Các bệnh hay làm phiền phụ nữ
Là phụ nữ, ai cũng ít nhất một lần bị viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa là gì và các chứng viêm phụ khoa nào hay gặp nhất?
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho chị em về vấn đề này.
Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở nữ giới
Bệnh phụ khoa là cách gọi chung cho các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục của nữ giới. Bệnh phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nữ giới, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Bệnh phụ khoa ở phụ nữ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Do vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ: Cơ quan sinh dục của phụ nữ thường xuyên tiết dịch ẩm ướt và ở đây cũng có rất nhiều vi khuẩn cư trú. Do đó, chỉ cần chị em không vệ sinh cẩn thận cho “cô bé” là vi khuẩn, nấm sẽ tận dụng cơ hội sinh sôi phát triển và gây viêm nhiễm.
Khi có biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Do quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người: không vệ sinh trước và sau khi quan hệ hoặc quan hệ tình dục trong môi trường kém sạch sẽ… sẽ khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh phụ khoa, đồng thời phụ nữ cũng dễ dàng mắc phải các bệnh xã hội nguy hiểm như: lậu, giang mai, herpes… Các bệnh xã hội này cũng thường kéo theo các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Video đang HOT
Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc kém hiệu quả: làm cho sức đề kháng của phụ nữ kém. Do đó, vi khuẩn, nấm hoàn toàn có thể tấn công vào vùng kín gây ra các bệnh viêm, nấm phụ khoa.
Nạo hút thai nhiều lần: phá thai ở những cơ sở y tế kém chất lượng, dụng cụ y tế phá thai không đảm bảo cũng là tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.
Phụ nữ đang mang thai cũng dễ bị viêm phụ khoa. Ngoài ra, mặc đồ lót chật, đồ lót kém sạch, chất liệu nilon bí bách… cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm phụ khoa.
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Viêm âm đạo có thể do vi khuẩn, nấm, trùng roi… Khi bị viêm âm đạo, chị em thường thấy các biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ (viêm âm đạo do kí sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm).
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến sẽ có các biểu hiện rõ rệt nhất là khí hư nhiều (màu vàng nhạt hoặc vàng xanh…), cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh chữa viêm âm đạo và cổ tử cung để đặt trong 10-15 ngày. Nếu tổn thương rộng, cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.
Viêm phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng)
Khi bị viêm phần phụ, người bệnh thường có biểu hiện: Đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao từng cơn hay liên tục. Khí hư nhiều, có mùi hôi lẫn mủ.
Viêm tử cung thường gặp ở những phụ nữ sau khi sinh con, sây thai, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể là do sót rau, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô khuân, không vô khuẩn tốt khi bóc rau, thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn, bế sản dịch sau đẻ… Biểu hiện khi bị viêm tử cung: 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sây thai, người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng.
Lời khuyên của thầy thuốc Các bệnh phụ khoa thường gặp nhưng mỗi bệnh đều có cách điều trị triệt để. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu bất thường, chị em nên đi khám và điều trị theo chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, để việc điều trị hiệu quả và ngừa bệnh tái phát, chi em cần thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, quan hệ tình dục một vợ một chồng, dùng bao cao su khi giao hợp, không dùng chung đồ lót, thực hiện nếp sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Tâm Anh/Suckhoedoisong.vn
6 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Ở tuổi mãn kinh, buồng trứng trong cơ thể phụ nữ ngừng hoạt động dẫn đến sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen.
Ở tuổi mãn kinh, buồng trứng trong cơ thể phụ nữ ngừng hoạt động dẫn đến sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Điều này khiến sức khỏe của chị em bị giảm sút, đồng thời sức đề kháng của cơ quan sinh dục cũng suy giảm mạnh - đây là yếu tố thuận lợi cho các mầm bệnh tấn công và gây bệnh.
Ảnh minh họa
Viêm nhiễm phụ khoa: Do sự sụt giảm hoạt động sản sinh nội tiết tố của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic có tác dụng bao bọc và diệt khuẩn. Vì vậy, vi khuẩn, nấm và tạp khuẩn dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày sẽ là nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Ngứa âm hộ: Ngứa sinh dục là một bệnh phổ biến tuổi mãn kinh. Ngứa là một biểu hiện thường gặp trong các bệnh vùng kín như viêm âm đạo, ung thư âm hộ nhưng cũng có thể chẳng vì nguyên nhân nào. Vì thế, khi có dấu hiệu ngứa, phụ nữ cần đi khám để có hướng điều trị phù hợp. Biện pháp phòng ngừa cơ bản là chị em cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục, dùng các chất bôi trơn khi quan hệ tình dục để tránh đau đớn và xây xát từ đó vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công.
Ung thư sinh dục: Thiếu nội tiết tố từ buồng trứng là yếu tố thúc đẩy một vài ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục.
Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung có liên quan đến quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virut nhóm papilloma có tên gọi là Human Papilloma Virus (HPV). Virut này đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nguy cơ ung thư cổ tử cung cũng gia tăng ở các trường hợp sinh đẻ nhiều, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài...
Ung thư nội mạc tử cung: là ung thư xảy ra ở lớp lót bên trong của tử cung. Dấu hiệu thường thấy là chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là những chảy máu âm đạo ở những phụ nữ đã mãn kinh. Hầu hết các ung thư này đều chữa trị thành công nếu phát hiện sớm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ béo phì, có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc có tiền căn vô sinh, rối loạn kinh nguyệt.
Ung thư tử cung: bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi 50-60, hiếm gặp ở phụ nữ không sinh hoạt tình dục. Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh liên quan đến những kích thích từ bên ngoài như sinh hoạt tình dục sớm, sinh nở nhiều lần, nạo phá thai nhiều, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
Theo SKDS
Thời điểm nhất định phải kiêng 'chuyện ấy'? Dưới đây là những thời điểm nhạy cảm cần tránh "chuyện ấy" mà mọi người nên biết. ảnh minh họa Khi uống nhiều rượu bia Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong thành phần của rượu bia có chất gây hạn chế sức sống của tế bào sinh dục. Khi quan hệ tình dục trong tình trạng say rượu. Việc kết hợp tinh...