Các bên liên quan lên tiếng sau khi Mỹ tịch thu máy bay Iran bán cho Venezuela
Mỹ đã thu giữ chiếc máy bay chở hàng Boeing 747 mà Iran bán cho một hãng hàng không Venezuela. Động thái này khiến Tehran và Caracas lên án.
Chiếc Boeing 747 mà hãng hàng không Venezuela mua từ Iran. Ảnh: Văn phòng công tố Mỹ
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 12/2 thông báo họ đã tịch thu chiếc Boeing 747 từng thuộc sở hữu của hãng hàng không Iran Mahan Air nằm trong danh sách bị Washington trừng phạt.
Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt Mahan Air với cáo buộc hãng này có liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC). Kể từ khi Mỹ bắt đầu áp dụng các lệnh trừng phạt đơn phương cứng rắn nhất đối với Iran vào năm 2019, Washington đã xếp IRGC là một “tổ chức khủng bố nước ngoài”.
Washington lập luận rằng việc Mahan Air bán máy bay cho hãng hàng không vận tải Emtrasur của Venezuela đã vi phạm các lệnh trừng phạt. Phía Mỹ cho biết giới chức Argentine đã cấm bay chiếc Boeing 747 và để chiếc phi cơ nằm lại tại sân bay quốc tế Ministro Pistarini từ tháng 6/2022 khi nó bay từ Mexico đến. Argentina đã chuyển chiếc Boeing 747 đến Mỹ ngày 13/2.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết chiếc Boeing 747 sẽ bị tiêu hủy sau khi đến Florida nhưng không giải thích thêm.
Video đang HOT
Chính phủ Venezuela cùng ngày 12/1 gọi diễn biến này là một hành động tham lam đáng xấu hổ, đồng thời nhấn mạnh sẽ khôi phục công lý và đòi lại chiếc máy bay cho chủ sở hữu hợp pháp.
Chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro cũng cáo buộc chính phủ Mỹ và Argentina vi phạm các quy định hàng không dân dụng cũng như quyền thương mại, dân sự và chính trị của Emtrasur.
Iran cũng nhanh chóng phản hồi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani lên án hành động này là bất hợp pháp và cho rằng nó vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời cam kết sẽ giúp Caracas thu hồi chiếc Boeing.
Ông Kanaani nêu rõ: “Cộng hòa Hồi giáo Iran tuyên bố kiên định ủng hộ các nỗ lực pháp lý và ngoại giao của Venezuela nhằm giành lại quyền sở hữu và quyền tiếp cận các tài sản của nước này”.
Emtrasur là hãng hàng không vận tải có trụ sở đặt tại Maracay (Venezuela) và mới được thành lập năm 2020.
Đằng sau việc Iran thay quan chức an ninh hàng đầu sau cả thập kỷ
Lần đầu tiên sau gần một thập niên, Iran bổ nhiệm một quan chức an ninh hàng đầu mới. Các nhà phân tích đã đưa ra nhận định về động thái này.
Thư ký SNSC mới của Iran, ông Ali Akbar Ahmadian (phải). Ảnh: Reuters
Theo thông báo ngày 22/5, chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là Ali Akbar Ahmadian sẽ thay thế ông Ali Shamkhani làm thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran (SNSC).
Ông Ahmadian cũng được bổ nhiệm làm một trong hai đại diện của nhà lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei tại SNSC, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Đại diện trực tiếp còn lại là Saeed Jalili, thư ký SNSC từ năm 2007 đến 2013. Ông Saeed Jalili ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với phương Tây và là người phản đối thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của nước này với Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức).
Iran và các nước trong Nhóm P5 1 đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015. Điểm chính của JCPOA là Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran.
Ông Ahmadian nắm quyền lãnh đạo SNSC khi số phận của JCPOA vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, người tiền nhiệm của ông là Ali Shamkhani sẽ tham gia Hội đồng khẩn cấp với tư cách là cố vấn chính trị của Đại giáo chủ Ali Khamenei.
Ông Shamkhani là người Iran duy nhất từng được nhận Huân chương Abdulaziz do Saudi Arabia trao tặng. Ông cũng là nhân vật đã giám sát các cuộc đàm phán dẫn đến kết quả vào tháng 3 vừa qua, tại Trung Quốc, các quan chức Saudi Arabia và Iran đạt được thỏa thuận đột phá nhằm nối lại quan hệ ngoại giao, mở lại các đại sứ quán và cơ quan đại diện trong vòng 2 tháng. Ông cũng chủ trì các cuộc đàm phán gián tiếp với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ năm 2021 nhằm khôi phục JCPOA.
Theo nhà phân tích người Iran Hossein Kanani Moghaddam, việc bổ nhiệm ông Ahmadian có thể hé lộ hướng đi trong các vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh của Tehran.
Nhà phân tích Moghaddam nhận định với Al Jazeera rằng sẽ không có thay đổi lớn trong vấn đề hạt nhân, vốn sẽ tiếp tục được Bộ Ngoại giao bám sát ở cấp độ chính trị và do tổ chức năng lượng nguyên tử của Iran theo dõi ở cấp độ kỹ thuật với sự giám sát của SNSC.
Ông bổ sung: "Có khả năng chiến thuật sẽ thay đổi, nhưng chiến lược tổng thể sẽ giữ nguyên". Trong tháng 5, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã tổ chức một cuộc họp với các quan chức hàng đầu của Bộ ngoại giao Iran. Báo hiệu về lập trường cởi mở hơn, Đại giáo chủ Ali Khamenei nhấn mạnh chính sách đối ngoại được xây dựng dựa trên phẩm giá, trí tuệ, thiết thực, đồng thời thảo luận về giá trị của "sự linh hoạt" mà "không phủ nhận các nguyên tắc".
Nhà phân tích Moghaddam cho rằng những bình luận của Đại giáo chủ Khamenei chủ yếu có thể do nỗ lực hiện tại của Iran nhằm cải thiện quan hệ trong khu vực, đặc biệt là với các nước láng giềng Arab. Theo ông Moghaddam, việc ông Shamkhani rời vị trí sẽ không làm hỏng quá trình đó.
Lai lịch của tân lãnh đạo SNSC cũng thu hút chú ý bởi sự tương đồng và khác biệt so với người tiền nhiệm. Ông Ahmadian từng là cấp phó của ông Shamkhani, sau đó lên nắm quyền chỉ huy Hải quân IRGC vào cuối những năm 1990 khi ông Shamkhani trở thành Bộ trưởng quốc phòng. Sau đó vào năm 2013, ông Shamkhani được bổ nhiệm là thư ký SNSC.
Mỹ tái kích hoạt lệnh trừng phạt Venezuela Ngày 30/1, Mỹ tuyên bố sẽ tái kích hoạt các biện pháp trừng phạt với Venezuela, với lý do rằng Tổng thống Nicolas Maduro đã không tôn trọng các cam kết tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống công bằng trong năm nay. Đây không phải là căng thẳng mới nhất giữa Washington và Caracas bất chấp việc trước đó hai nước...