Các bên ở Syria đều “vi phạm nhân quyền”
Theo báo cáo mới nhất của LHQ ngày 24-5, quân đội và các lực lượng an ninh Syria chịu trách nhiệm về hầu hết các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở nước này kể từ tháng 3-2012 đến nay.
Hình ảnh do lực lượng đối lập Syria cung cấp về lễ tang của Suleiman Kharma- người bị bên an ninh chính phủ giết trong cuộc bạo động ở Qusayr, tỉnh Homs ngày 23-5-2012 – Ảnh: AFP
Tuy nhiên, phe đối lập cũng thực hiện những hành vi bạo lực như tra tấn và giết hại binh lính chính phủ.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói ít nhất 10.000 người đã bị giết kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu vào tháng 3-2011.
Video đang HOT
Trong báo cáo về tình hình Syria từ tháng 3,4 và một phần tháng 5 -2012, Ủy ban điều tra độc lập về vấn đề Syria do Ủy ban nhân quyền LHQ chỉ định đã ghi nhận những vụ tra tấn, tử hình do cả quân đội và lực lượng đối lập Syria tiến hành. Quân đội đã thực hiện thông qua hàng loạt biện pháp quân sự, trong đó có nã pháo hạng nặng vào khu vực dân cư sinh sống.
“Các lực lượng an ninh của chính phủ đã sử dụng sức mạnh chống lại các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Idlib, Homs, Aleppo, Hama, Damascus và Deraa, cùng nhiều làng mạc khác trên khắp đất nước”.
Đến nay, cho dù thỏa thuận ngưng bắn vào tháng 4-2012 đã được ký kết và các thanh sát viên LHQ đã được triển khai đến Syria, thành viên của Ủy ban điều tra độc lập của LHQ về Syria nhận định cuộc xung đột vẫn tiếp diễn với nhiều vũ khí tham gia hơn.
Các nhà điều tra của LHQ cho rằng cuộc xung đột hiện nay ở Syria đang ngày càng được quân sự hóa.
Các lực lượng chính phủ chặn đường đi lối lại vào các ngôi làng, tìm kiếm trong các gia đình để truy lùng thành viên đối lập. Báo cáo cho biết có những nơi cả gia đình đều bị xử tử. Họ cũng thấy có dấu hiệu tra tấn khi giam giữ, kể cả trẻ em cũng là nạn nhân.
Tuy nhiên, lực lượng đối lập cũng bị chỉ trích không kém khi tra tấn và giết binh lính Syria, bắt cóc để đổi tù nhân, và đổi tiền để mua vũ khí.
Chính phủ Syria đến nay không chấp thuận đội điều tra LHQ vào lãnh thổ Syria, do vậy các điều tra viên phải phỏng vấn hơn 200 nhân chứng ở các nước láng giềng.
Trong một diễn biến liên quan, Hội đồng quốc gia Syria (SNC) – lực lượng đối lập – đã chấp thuận cho thủ lĩnh của lực lượng này là Burhan Ghalioun từ chức. Đây là người đã dẫn dắt phòng trào từ khi tổ chức này thành lập tháng 9-2011. Tuy nhiên, hiện chưa có nhân vật nào thay thế.
SNC – đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ – là liên minh gồm nhiều đảng phái, trong đó có nhiều nhóm đối lập khác nhau. Do đó tìm người giữ ngọn cờ đầu không phải điều dễ dàng.
Theo Tuổi trẻ
Người bị hội chứng Down có đủ các quyền con người
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trong thông điệp nhân kỷ niệm Ngày hội chứng Down thế giới (21/3), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon yêu cầu thế giới xác định rằng những người bị hội chứng Down có đầy đủ các quyền con người và quyền tự do cơ bản.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. (Nguồn: Internet)
Trong thông điệp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nói: "Đã quá lâu, những người có hội chứng Down, bao gồm cả trẻ em, bị bỏ bên lề xã hội. Ở nhiều nước, họ tiếp tục đối mặt với sự kì thị và phân biệt đối xử, cũng như các rào cản pháp lý, thái độ và môi trường cản trở sự tham gia của họ vào cộng đồng."
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng lưu ý rằng sự phân biệt đối xử này có thể gây ác cảm như triệt sản bắt buộc, nhưng cũng có thể tinh vi như phân biệt và cô lập thông qua các rào cản vật chất và xã hội. Người mắc hội chứng Down thường bị từ chối quyền công nhận bình đẳng trước pháp luật, cũng như quyền bỏ phiếu hoặc ứng cử.
Ông nói: "Trí tuệ yếu kém đã được coi là cơ sở chính đáng cho việc tước bỏ sự tự do của những người có hội chứng down và giữ họ trong các cơ sở chuyên môn, đôi khi là giữ họ cả cuộc đời."
Định kiến rằng trẻ em có hội chứng Down cản trở việc học hành của những người khác đã dẫn đến việc một số bậc cha mẹ của những trẻ em có khiếm khuyết về trí tuệ này đưa con vào các trường đặc biệt hoặc giữ ở nhà không cho đi học.
Tuy nhiên, ông Ban Ki-moon cũng cho biết rằng nhiều nghiên cứu cho thấy và cũng ngày càng có nhiều người hiểu rằng sự đa dạng trong lớp học dẫn đến việc học tập và hiểu biết có lợi cho tất cả mọi đứa trẻ. Do đó, ông kêu gọi "Mỗi người chúng ta hãy làm phần việc của mình để trẻ em và người có hội chứng Down có thể tham gia đầy đủ vào sự phát triển và cuộc sống của xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác."
Ngày hội chứng Down thế giới bắt đầu được kỷ niệm từ năm 2006, nhưng năm nay Liên hợp quốc mới lần đầu tiên chính thức tổ chức ngày này./.
Theo TTXVN
Lực lượng đối lập ở Syria bị tố vi phạm nhân quyền Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) ngày 20/3 cáo buộc phe đối lập có vũ trang ở Syria đang vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, như bắt cóc, tra tấn và hành quyết các thành viên thuộc lực lượng an ninh cũng như những người ủng hộ chính phủ. Lực lượng đối lập ở Syria. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) Giám...