ đời Đường cách đây hơn 1000 năm. Gồm các vị thảo dược có tác dụng bổ Can Thận để bổ dưỡng xương khớp nhằm phòng và trị bệnh xương khớp, vì theo Đông y Can chủ cân, Thận chủ cốt tuỷ, đó cũng là phương pháp chữa trị tận gốc của bệnh.
Để phòng và điều trị đau thần kinh toạ cần tập các động tác làm giãn cột sống như: tập xà đơn, tập bơi; tránh các động tác mang vác nặng gây đè nén cột sống. Đặc biệt cần tập khởi động cột sống bằng các động tác nhẹ nhàng làm mềm các cơ lưng buổi sáng ngủ dậy hoặc trước khi phải mang vác vật nặng.
Trường hợp bác Mai Thị Vận, ĐC số 10 Nguyễn Văn Hoàng, TP Kon Tum khá điển hình. Bác bị đau cổ vai gáy 20 năm nay, gần đây bệnh tăng hơn và lan xuống gây liệt tay trái, điều trị nhiều loại thuốc không những không khỏi mà còn gây đau dạ dày. Trên film chụp MRI bác bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Rất may bác được giới thiệu và sử dụng "TINH HOA DƯỠNG CỐT" tay của bác đã vận động trở lại. Nghe bác Mai Thị Vận tại đây.
Cô Vũ Thị Minh ở 76 Cửa Bắc Ba Đình Hà Nội sống ở Anh nhiều năm, cô bị thoái hóa xương khớp gây thoát vị 2 đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường xuyên đau nhức, tê buốt từ thắt lưng xuống mông và chân phải. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, vì ở nước Anh thời tiết lạnh và cô phải đi bộ nhiều nên bệnh của cô ngày càng nặng. Mặc dù được tiếp cận nhiều loại thuốc ở châu Âu nhưng cô vẫn phải mang căn bệnh này nhiều năm. Trong khi chờ mổ tại bệnh viện Việt Pháp cô được giới thiệu sử dụng "TINH HOA DƯỠNG CỐT", bệnh của cô đã hết hẳn đau, vận động bình thường. Sau 2 năm cô trở về Việt Nam đến thăm lại Y Dược Tinh Hoa cô nói rằng cô rất tự hào về nền y học cổ truyền nước nhà. Nghe ý kiến của cô Minh tại đây. Với công nghệ bào chế hiện đại dạng viên nang, việc sử dụng "TINH HOA DƯỠNG CỐT" rất dễ dàng. Mua "TINH HOA DƯỠNG CỐT" cũng thuận lợi vì đã có bán ở khắp các tỉnh thành trong cả nước
Phòng bệnh:
Uống Tinh Hoa Dưỡng Cốt hàng ngày để phòng bệnh là phương pháp an toàn hiệu quả vì Tinh Hoa Dưỡng Cốt được sản xuất hoàn toàn từ thảo dược.
Theo 24h
Ngồi nhiều sẽ giết chết bạn Ngồi trên 6 tiếng/ngày sẽ tăng khả năng tử vong lên đến 40%, cho dù bạn có tập thể dục. Theo VNE