Các bệnh do virus ở trẻ em
Dù là bệnh thường gặp như viêm đường hô hấp hay tiêu chảy do virus… nhưng nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Những ngày gần đây, các bệnh viện (BV) tại Hà Nội liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh nhi khá nặng vì thời tiết biến đổi khi chuyển mùa.
Rotavirus rình rập
Một bé trai 14 tháng tuổi vừa đến cấp cứu tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, Hà Nội trong tình trạng hôn mê sâu. Dù được cấp cứu tích cực nhưng bé đã tử vong sau chưa đầy 2 giờ nhập viện.
Gia đình cho biết 2 ngày trước khi nhập viện, bé bị tiêu chảy kèm nôn nhiều và sốt. Khi bé tiêu chảy, gia đình có pha Oresol cho uống nhưng cháu lại nôn ra. Sang ngày thứ 2, gia đình mời bác sĩ đến nhà khám nhưng sau đó, bé vẫn tiêu chảy ồ ạt hơn 30 lần trong ngày. Đến cuối ngày thứ 2, thấy bé suy kiệt, gia đình vội vàng đưa vào BV cấp cứu. Lúc này, bé đã rơi vào trạng thái co giật, sốc trụy mạch.
Theo các bác sĩ, đây là ca tử vong do tiêu chảy khá hiếm gặp trong thời gian qua. Gần đây, điều kiện y tế lẫn việc xử trí bệnh này không quá phức tạp.
Giới chuyên môn cho biết hiện nay cũng là thời điểm dịch tiêu chảy do Rotavirus bắt đầu xuất hiện. Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu – đông, đặc biệt là bé 3-24 tháng tuổi.
Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập cơ thể qua đường phân – miệng. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, có lúc phân màu xanh, có thể có đờm nhớt; tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20 lần/ngày.
“Thông thường, trẻ sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Trẻ có thể ho, sốt nên nhiều cha mẹ dễ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Nhiều cha mẹ còn tưởng trẻ bị tiêu chảy vì mọc răng, dẫn đến có trường hợp nhập viện trong tình trạng mất nước nặng, đe dọa tính mạng” – TS Dũng cảnh báo.
Biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch nếu không được bù nước kịp thời. Cha mẹ nên cho trẻ uống dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá. Tuyệt đối không cho uống các loại nước ngọt, nước có gaz khi trẻ đang mất nước do tiêu chảy.
Video đang HOT
Nếu thấy trẻ mệt quá, bỏ bú, không ăn uống, không chơi, nằm li bì thì nên đưa đến BV. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy. Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus mà còn làm giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí tử vong.
Thời điểm giao mùa không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng là đối tượng tấn công của sốt siêu vi do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh biến chứng nguy hiểm khó lường, nhất là với trẻ em.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Khoa Khám bệnh tự nguyện BV Nhi Trung ương, người nhiễm virus thường sốt cao, kèm theo ớn lạnh, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc…
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết khoảng 2 tuần nay, số trẻ viêm phổi tăng mạnh, nhiều trường hợp bị nặng do biến chứng của sốt virus. Phần lớn trẻ ở độ tuổi rất nhỏ, dưới 6 tháng; cá biệt có cháu chỉ mới hơn 10 ngày tuổi đã bị viêm phổi nặng.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, trẻ sơ sinh nếu bị viêm phổi thì diễn biến rất nhanh, có cháu chỉ vài giờ và dấu hiệu lại thường không điển hình, dễ bị bỏ qua. “Với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi, thậm chí chỉ húng hắng ho, không sốt (hoặc chỉ hâm hấp) nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng. Đáng lưu ý là trong số trẻ viêm phổi, có tới 70%-80% bị sốt siêu vi nhưng do cha mẹ chủ quan, tự điều trị hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã dẫn tới biến chứng” – bác sĩ Tuấn Anh cảnh báo.
Các bác sĩ cho rằng cha mẹ có thể dễ dàng quan sát nhịp thở của con bằng cách vén áo để quan sát sự di động của lồng ngực hoặc bụng lúc trẻ nằm yên hay ngủ. Nếu thấy trẻ thở co lõm lồng ngực và thở rất nhanh, thậm chí chỉ cần ho nhiều, xuất hiện khó thở, thở rít, ngủ li bì…, cha mẹ cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế.
Theo VNE
Giữ ấm trong mùa đông bằng cách nào
Thời tiết lạnh giá của mùa đông là một trong những mối nguy hại đối với sức khỏe.
Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể nhanh chóng bị nhiễm lạnh, suy giảm sức đề kháng và dễ mắc phải những căn bệnh như cảm, cúm, ho...
Có rất nhiều điều cần lưu ý để giữ gìn sức khỏe trong mùa đông, trong đó việc giữ ấm cho cơ thể là một trong những yêu cầu quan trọng nhất.
Muốn giữ nhiệt cho cơ thể, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:
1. Đóng kín cửa
Điều này giúp ngăn chặn luồng không khí lạnh và những cơn gió mùa đông ở bên ngoài ùa vào đồng thời còn làm ấm không khí trong nhà. Nhờ đó, nhiệt độ trong tổ ấm của bạn sẽ cao hơn, những căn phòng trong nhà cũng ấm áp hơn.
2. Mặc áo ấm
Hãy sử dụng quần áo ấm để giữ nhiệt và mặc áo khoác khi ra ngoài trời. Cơ thể của bạn chắc chắn sẽ ấm áp và dễ chịu.
Hãy sử dụng quần áo ấm để giữ nhiệt và mặc áo khoác khi ra ngoài trời. Cơ thể của bạn chắc chắn sẽ ấm áp và dễ chịu (Ảnh: Internet)
3. Tập thể dục và chơi trò chơi ngoài trời
Đi dạo, chạy bộ, tập thể dục hay tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời sẽ khiến cơ thể tỏa ra nhiều nhiệt năng. Do đó, hãy tìm kiếm nơi tập thể dục và chơi đùa. Đây không chỉ là khoảng thời gian để cơ thể vận động mà còn là cách giúp bạn cảm thấy ấm áp.
4. Ăn và uống đồ nóng
Thưởng thức những bữa ăn nóng hay ly nước ấm trong cái giá lạnh của mùa đông sẽ có ích cho cơ thể và giúp tinh thần luôn thoải mái, dễ chịu.
5. Không ăn chay
Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chính là nguồn cung cấp lượng năng lượng dồi dào, giúp cơ thể sản sinh nhiều nhiệt lượng. Trứng, cá hay thịt... luôn là những thức ăn được khuyến khích tiêu thụ trong mùa đông vì chúng giúp bạn cảm thấy thoải mái khi cơ thể tỏa nhiệt nhiều hơn.
6. Mang vớ và đi dép
Những đôi vớ và dép đi trong nhà sẽ che kín bàn chân, giữ cho chúng luôn ấm, đặc biệt là loại dép có lớp lót bằng lông - vốn có khả năng giữ nhiệt khá tốt. Nếu không giữ ấm cho chân, không khí lạnh sẽ xâm nhập vào hai bàn chân và khiến toàn bộ cơ thể lạnh cóng.
Bạn nên hạn chế các hoạt động vui chơi ngoài trời khi thời tiết đang lạnh. Khi nhiệt độ quá thấp, cơ thể sẽ khó thích ứng và rất dễ bị nhiễm lạnh nếu phải ở ngoài trời quá lâu. Do đó, bạn chỉ nên ra ngoài khi nhiệt độ đã tăng và không khí dễ chịu hơn.
Ngoài ra, cần nhận biết các khu vực nhạy cảm của cơ thể - những nơi mà bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức khi trời trở lạnh như đầu, trán, tai, tay, mũi... để có biện pháp giữ ấm cho chúng khi buộc phải đi ra ngoài. Đội mũ, mang trùm tai, đeo găng tay, choàng khăn quàng cổ... sẽ giúp cơ thể luôn được sưởi ấm.
Theo dantri
Muỗi sốt xuất huyết nguồn gốc từ đâu? Muỗi truyền virus sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa) Hỏi: Xin hỏi, muỗi truyền sốt xuất huyết có nguồn gốc ở đâu? Muỗi phát triển trong điều kiện nào? Lã Thu Trang (Hải Phòng). TS Phạm Thị Khoa, Trưởng khoa hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho biết: Muỗi truyền sốt xuất huyết có nguồn...